Bài giảng Kinh tế ngoại thương - Chương 7: Chiến lược phát triển ngoại thương
lượt xem 27
download
Trong bài giảng Kinh tế ngoại thương Chương 7 Chiến lược phát triển ngoại thương nhằm trình bày về các mô hình chiến lược phát triển, chiến lược phát triển dựa trên cơ sở nguồn lực trong nước, chiến lược phát triển ngoại thương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế ngoại thương - Chương 7: Chiến lược phát triển ngoại thương
- CHƯƠNG 7: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG
- CHƯƠNG 7: I. CÁC MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN II. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG
- CHƯƠNG 7: I. CÁC MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN 1. Khái niệm - “Chiến lược” thường được hiểu là đường hướng và cách giải quyết nhiệm vụ mang tính toàn cục, tổng thể và trong thời gian dài. - Chiến lược vs Chiến thuật
- CHƯƠNG 7: I. CÁC MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN 2. Các mô hình chiến lược Theo phân chia của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) 2.1. CL tăng trưởng nhanh 2.2. CL phát triển dựa trên cơ sở nguồn lực trong nước 2.3. CL nhằm vào các nhu cầu cơ bản 2.4. Tập trung vào tạo việc làm
- CHƯƠNG 7: I. CÁC MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN 2. Các mô hình chiến lược 2.1. CL tăng trưởng nhanh - Hướng mạnh về XK, đồng thời cũng phải NK khá nhiều, đặc biệt là đầu vào cho XK - Hoàn toàn hội nhập, cạnh tranh cao trong và ngoài nước - Đòi hỏi thu hút cao về vốn, công nghệ, nhanh chóng tạo kết cấu hạ tầng hiện đại để hỗ trợ - Các dự án đòi hỏi có mức hoàn vốn cao nhất
- CHƯƠNG 7: I. CÁC MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN 2. Các mô hình chiến lược 2.1. CL tăng trưởng nhanh Hạn chế: - Gây dư thừa lao động - Tăng sự khác biệt về trình độ phát triển giữa các vùng, các ngành, các bộ phận dân cư
- CHƯƠNG 7: I. CÁC MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN 2. Các mô hình chiến lược 2.2. CL phát triển dựa trên cơ sở nguồn lực trong nước Dựa chủ yếu vào thế mạnh tài nguyên thiên nhiên, hướng mạnh vào SX và XK cho các ngành CN dựa trên nguồn lực tài nguyên Hạn chế: - Không phải nước nào cũng có đủ nguồn lực TNTN lớn để dựa hẳn vào, nguồn TNTN rồi cũng có lúc cạn kiệt - Tăng trưởng chậm và không bền vững, phát triển nguồn nhân lực càng chậm
- CHƯƠNG 7: I. CÁC MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN 2. Các mô hình chiến lược 2.3. CL nhằm vào các nhu cầu cơ bản Là một dạng CL thay thế NK, nhắm tới thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của nội địa. Hạn chế: Hiệu quả không cao, tính cạnh tranh kém. Chỉ dựa vào nhu cầu nội địa không đủ lớn để kích thích sản xuất mạnh mẽ trong nước
- CHƯƠNG 7: I. CÁC MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN 2. Các mô hình chiến lược 2.4. CL tập trung vào tạo việc làm Chủ yếu nhấn mạnh vào mục tiêu giải quyết nhu cầu lao động - Các ngành CN quy mô nhỏ đóng vai trò chủ yếu, CN vừa và nhỏ ở nông thôn phát triển, hợp tác quốc tế ở mức độ thấp - Công nghệ không cao. Hạn chế: CN thấp, cạnh tranh chủ yếu trên hàng thâm dụng lao động, khả năng hợp tác quốc tế thấp.
- CHƯƠNG 7: II. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG 1. Các loại hình chiến lược ngoại thương 1.1. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô 1.2. Chiến lược thay thế hàng NK 1.3. Chiến lược sản xuất hướng về XK
- 1.1. Chiến lược XK sản phẩm thô a) Nội dung chiến lược: - Dựa chủ yếu vào việc sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên sẵn có và các điều kiện thuận lợi trong nước về các sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng. - Chiến lược này được thực hiện trong điều kiện trình độ sản xuất còn thấp, đặc biệt là trình độ của ngành công nghiệp và khả năng tích lũy vốn của nền kinh tế còn bị hạn chế.
- 1.1. Chiến lược XK sản phẩm thô b) Ưu điểm: - Tạo điều kiện phát triển kinh tế theo chiều rộng, xuất hiện nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài và tích lũy trong nước, giải quyết công ăn việc làm, tăng đội ngũ công nhân lành nghề, dẫn đến tăng quy mô sản xuất của nền kinh tế. - Thay đổi cơ cấu kinh tế, góp phần tạo nguồn vốn ban đầu cho công nghiệp hóa.
- 1.1. Chiến lược XK sản phẩm thô c) Nhược điểm: Hiệu quả kinh tế mang lại không cao do: + Cung sản phẩm thô không ổn định + Cầu sản phẩm thô không ổn định + Giá cả sản phẩm thô có xu hướng giảm so với hàng công nghệ + Việc dựa chủ yếu vào TNTN và lao động trong nước khiến phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên không bền vững
- 1.2. Chiến lược sản xuất thay thế NK a) Quá trình hình thành và phát triển - Nước phát triển: hầu hết theo đuổi trong TK 19 - Nước đang phát triển: Mỹ La tinh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ… trong khoảng trước chiến tranh 2. Sau này các nước Á, Phi coi là chiến lược chủ đạo trong những năm 60 (vì khi giành được đôc lập về chính trị cũng muốn tự chủ về kinh tế).
- 1.2. Chiến lược sản xuất thay thế NK b) Nội dung - Khi theo đuổi chiến lược này, Quốc gia muốn tự sản xuất đại bộ phận hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu trong nước. - Thực hiện chính sách đóng cửa và thi hành chính sách bảo hộ cao nhằm tạo điều kiện thuận lợi để ngành SX trong nước phát triển và làm chủ về mặt kỹ thuật, công nghệ.
- 1.2. Chiến lược sản xuất thay thế NK c) Ưu điểm - Bước đầu đem lại sự mở mang nhất định các cơ sở sản xuất trong nước - Giải quyết việc làm - Nền kinh tế phát triển cân đối vì các ngành đều có thuận lợi như nhau - Nền kinh tế trong nước tránh được những ảnh hưởng xấu từ thị trường thế giới.
- 1.2. Chiến lược sản xuất thay thế NK c) Nhược điểm - Hạn chế trong việc khai thác các nguồn lực trong và ngoài nước - Cán cân thương mại bị thiếu hụt, nạn khan hiếm ngoại tệ làm trở ngại cho quá trình SX trong nước - Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm - Thiếu cơ hội cạnh tranh quốc tế, doanh nghiệp kém năng động ảnh hưởng đến chất lượng và tiềm năng phát triển KT quốc dân
- 1.3. Chiến lược sản xuất hướng về XK a) Quá trình hình thành và phát triển - Những nước NICs là những nước đi đầu thực hiện chiến lược hướng ngoại này.
- 1.3. Chiến lược sản xuất hướng về XK b) Nội dung Chủ trương tham gia sâu vào phân công lao động quốc tế trên cơ sở lựa chọn lợi thế so sánh của mình, qua đó đem lại lợi ích tối đa. - Khuyến khích mở rộng nhanh chóng khả năng XK - Nâng đỡ hỗ trợ các ngành SX hàng XK, hạn chế việc bảo hộ CN địa phương - Thu hút tối đa vốn đầu tư nước ngoài, đảm bảo môi trường đầu tư thuận lợi
- 1.3. Chiến lược sản xuất hướng về XK c) Ưu điểm - Tốc độ phát triển kinh tế cao, trình độ kỹ thuật tiên tiến - Dựa vào đầu tư trong nước và đầu tư NN mở mang sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng XK - Sử dụng có hiệu quả nguồn lực của đất nước - Tận dụng được nguồn lực bên ngoài về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý… - Tạo được nhiều công ăn việc làm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế ngoại thương - Chương 9: Chính sách nhập khẩu
91 p | 168 | 29
-
Bài giảng Kinh tế ngoại thương - Chương 10: Chính sách xuất khẩu
91 p | 146 | 20
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 4 - TS. Hồ Trọng Phúc
46 p | 12 | 7
-
Bài giảng Kinh tế ngoại thương: Chương 4 - Chính sách và các biện pháp khuyến khích xuất khẩu
15 p | 107 | 7
-
Bài giảng Kinh tế ngoại thương: Chương 3 - Chính sách và các công cụ quản lý điều hành nhập khẩu
16 p | 99 | 7
-
Bài giảng Kinh tế ngoại thương: Chương 1 - Những vấn đề cơ bản về phát triển ngoại thương
22 p | 124 | 7
-
Bài giảng Kinh tế ngoại thương: Chương 2 - Mối quan hệ giữa ngoại thương với các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế
14 p | 85 | 4
-
Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 5 - Ari Kokko
21 p | 14 | 3
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 0 - Trương Khánh Vĩnh Xuyên
15 p | 9 | 2
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 3 - Thương mại quốc tế và các chính sách điều chỉnh thương mại quốc tế
55 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 8 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
59 p | 8 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 0 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
34 p | 7 | 2
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 2 - Trương Khánh Vĩnh Xuyên
31 p | 22 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 3: Chính sách tài khóa và ngoại thương
15 p | 14 | 1
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 9: Quan hệ kinh tế quốc tế
22 p | 4 | 1
-
Bài giảng Kinh tế, văn hoá xã hội các nước Asean: Chương 6 - ThS. Đinh Nguyệt Bích
35 p | 15 | 1
-
Bài giảng Kinh tế học quốc tế: Chương 5.2 - ThS. Nguyễn Việt Khôi
58 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn