Bài giảng "Bệnh học thủy sản: Chương 7: Bệnh tôm" cung cấp cho người học các kiến thức: Những khái niệm và phương pháp cơ bản nghiên cứu bệnh tôm, bệnh virus, bệnh đốm trắng,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài giảng Bệnh học thủy sản: Chương 9 - Hồ Phương Ngân
- CHƯƠNG 9
BỆNH TÔM
- I. NHỮNG KHÁI NIỆM & PHƯƠNG PHÁP
CƠ BẢN
NGHIÊN CỨU BỆNH TÔM
1. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh ở
tôm nuôi
• Viện Nghiên cứu Sức khỏe Thủy động vật
(AAHRI) Thái lan, xuất bản năm 1998: "Bất kỳ
một sự bất bình thường nào trong cấu tạo và
chức năng của cơ thể sinh vật được gọi là
bệnh. Điều này có nghĩa bệnh không chỉ phát
sinh do sự lây nhiễm mầm bệnh mà còn do
các vấn đề về môi trường và dinh dưỡng gây
ra"
- • Phần lớn nguyên nhân gây bệnh đầu tiên là do
những biến đổi xấu về môi trường gây tổn
thương đến cơ thể hoặc làm giảm đi khả năng
kháng bệnh của tôm. Trong lúc đó mầm bệnh
sẳn có trong môi trường sẽ nhân cơ hội này
xâm nhập vào cơ thể tôm.
• Do vậy cần phải xem xét cả vật chủ, mầm bệnh
và môi trường để xác định nguyên nhân gây
bệnh nhằm có biện pháp phòng ngừa và xử lý
thích hợp.
- a. Vật chủ
• Vật chủ là tôm, cá hay bất kỳ vật nuôi nào
khác có thể nhạy cảm hoặc là có tính đề
kháng đối với một loại bệnh nào đó. Tính
nhạy cảm hay đề kháng của vật chủ thì
tùy thuộc vào cơ chế bảo vệ trong cơ thể
vật nuôi, lứa tuổi hay kích cỡ của vật nuôi,
sự khác nhau giữa các loài và điều kiện
dinh dưỡng của vật nuôi.
- b. Tác nhân gây bệnh
• Tác nhân lý học: có thể sự thay đổi đột
ngột về các yếu tố môi trường như nhiệt
độ, độ mặn hay pH. Tác nhân phóng xạ
như tia cực tím từ mặt trời cũng là tác
nhân lý học, vv.
• Tác nhân hóa học: chất độc, sự ô nhiễm
môi trường, điều kiện dinh dưỡng không
cân bằng, thiếu vitamin, sử dụng thuốc
hay hóa chất quá liều, vv.
- • Tác nhân sinh học: virus, vi khuẩn, nấm,
nguyên sinh động vật và một số lớn động
vật không xương sống khác được xem là
tác nhân sinh học.
Đây là tác nhân gây bệnh quan trọng đối
với vật nuôi và thường được xem xét đầu
tiên khi vật nuôi bị bệnh.
- c. Môi trường
• Những biến đổi bất lợi về môi trường ngoài tự
nhiên hay trong ao nuôi thường làm cho vật nuôi
bị sốc, cơ thể suy yếu dần và mất khả năng đề
kháng tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập và
phát triển trong cơ thể và gây bệnh.
• Sốc: các nhân tố có tác động tiêu cực đến vật
nuôi như vận chuyển, lưu giữ, nuôi mật độ cao,
những điều kiện môi trường không thuận lợi
- 2. Phương pháp thu và bảo quản
mẫu chẩn đoán bệnh tôm
a. Thu mẫu:
Các bước thu mẫu để tìm hiểu nguyên nhân gây
bệnh là:
• Thu thập các thông tin có liên quan ở thời
điểm vật nuôi bị chết
• Tìm hiểu điều kiện ao ương và các yếu tố lý
học
• Đo các yếu tố môi trường (Oxy, nhiệt độ, pH,
độ mặn)
• Quan sát mẫu tôm bệnh và tôm khỏe
- b. Bảo quản mẫu
• Làm lạnh: Trữ mẫu trong ngăn lạnh hay
trong thùng có chứa nước đá nhằm làm
ngưng sự phát triển của vi khuẩn và các tế
bào khác mà không gây hiện tượng vỡ tế
bào (tế bào máu).
- • Đông lạnh: Đông lạnh mẫu bằng tủ đông
lạnh hay bằng nitơ lỏng.
Nhược điểm là làm mất dấu hiệu bệnh lý
ở mô mẫu vật, tuy nhiên đông lạnh không
làm chết tế bào vi khuẩn và virus. Cần
thực hiện thao tác đông lạnh nhanh để
tránh nhiễm các vi khuẩn khác.
- • Cố định mẫu bằng hóa chất: Thường dùng
phương pháp này cho các nghiên cứu về
mô học.
Dung dịch Davidson’s có công thức như
sau:
95% ethyl alcohol 30ml
Formalin 20ml
Acid acetic 10ml
Nước cất 30ml
- • Làm khô: lấy một giọt máu để lên lame
kính, làm khô và gửi đến phòng thí nghiệm
để phân tích. Ví dụ: có thể để mẫu máu
trong không khí 1-2 ngày cho khô, nhúng
vào methanol tuyệt đối trong 4 phút và để
khô. Mẫu có thể được giữ rất lâu.
- 3. Phương pháp phát hiện bệnh ở
tôm nuôi
a. Phải theo dõi các thông tin về môi trường và
quản lý ao nuôi bao gồm:
- Chất lượng nước đặt biệt là hàm lượng oxy
hòa tan, pH và nhiệt độ
- Những biến động về thời tiết như mưa lớn
- Tình trạng đáy ao
- Sự phát triển của tảo
- Quản lý nước
- Xử lý nước
- Sục khí
- b. Quan sát dấu hiệu bệnh bên ngoài cơ thể tôm:
• Quan sát trong bể
• Màu sắc cơ thể:
- Hiện tượng đỏ thân hay đỏ phụ bộ
- Sự xuất hiện những đốm trắng trên vỏ
- Hiện tượng vỏ tôm có màu xanh
- Hiện tượng đầu vàng
- Thịt tôm có màu trắng đục
- • Màu sắc mang:
- Hiện tượng mang tôm có màu hơi nâu
đến nâu.
- Sự tiết hắc tố (melanin)
- Hiện tượng mang tôm có màu xanh
- • Phụ bộ
• Cơ
• Túi tinh
• Tăng trưởng chậm hay tôm bị còi
• Dị dạng
• Mềm vỏ
• Màu sắc và độ đầy của ruột
- 4. Phương pháp chẩn đoán bệnh
a. Những phương pháp cơ bản trong
phòng thí nghiệm
- Kính phết huyết tương
- Cố định mang tôm bằng dung dịch HCl
Davidson và nhuộm bằng thuốc nhuộm
H&E
- Quan sát tiêu bản tươi
- b. Phương pháp phân lập và định danh vi
khuẩn
c. Phương pháp mô học
d. Phương pháp tạo phản ứng chuỗi nhờ
polymerase (PCR)
- II. BỆNH VIUS
1. Bệnh MBV
- a. Tác nhân gây bệnh
• Monodon Baculovirus (gọi tắt là MBV), là
virus có dạng hình que, kích thước 75 x
300 nm, cấu trúc acid nhân chuỗi đôi
ADN. MBV ký sinh ở tế bào biểu mô hình
ống của gan tụy và trước ruột giữa