intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 1 - TS. Hồ Thị Minh Hương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 1 Phương pháp tạo trang phục, gồm các nội dung chính như sau lịch sử phát triển trang phục; Các Nguyên lý cơ bản; Phương pháp tạo trang phục; Công nghệ sản xuất trang phục. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 1 - TS. Hồ Thị Minh Hương

  1. BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP TẠO TRANG PHỤC TS HỒ THỊ MINH HƯƠNG
  2. NỘI DUNG Lịch sử phát triển trang phục. Các Nguyên lý cơ bản Phương pháp tạo trang phục. Công nghệ sản xuất trang phục.
  3. CHUẨN ĐẦU RA  Nhận diện được 3 nguyên lý cơ bản và 3 nhóm phương pháp tạo trang phụ.  Sosánh được phương pháp tạo trang phục bằng công nghệ Dệt và công nghệ cắt may.  Thể hiện khả năng hợp tác và làm việc nhóm.
  4. HOẠT ĐỘNG  Thảo luận nhóm: Theo câu hỏi của giảng viên.  Bài tập nhóm: Xây dựng sơ đồ tư duy
  5. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRANG PHỤC Các giai đoạn phát triển trang phục:  Thời cổ đại đến cuối thế kỷ XIX  Đầu thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI Kết luận: Trang phục thế kỷ XXI là trang phục của thời trang hiện đại. Sau sự suy thoái của thời trang cao cấp là sự lên ngôi của dòng thời trang may sẵn (ready to wear) và sản xuất trang phục ngày nay đã hoàn toàn trở thành một nền công nghiệp may mặc phục vụ cho đại chúng.
  6. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN  Nguyên lý Đan móc  Nguyên lý May  Nguyên lý ép nhiệt
  7. NGUYÊN LÝ ĐAN MÓC Khái niệm về nguyên lý Đan móc: Đan - móc là sự quấn, bện của một hay nhiều loại dây, sợi để tạo mảnh vật liệu. Nhờ có các công cụ hỗ trợ chuyên biệt, các loại dây hay sợi sẽ được quấn với nhau bằng các vòng sợi. Trong nguyên lý đan - móc để tạo trang phục, thông thường ta sử dụng các loại dây hay sợi được làm từ len nguyên chất hay len pha. Biện pháp thêm hay bỏ mũi trong quá trình đan - móc sẽ cho phép tạo mảnh vật liệu có các hình dạng những chi tiết của trang phục hay trang phục nguyên bản.
  8. • Hoạt động đan được hình thành từ sự phối hợp giữa sợi len và que đan (kim đan). • Que đan có nhiệm vụ dẫn hướng cho sợi len, giúp sợi len tạo vòng và quấn các vòng. • Sợi len được đan theo hàng. • Các sản phẩm đan len được nhận diện bằng các vòng sợi nổi trên bề mặt sản phẩm theo hàng và theo cột. • NGUYÊN LÝ ĐAN
  9. NGUYÊN LÝ ĐAN
  10. • Móc được hình thành từ sự phối hợp giữa len đan hoặc chỉ móc cùng với kim móc. • Kim móc có nhiệm vụ giúp len hay chỉ tạo vòng và móc các vòng để tạo hình chi tiết. Khác với nguyên lý đan, kim móc có thể thực hiện việc tạo vòng và tạo mảng chi tiết từ một vòng sợi đầu tiên (không cần theo hàng như kim đan). • Từ một vòng sợi, ta có thể tạo được vô số kiểu hoa văn trên bề mặt trang phục • Ngoài khả năng tạo mảng vật liệu bằng cách móc toàn bộ vòng chỉ thì kim móc có thể đâm xuyên qua nhiều chất liệu như: vải, da để kết nối các mảnh chi tiết rời từ các dạng vật liệu này. • Trong các phương pháp tạo trang phục, nguyên lý móc có thể được sử dụng độc lập để tạo hầu hết các loại trang phục. NGUYÊN LÝ MÓC
  11. NGUYÊN LÝ MÓC
  12. NGUYÊN LÝ MAY  Khái niệm về nguyên lý May  May là hoạt động dùng dụng cụ để mang các loại dây hay sợi đâm xuyên qua vật liệu và tạo mối liên kết giữa các bề mặt của vật liệu. Dụng cụ mang dây hay sợi được gọi là kim may. Các loại dây hay sợi sử dụng trong hoạt động may được gọi là chỉ may. Sự phối hợp giữa kim may và chỉ may tạo thành các vòng sợi (mũi may). Các vòng sợi có thể kết nối giữa các lớp vật liệu hoặc kết nối trên bề mặt của vật liệu. Các mũi may liên tục kết nối với nhau để tạo đường may chạy trên bề mặt vật liệu. Mối liên kết hình thành nhờ chỉ may gọi là liên kết chỉ. Hoạt động may có thể được thực hiện thủ công bằng các mũi may tay hay trên các loại thiết bị may.  Tùy theo cách móc chỉ trong nguyên lý may mà ta có nhiều kiểu mũi may và đường may để ứng dụng trong các phương pháp tạo trang phục  Khái niệm về Kim và Chỉ may
  13. NGUYÊN LÝ MAY  Phân loại mũi may và đường may  Theo phương thức gia công  Theo chức năng  Theo cấu tạo  Theo các hệ thống Tiêu chuẩn ( Hệ thống ASTM, Tiêu chuẩn của Đức, Tiêu chuẩn của Nhật...)
  14. MŨI MAY THẮT NÚT (300)
  15. MŨI MAY MÓC XÍCH ĐƠN (100)
  16. MŨI MAY MÓC XÍCH KÉP (400)
  17. MŨI MAY VẮT SỔ (500)
  18. MŨI MAY CHẦN DIỄU (600)
  19. NGUYÊN LÝ ÉP NHIỆT  Khái niệm về Nguyên lý ép nhiệt Nguyên lý ép nhiệt là nguyên lý dùng nhiệt độ và áp suất làm tan chảy các thành phần hóa học có tính chất nhiệt dẻo trong chất kết dính (keo) hay thành phần của các loại vật liệu có tính nhiệt dẻo. Mục đích của hoạt động ép nhiệt là tạo mối liên kết giữa các bề mặt vật liệu. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, các hợp chất hóa học có trong vật liệu sẽ bị nóng chảy và trở nên kết dính. Tính chất của vật liệu bị chuyển đổi từ trạng thái cứng trở nên trạng thái dẻo và dễ dàng bị kết dính. Khi tác dụng nhiệt kết thúc, vật liệu trở về trạng thái bình thường thì tại các vị trí bị ép nhiệt sẽ hình thành mối liên kết. Liên kết được xây dựng từ nguyên lý ép nhiệt được gọi là liên kết keo  Các phương pháp liên kết: - Liên kết bề mặt - Liên kết tuyến tính
  20. NGUYÊN LÝ ÉP NHIỆT Nhiệt độ ép: Nhiệt độ phải đủ cao để có thể thay đổi cấu trúc vật liệu hay làm tan chảy thành phần chất nhiệt dẻo có mặt trong vật liệu. Nhiệt độ ép, vì thế, sẽ được lựa chọn phụ thuộc vào khả năng chịu nhiệt của các thành phần xơ, nhiệt độ nóng chảy của các thành phần hóa học có tính nhiệt dẻo. Nhiệt độ ép thông thường dao động trong khoảng 100 - 300oC tùy thuộc vào từng loại chất hay vật liệu. Nếu nhiệt độ ép quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng vật liệu bị biến dạng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2