intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 9 - TS. Hồ Thị Minh Hương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 9 Kiểm tra chất lượng sản phẩm may, gồm các nội dung chính như sau phân loại phương pháp kiểm tra; Nội dung kiểm tra; Qui cách kiểm tra một số sản phẩm cơ bản; Các dạng lỗi trên sản phẩm may. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 9 - TS. Hồ Thị Minh Hương

  1. BÀI 9: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY TS HỒ THỊ MINH HƯƠNG
  2. Phân loại phương pháp kiểm tra Nội dung kiểm tra Qui cách kiểm tra một số sản phẩm cơ bản Các dạng lỗi trên sản phẩm may. NỘI DUNG
  3. Nhận diện được phương pháp và nội dung thực hiện công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm Nhận diện được các dạng lỗi trên sản phẩm may Xâydựng được qui trình kiểm tra chất lượng sản phẩm CHUẨN ĐẦU RA
  4. Thảo luận nhóm: Theo câu hỏi của giảng viên. Bài tập nhóm: Xây dựng qui trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tự chọn HOẠT ĐỘNG
  5. THẾ NÀO LÀ “CHẤT LƯỢNG”? Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu” (Philip B. Crosby) KHÁI NiỆM VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định.  Chất lượng sản phẩm là tập hợp các chỉ tiêu, các đặc trưng thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó.  Chất lượng sản phẩm được thể hiện cùng với chi phí. Người tiêu dùng không chấp nhận mua một sản phẩm với bất kỳ giá nào.  Chất lượng sản phẩm phải được gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể của từng người, từng địa phương. Phong tục, tập quán của một cộng đồng có thể phủ định hoàn toàn những thứ mà thông thường người ta xem là có chất lượng. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
  6. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QỦẢN LÝ CHẤT LƯỢNG - Kiểm tra chất lượng ( Định hướng sản phẩm) - Kiểm soát chất lượng ( Định hướng quá trình sản xuất) - Đảm bảo chất lượng ( Định hướng khách hàng) - Quản lý chất lượng ( Định hướng giá thành) - Quản lý chất lượng toàn diện ( Định hướng con người) TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
  7.  Xuất hiện từ khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới  Đánh giá chất lượng chủ yếu dựa trên việc kiểm tra sản phẩm cuối cùng.  Căn cứ vào mức độ khuyết tật có mặt trên sp, người ta đưa ra quyết định chấp thuận hay loại bỏ sản phẩm.  Biện pháp này không giải quyết được tận gốc vấn đề, nghĩa là không đi tìm nguyên nhân đích thực gây ra khuyết tật của sản phẩm.  Việc kiểm tra sản phẩm như vậy cần chi phí lớn về thời gian, nhân lực .  Do đặc thù của qui trình công nghệ sản xuất, sản phẩm may mặc phải qua nhiều công đoạn chịu ảnh hưởng bởi kỹ năng thao tác của công nhân nên kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối quá trình may không thể bỏ qua KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẦM
  8. Khi sản xuất công nghiệp phát triển cả về độ phức tạp và qui mô thì việc kiểm tra chất lượng đòi hỏi số lượng cán bộ kiểm tra càng đông, chi phí cho chất lượng sẽ càng lớn. Từ đó người ta nghĩ tới biện pháp “ phòng ngừa” thay thế cho biện pháp “phát hiện”. Muốn sản sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cần kiểm soát 5 điều kiện cơ bản tham gia vào hoạt động sản xuất ( Kiểm soát chất lượng thông qua việc kiểm soát sản xuất):  Kiểm soát con người  Kiểm soát phương pháp và quá trình  Kiểm soát nhà cung ứng  Kiểm soát trang thiết bị dùng cho sản xuất và kiểm tra, thử nghiệm  Kiểm soát thông tin KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẦM
  9.  Khái niệm đảm bảo chất lượng xuất hiện lần đầu ở Mỹ từ những năm 50.  Đảm bảo chất lượng hướng tới sự thỏa mãn khách hàng.  Khách hàng luôn mong muốn tìm hiểu xem nhà sản xuất có ổn định về mặt kinh doanh, tài chính, uy tín xã hội và có đủ độ tin cậy không. Khách hàng có thể đặt niềm tin vào nhà sản xuất một khi biết rằng họ sẽ “đảm bảo chất lượng”. Niềm tin đó dựa trên cơ sở khách hàng biết rõ về cơ cấu tổ chức, con người, phương tiện, cách quản lý của nhà sản xuất.  Nhà sản xuất phải có đủ bằng chứng khách quan để chứng tỏ khả năng bảo đảm chất lượng của mình. Các bằng chứng đó dựa trên: Sổ tay chất lượng, qui trình, qui định kỹ thuật, đánh giá của khách hàng về tổ chức kỹ thuật, phân công người chịu trách nhiệm về đảm bảo chất lượng, kiểm nghiệm, báo cáo kiểm tra, kiểm thử, qui định trình độ cán bộ, hồ sơ sản phẩm… ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẦM
  10. Đảm bảo chất lượng còn phải tính toán đến hiệu quả kinh tế nhằm có được giá thành rẻ nhất. Khái niệm quản lý chất lượng ra đời liên quan đến việc tối ưu hóa các chi phí hoạt động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.  Mục tiêu của quản lý chất lượng là đề ra những chính sách thích hợp để tiết kiệm đến mức tối đa mà vẫn đảm bảo sản phẩm và dịch vụ sản xuất ra đạt tiêu chuẩn. Quản lý chặt chẽ sẽ giảm tối đa mức tối thiểu chi phí không cần thiết. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẦM
  11.  Quản lý chất lượng toàn diện được hình thành tại Nhật Bản.  Khái niệm quản lý chất lượng toàn diện đã lan rộng tới nhiều nước khác trên thế giới.  Ngoài các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo, quản lý chất lượng, quản lý chất lượng toàn diện còn bao gồm nhiều biện pháp khác nhằm thỏa mãn những nhu cầu chất lượng trong thông tin, chất lượng trong đào tạo, chất lượng trong hành vi, thái độ, cử chỉ, chất lượng trong đào tạo, chất lượng trong hành vi, thái độ, cử chỉ, cách cư xử trong nội bộ doanh nghiệp cũng như đối với khách hàng bên ngoài QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẦM TOÀN DIỆN (TQM)
  12. Sự khác biệt về mặt chiến lược giữa các giai đoạn khác nhau là:  Kiểm tra chất lượng: Phân loại sản phẩm tốt và xấu.  Kiểm soát chất lượng: tạo ra sản phẩm thỏa mãn khách hàng bằng các kiểm soát các quá trình sản xuất  Đảm bảo chất lượng: tiến từ sản phẩm thảo mãn khách hàng lên đến tạo ra niềm tin cho khách hàng.  Quản lý chất lượng: Đạt được chất lượng và hợp lý hóa chi phí  Quản lý chất lượng toàn diện: Lấy con người là trung tâm để tạo ra chất lượng. PHÂN BIỆT CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
  13.  TheoPhương pháp lấy mẫu kiểm tra: Kiểm tra 100%, Kiểm tra xác suất, Kiểm tra tỷ lệ (10%,20%...)  Theo phương thức tổ chức công việc: - Công nhân tự kiểm tra. - Kiểm tra bởi đội ngũ KCS chuyền, KCS xí nghiệp - Kiểm tra bởi quản lý chuyền, kỹ thuật viên  Theothời điểm kiểm tra: Kiểm tra đầu chuyền, Kiểm tra trên chuyền, Kiểm tra cuối chuyền PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY
  14.  Kiểm tra thông số đo ( Hình vẽ mô tả sp- bảng thông số đo, hướng dẫn đo)  Kiểmtra nguyên phụ liệu ( Bảng hướng dẫn sử dụng NPL, Bảng định mức NPL, Tiêu chuẩn kỹ thuật may)  Kiểm tra kỹ thuật may ( Tiêu chuẩn kỹ thuật may)  Kiểm tra vệ sinh công nghiệp (Yêu cầu chung về vệ sinh công nghiệp: Sạch chỉ, không có vết bẩn , dầu mỡ, mực....)  Kiểm tra chi tiết in thêu ( Điểm định vị, màu sắc, yêu cầu chất lượng của hàng in /thêu...) NỘI DUNG KIỂM TRA VÀ CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CUỐI CHUYỀN
  15. Trong công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối chuyền, ta phân biệt 2 dạng lỗi trên sản phẩm. Căn cứ vào mức độ lỗi mà người kiểm tra đưa ra các quyết định chấp nhận hay loại bỏ sản phẩm.  Lỗi chính Là các dạng lỗi nặng. Nếu lỗi được phát hiện trên sản phẩm sẽ là nguyên nhân dẫn tới việc sản phẩm đó bị hạ loại (xuống loại 2) hoặc trở thành phế phẩm ( nếu không được sửa chữa hoặc sửa chữa không được).  Lỗi phụ Là các dạng lỗi nhẹ. Khi gặp lỗi trên sản phẩm, sẽ không ảnh hưởng tới việc xếp loại của sản phẩm. Điều này có nghĩa là các sản phẩm mắc phải các loại lỗi này sẽ không bị hạ xuống loại 2. Tuy nhiên trong quá trình kiểm tra nếu bắt gặp tình trạng các lỗi này lặp đi lặp lại trên sản phẩm thì sẽ được coi như lỗi nặng và là nguyên nhân phải tái chế lô hàng. CÁC DẠNG LỖI TRÊN SẢN PHẨM MAY
  16.  Lỗinghiêm trọng : Lỗi trên sản phẩm có nguy cơ gây hại, gây thương tích cho khách hàng hoặc người sử dụng cuối cùng.( những phụ liệu không được gắn chắc chắn trên sản phẩm may mặc trẻ em, Có những thành phần sắc nhọn...)  Lỗinặng : Là bất kỳ lỗi nào gây ảnh hưởng đến sự thoả mãn của khách hàng có thể dẫn đến việc từ chối mua hàng, trả lại hàng hoặc khiển trách.  Lỗinhẹ : Bao gồm tất cả những lỗi không thuộc phạm vi lỗi nặng, không gây phản ứng từ chối mua hàng, trả lại sản phẩm hoặc khiển trách; những khuyết điểm có thể sửa chữa rõ ràng.  Ba lỗi nhẹ trên cùng một sản phẩm sẽ được tính bằng một lỗi nặng. CÁC DẠNG LỖI TRÊN SẢN PHẨM MAY
  17. Khu vực bị lỗi là yếu tố quan trọng quyết định loại lỗi ( lỗi nặng hay lỗi nhẹ ). Thông thường các chủng loại hàng may mặc có hai phạm vi lỗi sau :  Khuvực A : là khu vực ngoại quan chính, quan trọng nhất khi nhìn vào sản phẩm. Hầu hết lỗi xuất hiện ở khu vực A đều là lỗi nặng.  Khuvực B : là khu vực không phải là phần chủ đạo, vùng khuất trên sản phẩm. Lỗi ở khu vực B thì tuỳ thuộc từng loại lỗi và tiêu chuẩn đánh giá của từng doanh nghiệp mà quyết định đó là lỗi nặng hay lỗi nhẹ. QUI ĐỊNH VỀ VÙNG LỖI TRÊN SẢN PHẨM MAY
  18. QUI ĐỊNH VỀ VÙNG LỖI TRÊN ÁO POLO
  19. QUI ĐỊNH VỀ VÙNG LỖI TRÊN ÁO T-SHIRT
  20. QUI ĐỊNH VỀ VÙNG LỖI TRÊN ÁO KIỂU
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2