intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 1 - TS. Trần Thị Kim Oanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

15
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 1: Tổng quan về đầu tư tài chính, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Một số khái niệm cơ bản trong đầu tư tài chính; Lợi nhuận và rủi ro của một tài sản tài chính; Lợi nhuận và rủi ro của một danh mục đầu tư; Mức ngại rủi ro. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 1 - TS. Trần Thị Kim Oanh

  1. ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH GV: TS. Trần Thị Kim Oanh Email: kimoanh@ufm.edu.vn
  2. GIỚI THIỆU CHUNG Mục tiêu: Trang bị những kiến thức về: - Lý thuyết danh mục đầu tư, - Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM); - Mô hình đa nhân tố và lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá; - Định giá, phân tích cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh, - Xác định mức sinh lời, rủi ro trong đầu tư, các bước xây dựng danh mục đầu tư và đánh giá, quản lý danh mục đầu tư. Yêu cầu -Tham gia nghe giảng tại lớp và trả lời các câu hỏi thảo luận -Làm các bài tập minh họa ngay tại lớp -Không được sử dụng điện thoại trong lớp học 2
  3. CHƯƠNG TRÌNH HỌC 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 2 LÝ THUYẾT DANH MỤC ĐẦU TƯ (thuyết trình – 2 nhóm) 3 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN (CAPM) (thuyết trình – 2 nhóm) 4 MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ VÀ KINH DOANH CHÊNH LỆCH GIÁ (thuyết trình – 2 nhóm) 5 PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 6 PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU 7 THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH (thuyết trình-2 nhóm) 8 XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ (thuyết trình- 2 nhóm) 3
  4. CÁCH ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN ✓Điểm quá trình: (40%) - Bài tập cá nhân và kiểm tra ngẫu nhiên: 5% - Thuyết trình nhóm (tối đa 7-8 SV/nhóm, đảm bảo 10 nhóm): 15% - Kiểm tra giữa kỳ (báo trước): 20% ✓ Điểm THI kết thúc học phần (60%): - Hình thức trắc nghiệm. - Được tham khảo tài liệu - Thời lượng 60 phút
  5. TÀI LIỆU HỌC TẬP 1. Tập bài giảng Đầu tư tài chính và Quản lý danh mục đầu tư. 2. TS. Võ Thị Thuý Anh, ThS. Lê Phương Dung, ThS. Đặng Hữu Mẫn (2012), Giáo trình Đầu tư tài chính, NXB Tài chính. 3. Trần Thị Thái Hà (2014), Đầu tư tài chính, thuviennet. 4. Bodie Kane Marcus, Investment and Porffolio Management, Global Edittion.
  6. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 1.2. LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA MỘT TÀI SẢN TÀI CHÍNH 1.3. LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA MỘT DANH MỤC ĐẦU TƯ 1.4. MỨC NGẠI RỦI RO
  7. 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TÀI SẢN THỰC TÀI SẢN TÀI CHÍNH - Trực tiếp tham gia vào quá trình sản - Không trực tiếp tham gia vào quá xuất hàng hóa, dịch vụ. trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ, Ví dụ: Đất đai, nhà xưởng, máy móc, Ví dụ: Tiền, chứng khoán và các loại thiết bị... giấy tờ có giá - Tài sản thực tạo ra lợi tức thuần cho - Định ra sự phân phối lợi tức hoặc nền kinh tế của cải giữa các nhà đầu tư - Được tài trợ chủ yếu bằng việc phát - Thu nhập từ chứng khoán của nhà hành chứng khoán đầu tư chủ yếu từ lợi tức do các tài sản thực tạo ra 7
  8. 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ ĐẦU CƠ - Là sự “hy sinh” ở hiện tại để kỳ vọng - Là hành vi tận dụng cơ hội của thị có thu nhập cao hơn trong tương lai trường biến động để mua/bán hàng hóa và - Cần sự phân tích về đối tượng đầu tư kiếm chênh lệch khi thị trường ổn định trở và sự kỳ vọng vào sự phát triển của đối lại tượng được đầu tư - Mua vào với số lượng lớn với mục đích - Thường có thời gian tương đối dài tạo sự khan hiếm, đẩy giá lên cao hơn nhiều lần so với giá lúc bình thường rồi bán - Diễn ra trong ngắn hạn và thu lợi nhờ chênh lệch về giá 8
  9. PHÂN LOẠI TÀI SẢN TÀI CHÍNH ❖ Trái phiếu (Bonds): doanh nghiệp, chính phủ, kho bạc… ❖ Cổ phiếu (Securities) ❖ Các khoản vay (Loans) ❖ Phái sinh: quyền chọn, hoán đổi, kỳ hạn, tương lai ❖ Tiền gửi: chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm… ❖ Các khoản đặt cọc, ký quỹ, thế chấp ❖ Thư tín dụng, thư bảo lãnh
  10. 1.1.3. Khái niệm về đầu tư tài chính KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ ❖ Đầu tư tài chính là một hình thức đầu tư gián tiếp thông qua việc đầu tư các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, các hợp đồng phái sinh, ... ❖ Nhà đầu tư tài chính thông thường nhắm vào mục đích mua và bán chứ ít khi làm tăng giá trị thực của công ty mà họ đầu tư vào. 10
  11. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ ❖Thu nhập (return) ❖Rủi ro (risk) ❖Cân đối lợi nhuận – rủi ro dự kiến
  12. Quy trình đầu tư tài chính Bao gồm 5 bước: ❖Bước 1: Thiết lập chính sách đầu tư (Set the investment policy) ❖Bước 2: Phân tích chứng khoán (Security analysis) ❖Bước 3: Thiết lập danh mục đầu tư (Construct a portfolio) ❖Bước 4: Điều chỉnh danh mục đầu tư (Revise the portfolio) ❖Bước 5: Đánh giá tính hiệu quả hoạt động của danh mục (Evaluate the performance of the portfolio)
  13. 1.2. LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA MỘT TÀI SẢN TÀI CHÍNH ❖Đo lường tỷ suất lợi tức của một chứng khoán ❖Đo lường rủi ro của một chứng khoán
  14. 1.2.1. Đo lường tỷ suất lợi tức của một chứng khoán + Đo lường tỷ suất lợi tức quá khứ a. Lợi tức thời kỳ (thu nhập – holding period return) Giá trị lúc kết thúc đầu tư HPR = Giá trị lúc bắt đầu khoản đầu tư - HPR: thu nhập hay lợi tức - HPR > 1: giá trị tài sản tăng thời kỳ (holding period - HPR < 1: giá trị tài sản giảm return – HPR) - HPR = 0: NĐT đã mất hết tiền - Khoảng thời gian thực hiện hoạt động đầu tư đó gọi là thời gian nắm giữ (holding period) 14
  15. 1.2.1. Đo lường tỷ suất lợi tức của một chứng khoán Ví dụ: Nhà đầu tư bỏ ra 300 triệu đồng để đầu tư vào cổ phiếu VNM tại thời điểm đầu năm và nhận lại được 360 triệu đồng vào thời điểm cuối năm. Lợi tức thời kỳ trong khoảng thời gian này là bao nhiêu? 360 HPR = = 1,2 300 15
  16. 1.2.1. Đo lường tỷ suất lợi tức của một chứng khoán b. Tỷ suất lợi tức thời kỳ Mặc dù HPR giúp ước tính sự thay đổi trong giá trị của việc đầu tư, nhưng NĐT thông thường ước tính thu nhập theo tỷ lệ phần trăm bằng tỷ suất lợi tức thời kỳ (HPY – Holding Period Yield). D + P1 – P0 HPY = HPR – 1 = P0 Trong đó: D: dòng thu nhập từ chứng khoán P1: giá bán chứng khoán vào cuối thời gian nắm giữ P0: giá mua chứng khoán ban đầu 16
  17. 1.2.1. Đo lường tỷ suất lợi tức của một chứng khoán b. Tỷ suất lợi tức thời kỳ NĐT thông thường ước tính thu nhập theo tỷ lệ phần trăm bằng tỷ suất lợi tức thời kỳ (HPY). D + P1 – P0 HPY = P0 Trong đó: D: dòng thu nhập từ chứng khoán P1: giá bán chứng khoán vào cuối thời gian nắm giữ P0: giá mua chứng khoán ban đầu 17
  18. 1.2.1. Đo lường tỷ suất lợi tức của một chứng khoán Ví dụ: Một nhà đầu tư mua 1 cổ phiếu với giá 100$, cổ tức nhận được cuối kỳ là 4$. Sau 1 năm nhà đầu tư bán cổ phiếu với giá 106$. Khi đó tỷ suất lợi tức là: 4 + 106 − 100 HP𝑌 = = 0,1 = 10% 100 18
  19. 1.2.1. Đo lường tỷ suất lợi tức của một chứng khoán Bài tập 1: Vào ngày đầu năm, nhà đầu tư mua 10.000 cổ phiếu với giá 34.000 đồng/cổ phiếu và một năm sau bán nó với giá 39.000 đồng/cổ phiếu. Trong suốt thời gian nắm giữ, bạn nhận được 1.500 đồng tiền cổ tức trên mỗi cổ phiếu. Hãy tính HPR, HPY cho sự đầu tư này?
  20. 1.2.1. Đo lường tỷ suất lợi tức của một chứng khoán Bài tập 2: Tỷ suất sinh lời trên một kỳ nắm giữ (HPY) của một cổ phiếu là 35%. Giá kết thúc của cổ phiếu là 18.000 đồng và giá ban đầu của cổ phiếu là 16.500 đồng. Cổ tức tiền mặt nhận được từ cổ phiếu này là bao nhiêu?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2