intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 4 - TS. Hồ Thị Minh Hương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 4 Quá trình chuẩn bị sản xuất về thiết kế, gồm các nội dung chính như sau vai trò của quá trình chuẩn bị sản xuất về thiết kế; Nghiên cứu thị trường; Sáng tác và chọn mẫu; Nghiên cứu mẫu; Thiết kế mẫu; May mẫu; Nhảy mẫu; Cắt mẫu cứng; Giác sơ đồ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 4 - TS. Hồ Thị Minh Hương

  1. BÀI 4: QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ THIẾT KẾ TS HỒ THỊ MINH HƯƠNG
  2.  Nhậndiện được đặc điểm và phương pháp thực hiện các công đoạn của quá trình chuẩn bị sản xuất về thiết kế  So sánh phương pháp thực hiện các công đoạn của quá trình chuẩn bị sản xuất về thiết kế ở các hình thức sản xuất  Minh họa vấn đề bằng từ ngữ, hình ảnh CHUẨN ĐẦU RA
  3.  Vai trò của quá trình chuẩn bị sản xuất về thiết kế.  Nghiên cứu thị trường  Sáng tác và chọn mẫu.  Nghiên cứu mẫu  Thiết kế mẫu  May mẫu  Nhảy mẫu  Cắt mẫu cứng  Giác sơ đồ NỘI DUNG
  4. Thảo luận nhóm: Theo câu hỏi của giảng viên. Bài tập nhóm: Sử dụng sơ đồ tư duy để mô phỏng quá trình chuẩn bị sản xuất về thiết kế. HOẠT ĐỘNG
  5.  Tập trung vào các công tác chuẩn bị về mẫu sản xuất.  Các công đọan được thực hiện nối tiếp và có sự tương tác với nhau.  Có sự thay đổi về trật tự và nội dung thực hiện.  Cần thực hiện một cách tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.  Cácsai sót trong công tác này sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng cho lô hàng sản xuất, VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ THIẾT KẾ
  6.  KHÁI NiỆM: Nghiên cứu thị trường trong may mặc là quá trình thu thập và phân tích có hệ thống tất cả các dữ liệu có liên quan đến sản xuất và kinh doanh sản phẩm may. Sản phẩm của công đoạn là hệ cơ sở dữ liệu thông tin về mẫu thiết kế.  PHÂN LOẠI: Nghiên cứu định tính: Được thực hiện qua việc thu nhập thông tin về mẫu may từ mạng internet, sách báo, tranh ảnh, chợ, siêu thị… - Nghiên cứu định lượng: Được thực hiện thông qua việc khảo sát có đo lường và so sánh các tiêu chí đánh mẫu may  NỘI DUNG: Nghiên cứu thị trường tập trung vào việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến: - sản phẩm ( chủng lọai, xu hướng thời trang, nhu cầu sử dụng,…), - đối tượng sử dụng ( sở thích, thói quen, phong tục, tập quán, thu nhập, điều kiện sử dụng, điều kiện địa lý của từng vùng miền…) - NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
  7.  KHÁI NiỆM: là công tác chuyên môn tiến hành phát họa ý tưởng về mẫu thiết kế trên giấy. Sáng tác mẫu được xem là công tác thiết kế mỹ thuật hay thiết kế thời trang. Sản phẩm là bản vẽ mẫu mỹ thuật  ĐẶC ĐiỂM: - Mẫu thiết kế thường được định hướng theo chủ đề. - Tổ hợp của các mẫu thiết kế cùng lọai, cùng chủ đề tạo nên bộ sưu tập. - Mẫu được vẽ phác họa trên giấy bao gồm mặt trước và mặt sau của sản phẩm. Mẫu sáng tác thể hiện: lọai sản phẩm, hình dáng chi tiết và sản phẩm, cách phối màu, cách ráp nối… SÁNG TÁC MẪU
  8.  PHÂN LOẠI: Những sản phẩm của công tác sáng tác mẫu được chia làm hai hướng riêng biệt: hướng trình diễn nghệ thuật và hướng ứng dụng thực tế. - Mẫu trình diễn nghệ thuật: Hướng tạo mẫu này là để các nhà thiết kế thể hiện ý tưởng thẩm mỹ, thử nghiệm các kỹ thuật hay chất liệu mới trong cắt may. - Mẫu ứng dụng thực tế: Hướng tạo mẫu này giúp tạo ra những bộ trang phục thường mặc.  PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN : - Vẽ mẫu thủ công - Vẽ mẫu bằng phần mềm chuyên biệt SÁNG TÁC MẪU
  9. SÁNG TÁC MẪU THỦ CÔNG
  10. SÁNG TÁC MẪU BẰNG PHẦN MỀM CHUYÊN DỤNG
  11.  KHÁI NiỆM:Là công tác nghiên cứu và phân tích các điều kiện thực hiện mẫu sáng tác trong sản xuất công nghiệp. Từ kết quả của công tác “sáng tác mẫu”, sản phẩm may thực tế đòi hỏi phải đáp ứng 3 tiêu chí cơ bản của hàng may mặc công nghiệp “giá thành hạ, năng suất cao, chất lượng ổn định”. Sản phẩm của công đoạn là hệ dữ liệu để sản xuất mẫu  PHÂN LOẠI: - Nghiên cứu mẫu trong mô hình OBM - Nghiên cứu mẫu trong mô hình OBM NGHIÊN CỨU MẪU
  12.  Mức độ sử dụng nguyên phụ liệu  Qui cách thiết kế sản phẩm  Qui cách gia công sản phẩm Điều kiện sản xuất thực tế ( thiết bị, tay nghề công  nhân, sở trường của doanh nghiệp) NỘI DUNG NGHIÊN CỨU MẪU TRONG OBM
  13. Nghiên cứu sản phẩm thật (mẫu thật, mẫu chuẩn) Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật Nghiên cứu bộ rập thiết kế ( rập cứng hoặc rập mềm) Nghiên cứu sơ đồ giác NỘI DUNG NGHIÊN CỨU MẪU TRONG OEM
  14.  KHÁI NiỆM: Là công tác tạo dựng hình ảnh các chi tiết của sản phẩm. Tùy theo hình thức sản xuất là may đo hay may công nghiệp mà công tác thiết kế được tiến hành trên vải hay trên giấy. Sản phẩm của công đoạn là bộ rập mỏng (mềm). Khái niệm về RẬP: Phần diện tích giấy có mang hình ảnh và kích thước chi tiết của sản phẩm được gọi tên là “rập”. Tùy thuộc vào chất liệu giấy sử dụng là mỏng hay cứng mà tên gọi của rập cũng được phân biệt rõ ràng hơn (rập mỏng và rập cứng).  PHÂN LOẠI: - Thiết kế rập thủ công - Thiết kế rập bằng phần mềm chuyên dụng THIẾT KẾ MẪU
  15. THIẾT KẾ RẬP BẰNG PHẦN MỀM CHUYÊN DỤNG
  16.  CƠ SỞ THỰC HiỆN THIẾT KẾ MẪU - Sử dụng hệ thống thông số đo cơ thể người - Sử dụng sản phẩm mẫu - Sử dụng tài liệu kỹ thuật và bảng thông số đo thành phẩm YÊU CẦU XÁC ĐỊNH: kiểu dáng sản phẩm,hệ thống thông số đo, đặc trưng NPL. Cấu trúc thiết kế. THIẾT KẾ MẪU
  17. QUI TRÌNH THIẾT KẾ MẪU RẬP THỦ CÔNG  Bước 1: Công tác chuẩn bị ( xác định đo co, đặc trưng NL, hệ thống thông số đo....)  Bước 2: Dùng bút chì dựng hình chi tiết trên giấy mỏng  Bước 3: Gia đường may cho chi tiết  Bước 4: Điền các thông tin liên quan  Bước 5: Kiểm tra chi tiết rập THIẾT KẾ MẪU
  18. THIẾT KẾ RẬP THỦ CÔNG
  19.  KHÁI NiỆM: Thử nghiệm nguyên liệu là công việc cần tiến hành trước khi tiến hành thiết kế rập. Khác với sự nghiên cứu nguyên liệu ở công đọan trước (mang tính lựa chọn nguyên liệu), thử nghiệm nguyên liệu được tiến hành trực tiếp trên các lọai nguyên liệu tham gia vào cấu trúc sản phẩm (vải chính, phối, lót…). Mục đích của việc thử nghiệm nguyên liệu là nhằm kiểm tra các tính chất của nguyên liệu. Căn cứ vào các số liệu thu được từ sự thử nghiệm nguyên liệu, thiết lập các công thức tính tóan thiết kế rập (gia giảm công thức thiết kế) nhằm đảm bảo sản phẩm sau khi may từ rập đạt thông số kích thước và các yêu cầu kỹ thuật. Thử nghiệm nguyên liệu còn cung cấp thông tin về tính chất nguyên liệu cần thiết cho các công việc như giác sơ đồ, cắt, ủi… THỬ NGHIỆM NGUYÊN LIỆU
  20.  Phương pháp may Phương pháp giặt Phương pháp ủi Phương pháp wash CÁC PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM NGUYÊN LIỆU
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2