intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 3 - TS. Hồ Thị Minh Hương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 3 Quá trình chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu, gồm các nội dung chính như sau vai trò của quá trình chuẩn bị về nguyên phụ liệu; Các công đoạn của quá trình chuẩn bị về nguyên phụ liệu; Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động kho nguyên phụ liệu; Các phương pháp kiểm tra nguyên phụ liệu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 3 - TS. Hồ Thị Minh Hương

  1. BÀI 3: QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ NGUYÊN PHỤ LIỆU TS HỒ THỊ MINH HƯƠNG
  2.  Nhận diện được đặc điểm và phương pháp thực hiện các công đoạn của quá trình chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu .  Nhận diện được các dạng lỗi của nguyên liệu và phụ liệu  Mô hình hóa vấn đề trong may công nghiệp CHUẨN ĐẦU RA
  3.  Vai trò của quá trình chuẩn bị về NPL  Các công đoạn của quá trình chuẩn bị về NPL  Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động kho NPL  Cácphương pháp kiểm tra nguyên phụ liệu. (Các dạng lỗi và các chuẩn chấp nhận) NỘI DUNG
  4. Thảo luận nhóm: Theo câu hỏi của giảng viên. Bài tập nhóm: Mô hình hóa các vấn đề của quá trình chuẩn bị sản xuất về NPL. HOẠT ĐỘNG
  5.  Đảmbảo tất cả các Nguyên phụ liệu tham gia vào quá trình sản xuất hàng may mặc công nghiệp đều phải đủ số lượng và đúng chất lượng.  Hạnchế lỗi Nguyên phụ liệu trên sản phẩm may. Đảm bảo chất luợng cho sản phẩm may. Đảm bảo chất lượng nguyên phụ liệu theo đúng yêu cầu của sản xuất.  Cungứng vật tư cho quá trình sản xuất. Tạo điều kiện để quá trình sản xuất được thực hiện liên tục, không bị gián đoạn.  Tạo cơ sở dữ liệu về Nguyên phụ liệu của các mã hàng trong sản xuất.  Gópphần vào việc thực hiện kế họach sản xuất chung thông qua sự chuẩn bị đồng bộ về Nguyên Phụ liệu  Góp phần trong vào việc sử dụng hiệu quả nguồn Nguyên phụ liệu cho sản xuất hiện hành và sau sản xuất. ( C2- SXMMCN) VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH CBSX VỀ NPL
  6. Nhập kho - Nhập kho - Phá kiện Kiểm tra Phân loại - Hàng đạt qui cách - Hàng không đạt qui cách Bảo quản Cấp phát CÁC CÔNG ĐOẠN CƠ BẢN CỦA CBSX VỀ NPL
  7.  Qui định về nhập hàng và tháo dỡ bao bì  Qui định về kiểm tra  Qui định về sắp xếp và bảo quản  Qui định về mặt bằng và môi trường  Qui định về tổ chức quản lý CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG KHO
  8. Kiểm tra NL có thể được phân loại theo các phương pháp như sau: Theo cách chọn mẫu kiểm tra: Căn cứ vào cách chọn mẫu kiểm tra, ta có thể thực hiện kiểm tra 100% ( kiểm tra tất cả) hay kiểm tra xác xuất ( kiểm tra theo mẫu lấy ngẫu nhiên). Theo cách thức tiến hành: Thực hiện kiểm tra thủ công hay kiểm tra bằng thiết bị CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NL
  9. Kiểm tra khổ vải:  Mục đích : Xác định khổ vải thực tế. Cung cấp số liệu cho các hoạt động liên quan  Các khái niệm liên quan: Khổ thực tế, Khổ bỏ biên  Phương pháp thực hiện  Các điều cần chú ý khi đo khổ vải - Khổ thực tế của các loại vải - Cách đo khổ vải xếp tập và vải cuộn trong cây NỘI DUNG KIỂM TRA NL – KHỔ VẢI
  10. Kiểm tra số lượng:  Mục đích : Xác định chính xác lượng Nguên liệu nhập kho. Cung cấp số liệu cho các hoạt động liên quan  Phương pháp xác định: p/p Cân, đo, đếm.  Các điều cần chú ý - Kiểm tra số lượng của vải dệt kim hoặc vải có khả năng co giãn - Kiểm tra số lượng của vải trong cây NỘI DUNG KIỂM TRA NL – SỐ LƯỢNG
  11. Giai đoạn kiểm tra ban đầu ( kiểm tra ngoại quan) Kiểm tra về màu sắc Kiểm tra về cấu trúc Kiểm tra độ xéo cánh sợi Kiểm tra độ khác màu Kiểm tra độ loang màu NỘI DUNG KIỂM TRA NL – CHẤT LƯỢNG
  12. Giai đoạn kiểm tra trên máy soi vải ( kiểm tra ngoại quan): Cho máy chạy với tốc độ trung bình từ 25 (±5 )mét /phút và tiến hành quan sát toàn bộ bề mặt vải. Đánh dấu các lỗi được phát hiện bằng phấn, băng keo hoặc nhãn đánh dấu lỗi.Tất cả các lỗi được qui ra điểm trừ theo hệ thống 4 điểm hay 10 điểm. Tốc độ chạy của máy có thể thay đổi theo chất lượng của vải kiểm tra. NỘI DUNG KIỂM TRA NL – CHẤT LƯỢNG
  13.  Vải loại 1: Trên 2 mét xuất hiện lỗi  Vải loại 2: Từ 1-2 mét xuất hiện lỗi  Vải loại 3: Dưới 1 mét xuất hiện lỗi Chú ý: Những dạng lỗi phải hạ loại vải - Vết màu rải rác trên toàn bộ cây vải - Lỗi sợi dọc hoặc ngang rải rác - Màu không đều chênh nhau 1/8-1/10 - Khổ vải to nhỏ - Đứt biên liên tục PHÂN LOẠI NGUYÊN LIỆU
  14. Tất cả các lỗi xuất hiện trên bề mặt NL đều được qui ra điểm để đánh giá chất lượng theo hệ thống 4 điểm, 10 điểm hay Hệ thống M&S - Phương pháp tính điểm của hệ thống 4 điểm - Phương pháp tính điểm của hệ thống 10 điểm - Phương pháp tính điểm của hệ thống M&S điểm PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU THEO CÁC CHUẨN QUỐC TẾ
  15. Phân lọai lỗi theo nhóm tác nhân gây lỗi - Lỗi sợi : Lỗi được gây nên cho vải từ qúa trình xe và kéo sợi. Lỗi sợi thường nằm trong cấu trúc vải. Các dạng lỗi sợi phổ biến như: sợi không đều (dày, mỏng ), sợi khác lẫn vào, gút sợi, tạp chất bẩn trong sợi …. - Lỗi dệt: Lỗi được gây nên cho vải từ qúa trình kéo sợi. Cũng như lỗi sợi, các lọai lỗi thuộc nhóm này cũng nằm trong cấu trúc vải. Các dạng lỗi dệt phổ biến như: mất sợi, chập sợi, đứt sợi… - Lỗi nhuộm : Lỗi được gây nên cho vải từ qúa trình nhuộm vải. Lỗi nhuộm thường xảy ra trên bề mặt vải. Các dạng lỗi sợi phổ biến như: đốm màu, sọc màu, lệch tông màu, loang màu, … - Lỗi hoàn tất: Lỗi được gây nên cho vải từ qúa trình hòan tất vải ( ngòai nhuộm). Cũng như lỗi nhuộm, lỗi hòan tất thường xảy ra trên bề mặt vải. Các dạng lỗi thường gặp là: sợi xiên hoặc vòng cung, nếp gấp, nhăn, vết xước, rách … - Lỗi bảo quản : Lỗi được gây nên cho vải từ qúa trình vận chuyển, bảo quản hay chế tác vải. Các dạng lỗi này chỉ xuất hiện trên bề mặt vải, không có ảnh hưởng đến cấu trúc vải. Các dạng lỗi gồm: vết dầu mỡ, vết bẩn, vết ố, thâm kim…. CÁCH PHÂN LOẠI LỖI TRÊN NGUYÊN LIỆU
  16. Phân lọai lỗi theo mức độ lỗi - Lỗi nặng : Là các lỗi vải nếu phát hiện trên sản phẩm may cuối cùng (áo, quần..)thì các sản phẩm may này sẽ bị loại bỏ hoặc phải hạ loại. - Lỗi nhẹ :Là các lỗi vải nếu phát hiện trên sản phẩm may cuối cùng cũng không dẫn tới việc phải hạ loại hoặc loại bỏ sản phẩm đó . CÁCH PHÂN LOẠI LỖI TRÊN NGUYÊN LIỆU
  17.  Quá trình CBSX về NPL có chức năng giám định chất lượng NL nhằm đảm bảo mức độ đáp ứng của NL theo các chuẩn qui định của hệ thống đánh giá.  Nguyên liệu được chấp thuận đưa vào sản xuất hàng may mặc phải là vải loại 1  Các Lỗi trên bề mặt Nguyên liệu sẽ bị xử lý qua các Công đoạn của các quá trình đi từ cắt, may đến hoàn tất.  Nếu sử dụng Nguyên liệu loại 2 vào sản xuất hàng may mặc thì phải có các giải pháp hỗ trợ cho qui trình sản xuất CHUẨN CHẤP NHẬN CỦA NGUYÊN LIỆU
  18. Tất cả các phụ liệu trong ngành may đều phải được kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất. - Kiểm tra ban đầu: Đầu tiên người ta dựa vào tài liệu và mẫu gốc để kiểm tra màu sắc, chủng loại, size, các ký mã hiệu trên phụ liệu nhập về xem có đúng hay không ? - Kiểm tra chi tiết: Nếu kiểm tra ban đầu là đúng, sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA PL
  19. Để xác định số lượng phụ liệu người ta có thể áp dụng phương pháp: kiểm tra trực tiếp hay kiểm tra gián tiếp  Phương pháp kiểm tra trực tiếp: Người ta thực hiện cân, đo hay đếm trực tiếp số phụ liệu để xác định số lượng. Phương pháp này áp dụng cho các lọai phụ liệu có kích thước nhỏ được bao gói (gói, hộp, cuộn,..), các phụ liệu đặc biệt (nhãn chính, nhãn thương hiệu…), các lọai phụ liệu có kích thước lớn (thùng carton).  Phương pháp kiểm tra gián tiếp: Số lượng của một lọai phụ liệu trong bao gói được xác định bằng cách cân và so sánh với khối lượng “chuẩn”của một bao gói phụ liệu cùng lọai ( Khối lượng “chuẩn” của một bao gói tương ứng với một số lượng phụ liệu nhất định) NỘI DUNG KIỂM CHI TIẾT PL – SỐ LƯỢNG
  20. Căn cứ vào các qui cách và thông số kỹ thuật đặc trưng về ngọai hình và tính chất, người ta tiến hành việc kiểm tra chất liệu bằng phương pháp kiểm tra 100% hay kiểm tra xác xuất.  Phương pháp kiểm tra 100%: Phương pháp này dùng để kiểm tra các lọai phụ liệu có định mức tiêu hao trong sảnxuất bằng 0% ( Nhãn chính, nhãn thương hiệu)  Phương pháp kiểm tra xác suất: Đây là phương pháp kiểm tra được áp dụng rộng rãi để xác định chất lượng cho nhiều lọai phụ liệu. Để giám định chất lượng phụ liệu bằng phương pháp kiểm tra xác suất, nguời ta tiến hành lấy mẫu phụ liệu ngẫu nhiên để kiểm tra về qui cách và thông số kỹ thuật. Căn cứ vào chất lượng của mẫu kiểm tra, người ta đưa ra quyết định chấp nhận về chất luợng của tòan bộ phụ liệu còn lại hay kiểm tra lại chất lượng của tất cả phụ liệu.  NỘI DUNG KIỂM CHI TIẾT PL – CHẤT LƯỢNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2