intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chăm sóc vết thương - Dương Thị Thảo Như

Chia sẻ: Phạm Thị Thi | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:19

171
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Chăm sóc vết thương - Dương Thị Thảo Như" Trình bày mục đích và nguyên tắc chung khi chăm sóc vết thương. Phân biệt loại vết thương. Lựa chọn đúng loại dung dịch để rửa vết thương. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chăm sóc vết thương - Dương Thị Thảo Như

  1. CNĐD. Dương Thị Thảo Như Email: nhu.duong268@gmail.com
  2. Mục tiêu • Trình bày được mục đích và nguyên tắc chung khi chăm  sóc vết thương. (CNL 1.1, 2.1) • Phân biệt đúng từng loại vết thương. (CNL 5.1, 20.1.3.4) • Lựa chọn đúng loại dung dịch để rửa vết thương. (CNL  5.1, 21.2) • Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương  (CNL 1.1)
  3. Dàn bài  1. Ôn lại chức năng của da 2. Mục đích chăm sóc vết thương 3. Nguyên tắc chung khi CSVT 4. Phân loại vết thương (theo vi sinh vật) 5. Dung dịch 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành VT 7. Các yếu tố thuận lợi giúp VT mau lành
  4. Chức năng của da • Bảo vệ • Điều hòa nhiệt • Cảm giác • Chuyển hóa • Liên lạc
  5. Mục đích CSVT • Che chở, ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn • Giữ vết thương sạch mau lành • Thấm hút các dịch tiết • Đắp thuốc vào vết thương • Cầm máu nơi vết thương
  6. Nguyên tắc chung • Giữ đúng phương pháp vô khuẩn tuyệt đối khi CSVT • Thực hiện đúng chỉ thị về thời gian và dung dịch dùng. • Quan sát trước khi chăm sóc • Dịch tiết phải được thấm hút hết • Khi  thay  băng  không  được  gây  thêm  đau  đớn  cho  bệnh  nhân. • Vết thương phải làm sạch cẩn thận (mỗi lần thay băng).
  7. Nguyên tắc chung • Làm nhanh không để trống vết thương lâu. • Rửa trong vết thương trước, xung quanh sau (làm ngược lại  khi vết thương quá dơ, nhưng phải thay kềm khi rửa bên  trong). • Che vết thương đủ kín. • Chăm sóc vết thương luôn để ý đến thân nhiệt của bệnh nhân.
  8. Phân loại vết thương (theo vi sinh vật) • Vết thương vô khuẩn • Vết thương nhiễm khuẩn • Vết thương sạch       Ở mỗi loại vết thương người ta dùng một loại băng thích  hợp với tính chất của mỗi loại, có các loại băng như sau: • Băng khô • Băng thấm hút • Băng nén • Băng ướt
  9. 1 2 5 3 4
  10. Dung dịch • Nước hấp: vô khuẩn nhưng không sát khuẩn, dùng rửa trôi  bụi đất, chất dơ. • Nước muối đẳng trương (NaCl 9 0/00): rửa vết thương sạch  và dùng đắp ướt. • Betadin 10% (Povidine 10%) : sát khuẩn vết chỉ may và vùng  da lành.
  11. Dung dịch • Oxy già 8 – 12V: dùng cho vết thương sâu, ngõ ngách, vết  thương đóng máu khô, dính đất cát. Lưu ý không sử dụng cho  VT đang lên mô hạt. • Gạc bôi chất trơn (compress vaseline): dùng đắp lên vùng da  bị phỏng lúc vết thương chưa vỡ bọc nước, chưa bị nhiễm  trùng. Không đắp lên vết thương nhiễm khuẩn, nhiều dịch  tiết.
  12. Dung dịch  • Thuốc tím 1/4000: dùng cho vết thương sạch, vết thương  nhiễm. • Cồn Iode 10/00 : sát khuẩn vết chỉ may và vùng da lành. • Eau Dakin: dùng cho vết thương nhiễm (nhiều mủ, thịt  thối, bầm dập), có thể dùng nhỏ giọt liên tục lên vết  thương hoặc đắp ướt.  Lựa chọn dung dịch phù hợp với từng loại vết thương
  13. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình  lành vết thương • Tuổi tác: trẻ em, người lớn, người già • Lưu lượng máu đến da đầy đủ là cần thiết cho sự sống và  sức khỏe của mô • Dinh dưỡng đầy đủ rất cần thiết cho quá trình lành VT.  • Stress kích thích sự phóng thích catecholamin, gây ra sự co  mạch và cuối cùng làm giảm lưu lượng máu chảy đến vết  thương.  • Có thêm ổ nhiễm trùng: viêm họng, nhiễm trùng đường tiết  niệu… • Có kèm thêm bệnh lý: giảm tuần hoàn ngoại biên, tiểu  đường…
  14. Các yếu tố thuận lợi giúp VT mau  lành  • Vết thương sạch, khô. • Mép vết thương sát hoặc gần nhau. • Vết thương được che đủ kín. • Kỹ thuật thay băng nhẹ nhàng, hạn chế thay băng, chỉ  thay khi thấm ướt dịch. • Dung dịch sát khuẩn phải phù hợp với vết thương. • Bệnh nhân được cung cấp dinh dưỡng đẩy đủ protein, 
  15. Một số lưu ý • Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn hoàn toàn trong thay băng • Trên cùng một người bệnh, nên thay băng các VT vô khuẩn  trước, rồi đến sạch và nhiễm sau cùng. • Rửa VT theo trình tự: từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, từ  bên xa đến bên gần. • Tránh để cồn dính vào bên trong VT • Giữ cho vùng da xung quanh VT khô, sạch sẽ cũng là 1 trong  các yếu tố giúp VT mau lành.
  16. Lượng giá 1. Người bệnh có vết thương sâu dính nhiều đất, cát, đang  chảy máu, chọn dung dịch phù hợp để chăm sóc:  A. NaCl 0.9% B. Povidine 10%  C. Oxy già 8 – 12V    D. Thuốc tím 1/4000 E. Cồn iod 1 0/00
  17. Lượng giá 2. Dung dịch nào sau đây dùng để sát khuẩn vết thương có   chỉ khâu:  A. Thuốc tím 1/4000 B. Povidine 10% C. Cồn Iod 1 0/00 D. Oxy già 8 – 12V E. B, C đúng
  18. Lượng giá 3. Vết thương nào chăm sóc trước trên một người bệnh:  A. Vết thương có nhiều dịch tiết thấm ướt băng  B. Vết thương khô sạch  C. Vết thương nhiễm khuẩn D. Vết thương vô khuẩn E. Vết thương hoại tử 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0