intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn Hệ thống tiền tệ quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Hệ thống tiền tệ quốc tế được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể phân biệt được các chế độ tỷ giá; Phân biệt được đặc điểm và cơ chế vận hành của các hệ thống tiền tệ; Giải thích được quá trình chuyển biến của hệ thống tiền tệ quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn Hệ thống tiền tệ quốc tế

  1. Hệ thống tiền tệ quốc tế International Monetary System
  2. Tài liệu đọc — Melvin & Norrbin (2017), chapter 2 — Lê Phan Thị Diệu Thảo, Nguyễn Trần Phúc và ctg (2015), chương 4
  3. Mục tiêu — Phân biệt được các chế độ tỷ giá; — Phân biệt được đặc điểm và cơ chế vận hành của các hệ thống tiền tệ; — Giải thích được quá trình chuyển biến của hệ thống tiền tệ quốc tế.
  4. Nội dung — Khái niệm, vai trò và tiêu chí phân loại hệ thống tiền tệ — Phân loại chế độ tỷ giá theo mức độ linh hoạt của tỷ giá — Quá trình phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế — Chế độ tỷ giá châu Âu (Thuyết trình) — Hệ thống tiền tệ châu Âu — Liên minh tiền tệ châu Âu
  5. Hệ thống tiền tệ quốc tế International Monetary System (IMS) — Tập hợp các qui tắc, luật lệ, và thể chế được các quốc gia thống nhất thiết lập và tự nguyện tuân thủ; — Điều chỉnh mối quan hệ tài chính tiền tệ giữa các nước; — Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế.
  6. — Chức năng của IMS — Chuẩn mực dự trữ (international reserves) thống nhất quốc tế (bản vị); — Cơ chế xác định tỷ giá hối đoái; — Cơ chế điều chỉnh mất cân bằng BOP trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia. — Cơ sở đánh giá hiệu quả điều hành của hệ thống — Khả năng tiếp cận nguồn dự trữ Tiền tệ Quốc tế của các quốc gia (khả năng thanh khoản quốc tế); — Khả năng hỗ trợ các quốc gia điều chỉnh và tái lập trạng thái cân bằng BOP của mình; — Khả năng duy trì giá trị Tiền tệ Quốc tế (độ tin cậy của hệ thống).
  7. Tiêu chí phân loại IMS — Đặc điểm của dự trữ ngoại hối: — Bản vị hàng hóa: các kim loại quý (vàng, bạc) được sử dụng làm dự trữ quốc tế — Chế độ bản vị vàng, song bản vị — Bản vị ngoại tệ: ngoại tệ được sử dụng làm dự trữ quốc tế — Bản vị kết hợp: sử dụng cả kim loại quý và ngoại tệ làm dự trữ quốc tế — Bretton Woods
  8. — Mức độ linh hoạt của tỷ giá: — Chế độ tỷ giá cố định — Chế độ tỷ giá thả nổi — Chế độ tỷ giá cố định nhưng có điều chỉnh — Chế độ tỷ giá cố định, tuy nhiên được linh hoạt trong phạm vi một biên độ — Chế độ tỷ giá bò trườn — Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý — Chế độ hai loại tỷ giá
  9. — Chế độ tỷ giá cố định (Fixed exchange rate) — NHTW ấn định mức tỷ giá ngang giá (par value) — NHTW chịu trách nhiệm duy trì tỷ giá cố định — Để duy trì tỷ giá cố định, NHTW can thiệp trực tiếp bằng cách thay đổi dự trữ ngoại hối — NHTW cũng có thể can thiệp bằng các biện pháp khác
  10. — Chế độ tỷ giá thả nổi (Floating exchange rate) — Tỷ giá vận động theo quy luật cung cầu (thị trường) — Tỷ giá thay đổi liên tục để duy trì sự cân bằng của thị trường ngoại hối — NHTW không can thiệp vào tỷ giá
  11. Diễn biến tỷ giá thả nổi Lên giá (Appreciation) Giảm giá (Depreciation)
  12. — Chế độ tỷ giá cố định có thể điều chỉnh (Fixed but adjustable exchange rate): — Tỷ giá là cố định theo mức ngang giá (par value) — Mức ngang giá được chính thức điều chỉnh khi NHTW thấy sự điều chỉnh như vậy là cần thiết — Hai loại điều chỉnh: phá giá và nâng giá — Phá giá (Devaluation): là hành động NHTW tăng tỷ giá cố định làm giảm giá đồng giá trị đồng nội tệ một cách chính thức — Nâng giá (Revaluation): là hành động NHTW giảm tỷ giá cố định làm tăng giá trị đồng nội tệ một cách chính thức
  13. Diễn biến tỷ giá cố định S(HC/FC) Nâng giá (Revaluation) Phá giá (Devaluation) Time
  14. — Chế độ tỷ giá cố định đồng thời linh hoạt trong biên độ (Fixed exchange rate and flexible with a band) — Tỷ giá được phép linh hoạt trong phạm vi một biên độ được xác định bởi hai giới hạn: giới hạn trên và giới hạn dưới của mức ngang giá; — Tỷ giá được hiểu là cố định ở chỗ nó không được phép biến động vượt giới hạn của biên độ — Ví dụ: Bretton Wood, European Monetary System (EMS); tỷ giá VND/USD trong giai đoạn 1999-2015
  15. NHTW can thiệp S(HC/FC) Giới hạn trên (Upper limit) Ngang giá (Par value) Giới hạn dưới (Lower limit) Time
  16. — Chế độ tỷ giá bò trườn (Crawling peg) — Peg: cố định (fixed) — Mức tỷ giá cố định được điều chỉnh định kỳ theo tỷ giá bình quân của một giai đoạn trước đó (tuần, tháng) hoặc được gắn với một chỉ số kinh tế — Ví dụ: điều chỉnh tỷ giá theo chênh lệch lạm phát — Lạm phát tại Trung Quốc tháng vừa rồi là 0,5%, trong khi tại Mỹ là 0,25%, tỷ giá CNY/USD được điều chỉnh tăng 0,25%.
  17. — Chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát (Managed floating exchange rate) — Tỷ giá về cơ bản là được thả nổi/ linh hoạt — NHTW có thể can thiệp vào thị trường để hạn chế mức biến động của tỷ giá, nhưng không cam kết là sẽ duy trì một mức tỷ giá cố định nào hoặc biên độ dao động xung quanh tỷ giá trung tâm
  18. — Chế độ hai tỷ giá (Dual exchange rate) — Chế độ pha trộn hai loại tỷ giá: tỷ giá cố định và tỷ giá linh hoạt — Tỷ giá cố định áp dụng cho các giao dịch vãng lai — Tỷ giá linh hoạt áp dụng cho các giao dịch vốn — Mục đích: tách biệt các giao dịch thương mại khỏi các biến động tỷ giá do các hoạt động lưu chuyển vốn ngắn hạn mang tính chất đầu cơ tạo nên
  19. Phân loại chế độ tỷ giá theo IMF — No separate legal tender: Ecuador, Panama, Zimbabwe… — Currency board arrangement: Hongkong SAR, Brunei… — Conventional peg: Venezuela,… — Stabilized arrangement: Vietnam, Cambodia, Iraq, Lao… — Crawling peg: Botswana, Nicaragua — Crawl-like arrangement: Singapore, China, Indonesia, Argentina... — Pegged exchange rate within horizontal bands: Tonga — Other managed arrangement: Malaysia, Russia, Switzerland… — Floating: India, Philippines, Thailand, Korea, New Zealand… — Free floating: US, UK, Japan, Australia, Canada, Norway,…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1