Bài giảng Luật và đạo đức truyền thông: Chương 2 - Quy trình ra quyết định đạo đức
lượt xem 3
download
Bài giảng "Luật và đạo đức truyền thông: Chương 2 - Quy trình ra quyết định đạo đức" cung cấp cho sinh viên các nội dung kiến thức về: Quy trình ra quyết định đạo đức (ethical decision-making process) của chuyên gia PR; nhân tố cá nhân ảnh hưởng tới quyết định đạo đức; nhân tố tổ chức ảnh hưởng tới quyết định đạo đức. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật và đạo đức truyền thông: Chương 2 - Quy trình ra quyết định đạo đức
- luật và đạo đức truyền thông Chương 2: Quy trình ra quyết định đạo đức
- Nội dung Nội dung Mục tiêu • Quy trình ra quyết định đạo đức • Hiểu các giai đoạn trong quy trình (ethical decision-making process) ra quyết định đạo đức của chuyên gia PR • Ứng dụng hộp Potter trong việc ra • Nhân tố cá nhân ảnh hưởng tới quyết định của chuyên gia PR quyết định đạo đức • Hiểu ảnh hưởng của các yếu tố cá • Nhân tố tổ chức ảnh hưởng tới nhân và tổ chức tới quyết định đạo quyết định đạo đức đức
- Đặc điểm của các quyết định đạo đức • Tính không chắc chắn • Tính chất tình huống (hiện thời) • Lưỡng nan (dilemma) • Tính chính trực (cần có khả năng biện luận cho các quyết định đạo đức)
- Quy trình ra quyết định đạo đức • Các chuyên gia PR phải đối mặt hàng ngày với những quyết định trong công việc cũng như chuyên môn, có tiềm ẩn yếu tố đạo đức không chỉ trên khía cạnh cá nhân mà còn cả trong vai trò tư vấn cho tổ chức. • Chuyên gia PR cần nhận diện vấn đề đạo đức có thể gặp phải trước khi quyết định (thông qua sự nhạy cảm hay trí thông minh đạo đức – moral intteligence, tránh thiển cận đạo đức – moral/ethical myopia) • Chuyên gia PR cần hiểu, nắm vững những lập luận của bản thân về các vấn đề đạo đức. • Sử dụng khung tiếp cận/quy trình ra quyết định đạo đức để đảm bảo có quyết định đạo đức phù hợp
- Quy trình ra quyết định đạo đức (Hộp potter) 1.Định nghĩa/dữ kiện 2.Phân tích các giá trị Quyết định đạo đức 3.Áp dụng các nguyên 4.Định nghĩa sự trung tắc thành
- Quy trình ra quyết định đạo đức (Hộp potter) 1. Định nghĩa vấn đề - Parson (2008), Ethics in PR, page 138 • Thu thập thông tin có sẵn đề phân tích diễn biến của vấn đề từ đó xác định được chính xác. • Sử dụng các ”triệu chứng” nói chung không giúp giải quyết vấn đề. 2. Phân tích các giá trị • Giá trị là những khía cạnh của cuộc sống mà chúng ta cho là quan trọng • Gía trị có thể bao gồm: hệ giá trị, giá trị cá nhân, giá trị nghề nghiệp
- Quy trình ra quyết định đạo đức (Hộp potter) 3. Áp dụng các nguyên tắc • Áp dụng một quan điểm, triết lý đạo đức làm định hướng chung cho việc ra quyết định (ví dụ: thuyết vị lợi, tự do, công bằng xã hội vv…) 4. Định nghĩa lòng trung thành • Xác định người ra quyết định phải trung thành với ai (khách hàng hay ông chủ). Bản chất là thiết lập một thứ tự ưu tiên.
- Quy trình ra quyết định đạo đức (đạo đức kinh doanh) Sự Các giải Hậu quả kiện pháp Vấn đề Bên liên Quyết Đánh đạo đức quan định giá
- Quy trình ra quyết định đạo đức (đạo đức kinh doanh) 1. Xác định những dữ liệu của tình huống - Hartman (2008), Business ethics 1st edition, McGraw-Hill (sách dịch, NXB Tổng hợp TPHCM, trang 41) • Thu thập và nắm bắt đầy đủ thông tin liên quan (phân biệt dữ liệu và ý kiến) • Lưu ý nhận thức khác nhau của các cá nhân • Xem xét vai trò của khoa học (và các lập luận lý thuyết trong nghiên cứu về đạo đức)
- Quy trình ra quyết định đạo đức (đạo đức kinh doanh) 2. Xác định những yếu tố đạo đức liên quan - Hartman (2008), Business ethics 1st edition, McGraw-Hill (sách dịch, NXB Tổng hợp TPHCM, trang 41) • Các quyết định trong công việc và các quyết định đạo đức khôngphải bao giờ cũng loại trừ lẫn nhau. • Người ra quyết định cần nhạy cảm với vấn đề đạo đức, tránh thiển cận đạo đức. • Tham vấn người liên quan về ảnh hưởng của quyết định (sức khoẻ, hạnh phúc, nhân phẩm, tính chính trực, tự do) - Sự tôn trọng.
- Quy trình ra quyết định đạo đức (đạo đức kinh doanh) 3. Xác định những bên liên quan - Hartman (2008), Business ethics 1st edition, McGraw-Hill (sách dịch, NXB Tổng hợp TPHCM, trang 42) • Nhóm/bên liên quan gồm tất cả các nhóm và/hoặc cá nhân chịu ảnh hưởng bởi một quyết định, một chính sách hay hoạt động của một cá nhân, tổ chức. • Xem xét quyết định từ nhiều góc nhìn khác nhau của các bên, tránh chủ quan • Bài tập “thay đổi vị trí”.
- Quy trình ra quyết định đạo đức (đạo đức kinh doanh) 4. Cân nhắc các phương án có thể có - Hartman (2008), Business ethics 1st edition, McGraw-Hill (sách dịch, NXB Tổng hợp TPHCM, trang 42) • Trí tưởng tượng đạo đức (moral imagination) phân biệt người tốt dám đưa ra quyết định có trách nhiệm và người tốt không dám đưa ra cá quyết định đạo đức. • Xem xét các giải pháp giải quyết thế lưỡng nan và lưu tâm đến giải pháp có thể không khả thi.
- Quy trình ra quyết định đạo đức (đạo đức kinh doanh) 5. Đánh giá ảnh hưởng của mỗi giải pháp - Hartman (2008), Business ethics 1st edition, McGraw-Hill (sách dịch, NXB Tổng hợp TPHCM, trang 44) • Thử đặt mình vào vị trí của người khác, dự đoán hậu quả có thể cho các bên liên quan • Xem xét các cách thức giảm nhẹ, giảm thiểu, đền bù cho hậu quả có hại. • Kiểm tra tính chính trực của quyết định (giả sử quyết định được công khai) • Xem xét các nguyên tắc, quyền lợi, nghĩa vụ bên ngoài kết quả. • Xem xét ảnh hưởng của quyết định lên tính cách, giá trị của người ra quyết định
- Quy trình ra quyết định đạo đức (đạo đức kinh doanh) 6. Quyết định - Hartman (2008), Business ethics 1st edition, McGraw-Hill (sách dịch, NXB Tổng hợp TPHCM, trang 45) • Xem xét cơ hội thảo luận với người có liên quan • Thu thập thêm các ý kiến hoặc cách nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn. • Xem xét các nguyên tắc, bộ luật hay các nguồn bên ngoài khác có thể tháo gỡ thế lưỡng nan.
- Quy trình ra quyết định đạo đức (đạo đức kinh doanh) 7. Quan sát, học tập kết quả có được sau quyết định - Hartman (2008), Business ethics 1st edition, McGraw-Hill (sách dịch, NXB Tổng hợp TPHCM, trang 45) • Học tập từ những trải nghiệm rút ra sau khi áp dụng các quyết định/các phương án • Điều chỉnh hành động một cách hợp lý khi đối diện với những thử thách tương tự trong tương lai.
- Thu thập thông tin phù hợp & chính xác So sánh giữa cái cần chúng ta & người khác với cái chúng ta muốn Kiểm tra các luật hoặc bộ quy tắc đạo đức Xem xét trách nhiệm đạo lý Quy trình Xác định tính chất lợi ích hay gánh ra quyết định đạo nặng của giải pháp và cho ai đức của chuyên Ra quyết định Kiểm tra lại tình huống và xác định có gia pr cần lọc bỏ thành phần nào hay không
- Ảnh hưởng của yếu tố cá nhân • Quan điểm, triết lý đạo đức cá nhân của người ra quyết định • Niềm tin của người ra quyết định (belief) • Giá trị, hệ giá trị của người ra quyết định (values) • Các đặc điểm tâm lý cá nhân, tính cách của người ra quyết định (trait, personality) • Các yếu tố tình huống
- Ảnh hưởng của yếu tố cá nhân • Triết lý đạo đức (moral phylosophy) là cách tiếp cận chung dựa trên các quan điểm triết học về việc trả lời và lý giải cho câu hỏi “chúng ta nên sống như thế nào?” Mỗi cá nhân có thể có các triết lý đạo đức khác nhau trong việc ra quyết định đạo đức. • Các học thuyết, quan điểm triết học về đạo đức không quá trừu tượng. Các triết gia cố gắng đưa ra những lý lẽ hợp lý biện minh lý do tại sao có những cách hành động và quyết định cụ thể. Các lý lẽ này ngầm hướng con người tới một mục đích sâu xa hơn là một cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa. • Nền tảng tôn giáo hay thần học gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định do sự khác biệt về tín ngưỡng.
- Ảnh hưởng của yếu tố tổ chức • Văn hoá tổ chức có ảnh hưởng lớn đến các quyết định đạo đức của người lãnh đạo cũng như nhân viên • Tuyên bố tầm nhìn, sứ mệnh và các mục tiêu của tổ chức có tác động đến việc thiết lập thứ tự ưu tiên trong các quyết định đạo đức cá nhân cũng như tổ chức • Sự khác biệt về nghề nghiệp, công việc chuyên môn giữa các bộ phận trong tổ chức cũng như bên ngoài tổ chức là nguồn gốc của những khác biệt về văn hoá, giá trị
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 8 Giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự
4 p | 240 | 63
-
Tội phạm theo quy định của Bộ luật Hồng Đức
3 p | 210 | 56
-
Nét độc đáo của quy phạm pháp luật trong bộ luật Hồng Đức
9 p | 180 | 53
-
Bài giảng:PLĐC QUY PHẠM PHÁP LUẬTXÃ HỘI CHỦ NGHĨA
15 p | 243 | 38
-
Bài giảng Đạo đức và đạo đức nghề nghiệp luật sư
10 p | 239 | 28
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương II - ThS. Trần Đức Thìn
16 p | 148 | 23
-
Bài giảng Chính phủ điện tử - Chương 4: Một số vấn đề xã hội, văn hóa, đạo đức và pháp luật trong chính phủ điện tử
11 p | 14 | 8
-
Bài giảng Pháp luật y tế - Đạo đức nghề nghiệp: Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của người điều dưỡng
14 p | 24 | 5
-
Bài giảng Luật và đạo đức truyền thông: Chương 3 - Các vấn đề đạo đức trong hoạt động của tổ chức
14 p | 8 | 3
-
Bài giảng Luật và đạo đức truyền thông: Chương 5 - Luật và đạo đức liên quan đến hoạt động PR ở Việt Nam
17 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn