Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 6 - TS. Hồ Thị Minh Hương
lượt xem 3
download
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 6 Quá trình cắt, gồm các nội dung chính như sau vai trò của quá trình; Công đoạn trải vải; Công đoạn cắt vải; Công đoạn đánh số; Công đoạn thay thân; Công đoạn ép keo; Công đoạn bóc tập; Công đoạn phối kiện. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 6 - TS. Hồ Thị Minh Hương
- BÀI 6: QUÁ TRÌNH CẮT TS HỒ THỊ MINH HƯƠNG
- Vai trò của quá trình. Công đoạn trải vải Công đoạn cắt vải Công đoạn đánh số Công đoạn thay thân Công đoạn ép keo Công đoạn bóc tập Công đoạn phối kiện NỘI DUNG
- Nhận diện được đặc điểm và phương pháp thực hiện các công đoạn của quá trình cắt Xây dựng qui trình cắt sản phẩm Ứng dụng thuyết trình để đạt mục đích giao tiếp CHUẨN ĐẦU RA
- Thảo luận nhóm: Theo câu hỏi của giảng viên. Bài tập nhóm: Xây dựng qui trình thực hiện các công đoạn của quá trình cắt HOẠT ĐỘNG
- Xử lý nguyên liệu lỗi. Đẩy mạnh tính chuyên môn hóa của sản xuất may mặc công nghiệp. Đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cho chi tiết bán thành phẩm Đảm bảo về sự đồng đều về màu sắc giữa các chi tiết trên cùng sản phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các bán thành phẩm trên các chuyền may VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH CẮT
- KHÁI NIỆM: Trải vải là hoạt động xếp chồng nhiều lá vải có cùng khổ và chiều dài lên nhau để tạo thành bàn trải vải. Để đảm bảo công tác trải vải thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật thì trước khi trải, người ta cần ổn định sức căng trên bề mặt vải PHÂN LOẠI: 1. Theo cách xếp đặt bề mặt lớp vải: - Trải vải một chiều - Trải vải hai chiều 1. Theo mức độ sử dụng công nghệ: - Phương pháp trải vải thủ công - Phương pháp trải vải dùng thiết bị CÔNG ĐOẠN CẮT
- CƠ SỞ THỰC HiỆN CÔNG TÁC TRẢI VẢI THỦ CÔNG - Tài liệu kỹ thuật, bảng màu, kế hoạch sản xuất, tác nghiệp cắt.... - Nguyên phụ liệu - Hệ thống dụng cụ và thiết bị CÔNG ĐOẠN CẮT
- QUI TRÌNH TRẢI VẢI THỦ CÔNG: - Công tác chuẩn bị: Nhận tài liệu và kiểm tra, vệ sinh bàn trải, lấy dấu sơ đồ, kiểm tra nguyên liệu, Xả vải..... - Công tác trải vải: Kéo lá vải, vuốt phẳng, đánh dấu lỗi nếu cần, bắt biên... - Kết thúc bàn trải: Kiểm tra số lớp, ghi phiếu bàn cắt, cố định bàn cắt, trải sơ đồ... CÔNG ĐOẠN CẮT
- YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC TRẢI VẢI - Chiều dài của bàn trải vải phải lớn hơn chiều dài sơ đồ. - Các lớp vải phải phẳng, không bị đùn hay nhăn. - Biên chính của bàn trải vải phải đứng và thẳng thành. Các lớp vải chồng lên nhau tạo thành mặt phẳng luôn vuông góc với mặt bàn (không nghiêng thành). - Canh sợi của lớp vải trải phải thẳng và song song với biên vải, không được xéo canh. - Đường cắt đầu bàn vải phải thẳng. Chiều dài các lớp vải phải bằng nhau để tránh hao phí đầu bàn nhiều. - Số lớp vải trải không vượt quá số lớp tối đa được phòng kỹ thuật qui định cho từng loại vải. CÔNG ĐOẠN CẮT
- KHÁI NIỆM Cắt vải là công đoạn chính của quá trình cắt. Tính chất của nguyên liệu thực sự biến đổi từ dạng tấm sang dạng mảnh. Bản chất của công đoạn cắt là phân chia bàn trải vải thành các mảnh chi tiết bán thành phẩm theo các nét vẽ trên sơ đồ. Sau khi cắt một chi tiết trên sơ đồ, ta có được một tập hay xấp chi tiết bán thành phẩm vải. Tập chi tiết có số chi tiết bằng với số lớp vải đã trải trên bàn vải. Tập chi tiết bán thành phẩm còn có tên gọi khác là “bó chi tiết”. CÔNG TÁC CẮT VẢI
- PHÂN LOẠI 1. Phân loại theo mức độ sử dụng kỹ thuật - Cắt phá - Cắt thô - Cắt gọt/tinh 1. Phân loại theo mức độ sử dụng công nghệ - Cắt thủ công - Cắt bằng thiết bị cắt tự động CÔNG TÁC CẮT VẢI
- QUI TRÌNH CẮT 1. Công tác chuẩn bị: tài liệu, kiểm tra bàn trải 2. Cắt phá 3. Cắt thô 4. Cắt gọt 5. Khoan dấu 6. Kiểm tra chi tiết cắt 7. Bó chi tiết (Phối kiện lần 1) CÔNG TÁC CẮT VẢI
- CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC CẮT VẢI Tuân thủ các qui định của phòng kỹ thuật. Khi cắt phải đúng nét vẽ trên sơ đồ không được lấn vào trong hoặc ra ngoài đường vẽ trong sơ đồ. Các dấu bấm, dấu khoan phải đầy đủ và chính xác theo qui định. Nét cắt phải sắc, các đường cong phải tròn đều không góc cạnh. Để mép chi tiết cắt không bị xơ vải nên phải thường xuyên mài dao cắt. Các chi tiết đối xứng trên sản phẩm phải đối xứng nhau sau khi cắt. Các chi tiết cắt xong giữ nguyên thứ tự. Không được làm xô lệch chi tiết hay làm đổ các lớp vải. Bó chi tiết phải được phối ( phối lần đầu) chính xác không được nhầm lẫn. CÔNG TÁC CẮT VẢI
- KHÁI NiỆM Là việc sử dụng các số đếm và ghi thứ tự chúng lên từng lớp bán thành phẩm sau khi cắt. Các chi tiết trên cùng một lớp vải sẽ được đánh cùng số thứ tự. Các chi tiết này sẽ may vào cùng một sản phẩm. Công tác đánh số nhằm các mục đích sau: Đảm bảo cho sự đồng màu về nguyên liệu trên sản phẩm. Kiểm tra số lớp vải đã trải. Tạo điều kiện dễ dàng cho công tác thay thân, ép keo, bóc tập. Tạo tiện lợi cho công việc triển khai và kiểm soát số lượng bán thành phẩm trên chuyền. CÔNG TÁC ĐÁNH SỐ
- NGUYÊN TẮC DÙNG SỐ - Số được ghi trên bán thành phẩm với mục đích phải nhận biết được chi tiết đó thuộc về bàn cắt nào, lớp vải nào, size gì… Vì vậy, chúng thường bao gồm: số thứ tự, ký hiệu size, số bàn cắt. - Số được ghi trên bán thành phẩm bao gồm: số thứ tự –số bàn cắt – ký hiệu size. - Trong trường hợp trong một sơ đồ ghép 2 size giống nhau trở lên, để phân biệt ta có thể thay số bàn cắt bằng số lô CÔNG TÁC ĐÁNH SỐ
- CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH SỐ - Dùng các bút đánh số như bút chì, bút sáp, bút bạc, bút bay - Dùng máy đánh số - Dùng giấy dán CÔNG TÁC ĐÁNH SỐ
- YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC ĐÁNH SỐ Thực hiện đúng qui định của phòng kỹ thuật: phương pháp, vị trí, loại bút, màu mực… Chữ số phải rõ ràng, dễ thấy không gây nhầm lẫn và không làm mất thời gian của công nhân may vì phải không nhìn rõ hoặc phải tìm số. Không được đánh sai thứ tự (không bị nhảy số, trùng số, mất số) Đánh số xong phải kiểm tra, đối chiếu với phiếu hoạch toán bàn cắt, xác định số lớp từng bàn, từng cây, từng bó. CÔNG TÁC ĐÁNH SỐ
- KHÁI NIỆM Thay thân là thuật ngữ qui định cho việc thay các chi tiết ( bất kỳ chi tiết nào) bị lỗi về chất lượng nguyên liệu bằng một chi tiết khác không bị lỗi về chất lượng. Chi tiết thay thế phải đồng dạng, đồng màu với chi tiết bị lỗi, đúng yêu cầu kỹ thuật (canh sợi, các dấu bấm, dấu khoan…). Mục đích của công đoạn thay thân là đảm bảo mức độ đồng đều về chất lượng nguyên liệu trên toàn bộ sản phẩm. CÔNG TÁC THAY THÂN
- CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN Sửdụng vải đầu khúc của lớp vải lỗi để cắt lại một chi tiết khác thay vào chi tiết bị lỗi. Chi tiết sau khi thay xong phải đặt vào đúng vị trí số lớp của chi tiết lỗi sợi đã lấy ra. Nếucây vải không còn đủ vải để thay hoặc có sự khác màu thì phải tìm các mẫu bán thành phẩm bị lỗi khác (có kích thước lớn hơn) để lựa màu khi thay thân. Kiểm tra và thay các chi tiết lớn trước (thân trước, thân sau, tay…) Ngoài các lỗi về chất lượng đã phát hiện khi kiểm tra vải, công đoạn thay thân còn áp dụng cho những chi tiết bán thành phẩm bị hỏng trong quá trình gia công vì những lý do khác nhau ( may, ủi, in, thêu….) CÔNG TÁC THAY THÂN
- KHÁI NiỆM Bản chất của công tác ép keo là làm tăng độ cứng, độ định hình và độ bền của chi tiết dưới sự trợ giúp của hệ thống vật liệu keo và thiết bị ép dán. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN Các giai đoạn của qui trình ép keo Hệ thống thiết bị sử dụng (thiết bị ép gián đoạn và liên tục) Các phương pháp ép keo Hướng dẫn lựa chọn vật liệu keo và thao tác ép keo Kiểm tra chất lượng chi tiết sau khi ép Các dạng lỗi thường gặp trên sản phẩm và cách khắc phục. CÔNG ĐOẠN ÉP KEO
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đào tạo thiết kế mẫu công nghiệp
11 p | 752 | 137
-
Bài giảng Công nghệ gia công sản phẩm may: Phần 2 - TS. Phan Thanh Thảo
25 p | 19 | 6
-
Bài giảng Nghề may - Bài 2: Quần dài nữ
9 p | 19 | 5
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 5 - TS. Hồ Thị Minh Hương
37 p | 11 | 3
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 8 - Nguyễn Thị Nghĩa
25 p | 13 | 3
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 8 - TS. Hồ Thị Minh Hương
17 p | 7 | 2
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 7 - TS. Hồ Thị Minh Hương
13 p | 10 | 2
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 4 - TS. Hồ Thị Minh Hương
51 p | 7 | 2
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 3 - TS. Hồ Thị Minh Hương
28 p | 8 | 2
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 2 - TS. Hồ Thị Minh Hương
29 p | 7 | 2
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 1 - TS. Hồ Thị Minh Hương
39 p | 9 | 2
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 7 - Nguyễn Thị Nghĩa
25 p | 9 | 2
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 6 - Nguyễn Thị Nghĩa
17 p | 7 | 2
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 5 - Nguyễn Thị Nghĩa
23 p | 8 | 2
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 9 - TS. Hồ Thị Minh Hương
30 p | 6 | 2
-
Bài giảng Công nghệ may 1: Bài 2 - TS. Hồ Thị Minh Hương
122 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn