YOMEDIA
ADSENSE
Bài giảng Vết thương lành sẹo - GS. BS. Văn Tần
9
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài giảng Vết thương lành sẹo cung cấp cho người học những kiến thức như: vết thương mổ; loại hình vết thương lành sẹo; lành sẹo mô xương; chăm sóc vết thương sau mổ;...Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Vết thương lành sẹo - GS. BS. Văn Tần
- VẾT THƯƠNG LÀNH SẸO GSBS Văn Tần CN Bộ môn Ngoại TQ Trường Đại học Phạm Ngọc Thạch tp HCM
- VẾT THƯƠNG MỔ Sau mổ vết mổ tự lành. Vết thương tự lành một cách tự nhiên, nếu được giữ sạch và không bị nhiễm trùng.
- Loại hình vết thương lành sẹo Vết thương lành sẹo kỳ đầu là vết thương sạch, được cắt lọc, khâu đúng kỹ thuật và không bị nhiễm trùng. Vết thương lành sẹo kỳ hai là khi vết thương đã cắt lọc những không bảo đảm sạch nên còn để hở. Có hai tình huống: - Sau khi mô hạt mọc tốt, khâu hai mép vết thương che kín chỗ hở. - Sau khi mô hạt mọc tốt, ghép da, khâu 2 mép da;
- Đáp ứng cơ thể với vết thương 5 giai đoạn: - Giai đoạn viêm. - Giai đoạn phát triển tế bào sợi. - Giai đoạn phát triển mạch máu. - Giai đoạn tổng hợp mô liên kết. - Giai đoạn bao phủ lớp biểu mô.
- Chấn thương, gián đoạn cấu trúc mô, gây xuất huyết Máu gặp collagen, collagen hoạt hoá yếu tố Hageman gây ra sự phá hủy tiểu cầu. Yếu tố Hageman bắt đầu hoạt động trong 4 hệ thống sinh hoá chính: Trong dòng thác bổ thể. Trong cơ chế đông máu. Trong dòng thác Kinin. Trong sinh Plasmin. Yếu tố Hageman tăng cường báo động từ chỗ bị vết thương, sản xuất những yếu tố giúp phân bào và thu hút các hoá chất đến
- Trong giai đoạn đầu, vết thương Lôi cuốn tế bào cần thiết đến vết thương. Kích thích sự phân bào, phát triển tế bào sợi và tế bào nội mạch. Kích thích tổng hợp Collagen. Tiểu cầu truyền ra những hiệu lệnh khi tiếp xúc với collagen và thrombin. Tiểu cầu tiết ra yếu tố tăng trưởng và yếu tố tạo mạch giúp phân bào và hấp dẫn các hoá chất cho tế bào sợi, kích thích phát triển các mạch máu mới. Serotonin tăng cường cơ chế đông máu và khởi động các phản ứng bổ thể kinin.
- Sau vài giờ Vết thương tràn ngập các tế bào đa nhân, lympho do các bổ thể thu hút đến. Sau đó là monocyte nhập cuộc do phân hủy fibrin. Đại thực bào là tế bào dẫn đầu và tồn tại cho đến khi vết thương lành sẹo. Các mao mạch bị cắt đứt tự co lại để cầm máu. Kinin được yếu tố Hageman hoạt hoá làm giãn những mao mạch chung quanh vết thương. Điều này gây nên toan hoá và ứ động acid lactique quanh vết thương và chính hiện tượng này khởi đầu cho sự tổng hợp mô sợi và collagen, cùng lúc thu hút tế bào sợi và tế bào nội mạch.
- Thời gian và tính chất lành sẹo Phụ thuộc vào khoảng cách 2 bờ vết thương rộng hay hẹp. •Nếu khoảng cách hẹp hay giảm thiểu do khâu sau khi đã được cắt lọc tốt thì các mạch máu mới sẽ mọc xuyên qua vết thương trong khoảng từ 4-5 ngày. Cùng lúc đó tế bào sinh sản di chuyển vào vết thương từ hai bờ; đó là những tế bào sợi, tế bào nội mạch, collagen, fibrometin và proteoglycan, tất cả đều được đùm bọc trong một lớp đại thực bào. •Đó là đơn vị hay module mà mô di chuyển vào vết thương cho đến khi vết thương được lấp đầy.
- Như vậy • Chấn thương dẫn đến sự đáp ứng của tiểu cầu, tế bào hạt, đại thực bào, tế bào sợi, tế bào nội mạch và đôi khi cả tế bào lympho. • Những tế bào này hình thành một mô hình gồm những mô sợi mới, nâng đỡ những mao mạch mới cung cấp chất nuôi dưỡng cho vết thương và thu hút tế bào sợi dưới sự hướng dẫn của đại thực bào. • Trong lúc đó, tế bào hạt và tế bào lympho có nhiệm vụ chống vi khuẩn.
- Nhiệm vụ tế bào ở vết thương • Tế bào hạt chống lại vi trùng, bảo vệ vết thương, tiết men collagenase làm cho sợi collagen sinh sản và phân hủy. • Tế bào lympho tiết lymphokinin, kích thích sự sinh sản mô sợi và cùng với tế bào hạt chống lại vi trùng để bảo vệ vết thương. • Tiểu cầu nhờ thrombin hoạt hoá làm cho tế bào sợi và tế bào nội mạch phân chia và phát triển. • Đại thực bào tiết các chất kích thích làm cho tế bào sợi nhân lên, làm cho tế bào nội mạch di chuyển và hình thành các mạch máu mới.
- Tế bào sợi Tế bào sợi là những tế bào lớn, tổng hợp collagen và proteoglycan. - Những sợi collagen mới tổng hợp di chuyển vào khoang gian bào. - Ở đó nhiều sợi hợp với nhau tạo thành sợi lớn, chắc và nối 2 bờ vết thương như những cầu treo. - Sự sinh sản này xảy ra dưới sự kiểm soát của latate ở vết thương.
- Collagen Collagen là một protein không bình thường. Người ta biết rất ít về sự kiểm soát sinh sản và phá hủy do gen, nhưng biết rõ về vấn đề tổng hợp. Collagen từ proline. Proline nhờ prolyl hydroxylase và một phân tử oxy trở thành hydroxy proline. Lysin cũng nhập cuộc và thủy phân như vậy. Sau đó các sợi trên nhập với nhau để thành collagen. Tổng hợp collagen cần đến oxy, vitamin C, đồng, vitamin B6; ở trẻ em cần thêm sắt. Lúc đầu, tổng hợp và phân hủy collagen xảy ra cùng lúc. Vết thương liền sẹo nhanh hay chậm là do sự điều hoà tốt hay không tốt giữa tổng hợp và phá hủy collagen. Nếu có sự điều hoà tốt thì vết thương sẽ lành trong vài ngày ở đầu và cổ, 7-8 ngày ở bụng, sau 10 ngày ở phần xa các chi. Tuy nhiên, khi mới cắt chỉ thì vết thương chỉ chắc được 20% so với da thịt bình thường.
- Gđ cuối lành sẹo, sửa chữa sẹo: Khi vết thương được mạng lưới mạch máu mới cung cấp đủ chất nuôi dưỡng, sẹo đã liền, tổng hợp collagen chậm lại, tế bào sợi và đại thực bào biến mất, phần lớn collagen bị phân hủy. Tuy vậy, quá trình tổng hợp collagen vẫn còn nhanh hơn mô bình thường trong nhiều tháng tiếp theo. Sợi collagen mới được tổng hợp sắp xếp có thứ tự hơn. Sau 6 tháng, vết thương lành sẹo chắc 70% so với mô lành. Sự sửa chữa còn tiếp tục nhưng chậm hơn cho đến cuối cuộc đời. Sẹo lành không bào giờ chắc bằng mô lành về sức mạnh và về sự đàn hồi.
- Sự co lại của sẹo Trong quá trình lành sẹo, da và mô dưới da bị vết thương kéo ra làm cho các thành phần chung quanh vết thương như co lại, tập trung vào trung tâm vết thương. Quá trình này giúp cho vết thương mau kín. Tuy nhiên, sự co kéo này chỉ có giới hạn, nếu vết thương quá lớn thì dù da và mô dưới da có co kéo hết sức cũng không thể che kín vết thương. Giới hạn tối đa cho mỗi bờ vết thương có thể tiến ra vết thương là 1cm, nếu quá 1cm thì vết thương khi lành sẽ bị co rút nếu không được ghép da hoặc tạo hình
- Sự hình thành lớp biểu mô: Trong vài ngày, tế bào biểu mô từ lớp tế bào đáy nhân lên và tiến ra vết thương, . Khi các tế bào ở hai bờ gặp nhau và da phủ kín bề mặt vết thương thì tự sinh sản, đẩy dần lớp trước ra ngoài như ở da bình thường. Tuy nhiên dù có phát triển hết sức, lớp biểu bì mới hình thành này cũng vừa mỏng, vừa yếu, vừa kém màu sắc so với da bình thường. Khi vết thương rộng, phần da bị mất nhiều, tế bào biểu mô không có chỗ bám, da không thể hình thành được, vết thương lành do mô xơ chứ không phải do tế bào biểu mô, do đó vết sẹo cứng, gồ ghề và dễ bị ung thư hoá. Tế bào biểu bì tiết ra protease, gồm có collagenase giúp phá hủy các mô trên đường tiến của nó. Nếu vết thương được giữ ấm và che kín thì tế bào biểu mô sẽ hình thành và phát triển nhanh.
- Sự lành sẹo mô thần kinh: Mô não lành sẹo thông qua mô liên kết, trong đó tế bào vỏ thần kinh và tế bào quanh mạch máu biến thể để trở thành tế bào sợi. Thần kinh ngoại biên khi bị cắt đứt, phần cuối thần kinh bị hủy 1 phần, bao thần kinh còn lại phát triển và lành sẹo với phần thần kinh đầu. Sau đó, thần kinh phát triển bên trong từ phần đầu đi trong bao, mỗi ngày khoảng 1mm cho đến khi gặp thần kinh phần cuối. Điều bất lợi là khi phát triển, những sợi thần kinh không tìm được đối tượng. Vì thế có lúc sợi vận động có thể dính với sợi cảm giác thành ra vết thương lành mà trở nên vô dụng, nên cần vi phẫu để ráp nối đúng các sợi thần kinh thì sự phục hồi mới tốt được.
- Sự lành sẹo mô ruột Sự liền sẹo của mô ruột phụ thuộc mạch máu nuôi, máu nuôi tốt thì sẹo lành nhanh và ít bị xì dò. Đại tràng và thực quản ít máu nuôi nên sẹo lành chậm, dễ bị xì. Ruột non, dạ dày có mạch máu nuôi tốt hơn, dễ lành hơn. Khoảng 1 tuần sau, chỗ nối lành sẹo tốt, chắc không khác gì đoạn ruột lành, nhưng mô ruột sát chỗ nối thì yếu do phản ứng viêm và sau đó các sợi collagen bị phá hủy nên có thể bị thủng nhất là những chỗ có sợi chỉ khâu xuyên qua siết chặt. Urogastrone có thể can thiệp để điều hoà sự liền sẹo ở ruột. Nguy cơ xì dò cao nhất từ ngày 4 đến ngày 7 sau mổ. Nhiễm trùng, khâu niêm mạc lộn vào trong, không siết chỉ quá chặt, dùng chỉ tốt, miệng nối không thiếu máu, không
- Nghẹt ruột sau mồ Dính ruột gây nghẹt ruột: dính ruột thường ở những chỗ thiếu máu nuôi, có vật lạ, mất phúc mạc rộng. Trong quá trình lành sẹo, phúc mạc tiết ra plasminogen có khả năng phá hủy fibrin làm ruột bớt dính. Tốt nhất là phòng ngừa bằng cách tránh tổn thương thanh mạc ruột, phúc mạc do thao tác thô bạo, tránh để lại vật lạ như bột talc, sợi gạc, sợi bông, máu và các chất dơ khác mà không được dẫn lưu tốt. Tuy nhiên, dù cho dự phòng tốt bao nhiêu, ở những người có cơ địa đặc biệt, dính ruột sau mổ là điều không thể tiên liệu được.
- Lành sẹo mô xương Do sự hình thành của mô liên kết, xương gãy tự lành phụ thuộc vào một yếu tố quyết định đó là sự nén của những tinh thể hydroxypatite trên sợi collagen ở những điểm đặc biệt. Chậm hơn lành sẹo phần mềm, quá trình lành xương trong đó calci hoá đầy đủ chỗ gãy có tính quyết định, và phải có sự điều hoà tốt giữa tổng hợp và phá hủy rồi sắp xếp lại để xương lành chắc, không gồ ghề. Can thiệp phẫu thuật như sắp xếp xương, sửa hai đầu cho thẳng, 2 mí cho thật gần nhau rồi cố định vững chắc, chuẩn bị vùng chung quanh chỗ gãy tốt, không có máu tụ, không có vật lạ, không bị
- Chỉ khâu vết thương Chỉ thép. Chỉ tơ. Chỉ catgut. Chỉ tổng hợp tiêu được. Chỉ tổng hợp không tiêu. Băng dán. Kẹp.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn