Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 5 - TS. Hồ Thị Minh Hương
lượt xem 3
download
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 5 Quá trình chuẩn bị sản xuất về công nghệ, gồm các nội dung chính như sau vai trò của quá trình chuẩn bị sản xuất về công nghệ; Mô tả mẫu; Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu; Định mức và cân đối nguyên phụ liệu; Hệ thống Tiêu chuẩn kỹ thuật; Xây dựng qui trình may; Sơ đồ nhánh cây; Tổ chức phân công lao động trên chuyền; Thiết kế chuyền; Bố trí mặt bằng phân xưởng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 5 - TS. Hồ Thị Minh Hương
- BÀI 5: QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ CÔNG NGHỆ TS HỒ THỊ MINH HƯƠNG
- „Nhận diện được đặc điểm và phương pháp thực hiện các công đoạn của quá trình chuẩn bị sản xuất về công nghệ „So sánh phương pháp thực hiện các công đoạn của quá trình chuẩn bị sản xuất về công nghệ ở các hình thức sản xuất „Liên hệ và lập giả thuyết về các khả năng xảy ra. CHUẨN ĐẦU RA
- „ Vai trò của quá trình chuẩn bị sản xuất về công nghệ. „ Mô tả mẫu „ Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu „ Định mức và cân đối nguyên phụ liệu „ Hệ thống Tiêu chuẩn kỹ thuật „ Xây dựng qui trình may „ Sơ đồ nhánh cây „ Tổ chức phân công lao động trên chuyền „ Thiết kế chuyền „ Bố trí mặt bằng phân xưởng NỘI DUNG
- „Thảo luận nhóm: Theo câu hỏi của giảng viên. „Bài tập nhóm: Sử dụng sơ đồ tư duy để mô phỏng quá trình chuẩn bị sản xuất về công nghệ. HOẠT ĐỘNG
- „ Tập trung vào công tác chuẩn bị các tài liệu để triển khai sản xuất. „ Tài liệu có nhiệm vụ hướng dẫn và quy định rõ những yêu cầu kĩ thuật trong tổ chức quy trình sản xuất nhằm đảm bảo cho sản phẩm có chất lượng đúng và ổn định và là cơ sở để kiểm soát sản xuất. „ Chuỗi các công việc được thực hiện nối tiếp hoặc song song với nhau. „ Thứ tự và nội dung thực hiện các công việc của quá trình này cũng thay đổi theo hình thức sản xuất ( tự sản tự tiêu hay gia công). „ Đạt được sự chủ động trong quá trình triển khai sản xuất. „ Các sai sót trong công tác chuẩn bị về công nghệ sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng cho lô hàng sản xuất, gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như uy tín của doanh nghiệp. VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ CÔNG NGHỆ
- Mô tả mẫu thể hiện những thông tin ban đầu và tổng quan nhất về sản phẩm. Chúng đuợc sử dụng liên tục trong suốt quá trình may. Mô tả mẫu gồm: - Hình vẽ mẫu - mô tả mẫu - Bảng thông số đo thành phẩm của sản phẩm. MÔ TẢ MẪU
- KHÁI NiỆM: Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu là tài liệu được trình bày dưới dạng bảng biểu. Bảng này tập hợp tất cả các mẫu nguyên phụ liệu cần sử dụng cho mã hàng sản xuất và có tên gọi khác là bảng màu. ĐẶC ĐiỂM: Mẫu của các nguyên phụ liệu sẽ được trình bày theo màu của vải chính. „ Đối nguyên phụ liệu, phải ghi tất cả các ký hiệu về: màu sắc, chủng loại, thông số kỹ thuật…. Cần có qui định về bề mặt vải (mặt phải và trái) „ Đối với chỉ may các loại thì phải ghi cụ thể về công dụng (chỉ may, chỉ vắt sổ, chỉ thùa khuy), chủng loại (thành phần, màu sắc, chỉ số…). „ Mẫu nguyên phụ liệu được lựa chọn để trình bày phải là mẫu đại diện cho nguyên phụ liệu có trong mẫu may. „ Khi tiến hành lập bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu, cần phải cân nhắc đến số mẫu nguyên phụ liệu phải trình bày và trình tự sắp xếp chúng. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NGUYÊN PHỤ LIỆU
- CÔNG DỤNG: „ Phòng kỹ thuật: Cung cấp thông tin về tính chất nguyên phụ liệu cho công tác chuyên môn của bô phận thiết kế mẫu, may mẫu và giác sơ đồ, các tài liệu kỹ thuật. „ Xưởng cắt: Kiểm tra sơ bộ về chủng loại nguyên liệu của một mã hàng được nhập - Căn cứ vào tính đồng bộ của các loại nguyên liệu, lập kế hoạch cắt cho nguyên liệu . - Là cơ sở để xác định bề mặt nguyên liệu trong công tác trải vải. „ Xưởng may: Sử dụng chính xác các loại nguyên phụ liệu vào sản phẩm. - Sử dụng bảng màu trong hoạt động cấp phát bán thành phẩm và phụ liệu cho chuyền may. - Là cơ sở để kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối chuyền về qui cách nguyên phụ liệu và sự đồng bộ của các loại nguyên phụ liệu. „ Xưởng hoàn tất: Sử dụng bảng màu trong hoạt động cấp phát phụ liệu bao gói cho xưởng hoàn tất. - Kiểm tra về qui cách phụ liệu bao gói và sự tham gia của các loại phụ liệu bao gói HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NGUYÊN PHỤ LIỆU
- „ KHÁI NiỆM VỀ ĐMNL: là mức độ tiêu hao về nguyên liệu trên một đơn vị sản phẩm. Định mức về nguyên liệu của một loại sản phẩm may đặc trưng cho sự tiêu hao một dạng nguyên liệu trên sản phẩm theo điều kiện xác định. Trên thực tế, mức độ tiêu hao của nguyên liệu sẽ tùy thuộc vào khổ của nguyên liệu „ PHÂN LOẠI VÀ CÁCH TÍNH ĐMNL: Định mức sơ bộ NL - Định mức sơ bộ được tính cho sự tiêu hao nguyên liệu theo cỡ vóc trung bình của hệ thống cỡ vóc. được xác định theo chủng loại sản phẩm và khổ nguyên liệu. - Tiến hành xếp các chi tiết của một sản phẩm thuộc cỡ vóc trung bình theo khổ vải (giác sơ đồ một sản phẩm của cỡ vóc trung bình theo khổ vải). Chiều dài của sơ đồ sau khi giác thể hiện giá trị định mức sơ bộ ( m/sp) ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU (ĐMNL)
- Định mức kỹ thuật của nguyên liệu - Mức độ tiêu hao tối thiểu về nguyên liệu trên một đơn vị sản phẩm, được xác định theo chủng loại sản phẩm và khổ nguyên liệu. - Không kể đến % hao phí nguyên liệu trong sản xuất. Sự tiêu hao nguyên liệu chỉ do yêu cầu kỹ thuật về nguyên liệu trên sản phẩm. - Được thiết lập qua công tác giác sơ đồ ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU (ĐMNL)
- Định mức sản xuất của nguyên liệu - Trên cơ sở thừa nhận các nguyên nhân gây nên sự hao hụt nguyên liệu, người ta cho phép sử dụng giá trị “phần trăm tiêu hao nguyên liệu”. Đây là đại lượng đặc trưng cho những tiêu hao của nguyên liệu ngoài định mức kỹ thuật. - Để tính tiêu hao nguyên liệu toàn phần cho một đơn vị sản phẩm trong sản xuất, người ta đưa ra khái niệm “Định mức sản xuất”. Định mức sản xuất được thiết lập trên cơ sở định mức kỹ thuật và phần trăm tiêu hao của nguyên liệu trong sản xuất. Giá trị định mức sản xuất được sử dụng để cấp phát nguyên phụ liệu trong sản xuất. Định mức sản xuất được gọi tên khác là định mức cấp phát ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU (ĐMNL)
- „ KHÁI NiỆM:Mức độ tiêu hao của một loại phụ liệu trên một đơn vị sản phẩm may được gọi định mức của loại phụ liệu đó. Cũng như nguyên liệu, định mức phụ liệu đặc trưng cho sự tiêu hao của một loại phụ liệu cho sản phẩm với những điều kiện xác định „ PHÂN LOẠI VÀ CÁCH TÍNH: - Định mức kỹ thuật của phụ liệu: Sự tiêu hao tối thiểu của một loại phụ liệu cho một sản phẩm trong sản xuất công nghiệp. Được xác định bằng cách đếm trực tiếp. - Định mức sản xuất của phụ liệu: Sự tiêu của một loại phụ liệu trên một sản phẩm có tính đến sự hao phí trong sản xuất công nghiệp Định mức sản xuất của phụ liệu được thiết lập trên cơ sở của định mức kỹ thuật và phần trăm tiêu hao của phụ liệu trong sản xuất. ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG PHỤ LIỆU
- „ KHÁI NiỆM: Mức độ tiêu hao của chỉ trên một đơn vị sản phẩm may được gọi định mức của chỉ. Định mức chỉ sẽ được thiết lập cho từng loại chỉ có mặt trên sản phẩm. „ PHÂN LOẠI VÀ CÁCH TÍNH - Định mức kỹ thuật của chỉ may : Định mức kỹ thuật của một loại chỉ may đặc trưng cho mức độ tiêu hao tối thiểu của loại chỉ này trên một đơn vị sản phẩm. Sự tiêu hao này của chỉ may xảy ra do yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, không kể đến % hao phí chỉ trong sản xuất . Được xác định bằng Phương pháp xác định trực tiếp , Phương pháp tính toán, Phương pháp dùng hệ số chỉ và định mức chỉ của đường may qui cách) - Định mức sản xuất của chỉ may: Định mức sản xuất của chỉ là giá trị tiêu hao chỉ may cho một đơn vị sản phẩm trong sản xuất. Được xác định trên cơ sở định mức kỹ thuật và phần trăm tiêu hao của chỉ may trong sản xuất. % tiêu hao chỉ may được xác định theo độ lớn của lô hàng. ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG CHỈ MAY
- „ Trêncơ sở xác định ĐMKTvà ĐMSX cho từng loại NPL, tiến hành lập Bảng định mức nguyên phụ liệu cho một đơn vị sản phẩm (định mức nguyên phụ liệu) và tiêu hao của nguyên phụ liệu cho cả đơn hàng. „ Sosánh tiêu hao nguyên phụ liệu cho cả đơn hàng trong sản xuất với Tổng lượng nguyên phụ liệu đã nhập để lập bảng cân đối NPL cho toàn bộ lô hàng. ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NPL VÀ CÂN ĐỐI NGUYÊN PHỤ LIỆU
- CÔNG DỤNG CỦA BẢNG ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NPL „ Bộ phận kế hoạch: Lập kế hoạch cung ứng nguyên phụ liệu trong sản xuất tự sản tự tiêu. Lập bảng cân đối, quyết toán về nguyên phụ liệu trong mọi hình thức sản xuất. „ Kho nguyên phụ liệu: Chuẩn bị và cấp phát số lượng nguyên phụ liệu đúng theo yêu cầu của từng mã hàng và theo kế hoạch sản xuất „ Phòng kỹ thuật: Cung cấp thông tin về định mức nguyên phụ liệu cho công tác may mẫu, giác sơ đồ. „ Xưởng cắt: Kiểm tra các công đoạn trải và cắt vải. „ Xưởng may: Nhận Nguyên Phụ liệu để bố trí lao động và sử dụng nguyên phụ liệu một cách hợp lý. Căn cứ vào các qui định về định mức nguyên phụ liệu, kiểm tra số lượng và chất lượng sản phẩm. „ Xưởng hoàn tất: Nhận và sử dụng nguyên phụ liệu bao gói một cách hợp lý. ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NPL
- „ KHÁI NiỆM: Hệ thống tài liệu kỹ thuật là những tài liệu được thể hiện dưới dạng văn bản hay bảng biểu về các qui định mang tính kỹ thuật sử dụng trong sản xuất cho các xưởng cắt, may, hoàn tất. Mục đích sử dụng tài liệu kỹ thuật bao gồm: - Tài liệu được sử dụng là cơ sở để triển sản xuất, dẫn hướng công việc - Giải quyết các vấn đề phát sinh trong sản xuất. - Làm cơ sở để kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu chất lượng sản phẩm HỆ THỐNG TÀI LIỆU TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
- Tài liệu kỹ thuật may qui định: „ Yêu cầu kỹ thuật của các mũi may và đường may: Các yêu cầu thường gặp là: mật độ mũi may, bề rộng của đường may (bề rộng bờ vắt sổ), cự ly diễu ( khoảng cách từ đường may diễu đến đường may trước), qui định về lại mũi (lại mũi đầu đường may). „ Qui định về cách lắp ráp: Qui định về cách lắp ráp chi tiết, kiểu đường may hay thiết bị sử dụng „ Qui định về các điểm định vị: Vị trí của các điểm định vị (khoảng cách từ điểm định vị đối với các điểm cố định trên sản phẩm. Ví dụ như vị trí đóng nút áo thứ 1 được xác định theo vị trí điểm đầu cổ). Vị trí của các hình in, thêu… nếu có TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT MAY
- Tiêu chuẩn kỹ thuật cắt có thể tồn tại dưới hình thức của nhiều bản tài liệu. Nội dung của tất cả các tài liệu này sẽ tập trung vào việc hướng dẫn kỹ thuật cho xưởng cắt và nêu yêu cầu cho từng công đoạn. Tài liệu sử dụng như cơ sở đánh giá chất lượng chi tiết cắt. „ Qui định cắt „ Quy định về trải vải – ép dán: „ Quy định về cắt mex „ Quy định về đánh số „ Tiêu chuẩn giác sơ đồ: TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CẮT
- - Qui định về phương pháp ủi, chế độ ủi, các yêu cầu của sản phẩm sau khi ủi, kích cỡ bao gói, qui cách gấp xếp, cách sử dụng phụ liệu bao gói, qui cách đóng thùng….. - Qui định trình tự kiểm tra, phương pháp kiểm tra, cách đánh giá lỗi và phân loại sản phẩm TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT HOÀN TẤT VÀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
- KHÁI NiỆM: - Quy trình may quy định trình tự và phương thức gia công sản phẩm may. - Quy trình may được phân thành các phần công việc hay còn gọi là công đoạn. Mỗi công việc hay công đoạn được xác định bởi một số các yếu tố liên quan đến điều kiện thực hiện. - Tất cả các công đoạn của quy trình được thể hiện ở dạng bảng biểu gọi là “Bảng quy trình may”. Bảng quy trình may liệt kê tất cả các bước công việc cần thiết để may hoàn tất sản phẩm theo một trình tự nhất định. - Với cùng một yêu cầu kỹ thuật may, sản phẩm vẫn có thể có một hay nhiều bảng quy trình may khác nhau. QUY TRÌNH MAY
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đào tạo thiết kế mẫu công nghiệp
11 p | 752 | 137
-
Bài giảng Công nghệ gia công sản phẩm may: Phần 2 - TS. Phan Thanh Thảo
25 p | 19 | 6
-
Bài giảng Nghề may - Bài 2: Quần dài nữ
9 p | 18 | 5
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 6 - TS. Hồ Thị Minh Hương
26 p | 12 | 3
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 8 - Nguyễn Thị Nghĩa
25 p | 13 | 3
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 8 - TS. Hồ Thị Minh Hương
17 p | 7 | 2
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 7 - TS. Hồ Thị Minh Hương
13 p | 10 | 2
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 4 - TS. Hồ Thị Minh Hương
51 p | 7 | 2
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 3 - TS. Hồ Thị Minh Hương
28 p | 8 | 2
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 2 - TS. Hồ Thị Minh Hương
29 p | 6 | 2
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 1 - TS. Hồ Thị Minh Hương
39 p | 8 | 2
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 7 - Nguyễn Thị Nghĩa
25 p | 9 | 2
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 6 - Nguyễn Thị Nghĩa
17 p | 7 | 2
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 5 - Nguyễn Thị Nghĩa
23 p | 7 | 2
-
Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 9 - TS. Hồ Thị Minh Hương
30 p | 6 | 2
-
Bài giảng Công nghệ may 1: Bài 2 - TS. Hồ Thị Minh Hương
122 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn