intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn Kinh tế xây dựng: Chương 3 - Lao động và tiền lương trong xây dựng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Kinh tế xây dựng: Chương 3 - Lao động và tiền lương trong xây dựng" được biên soạn với các nội dung chính sau đây: Khái niệm và ý nghĩa quản lý lao động trong xây dựng; Phân loại lao động trong xây dựng; Nội dung quản trị lao động trong doanh nghiệp xây dựng; Năng suất lao động trong xây dựng; Tiền lương trong xây dựng. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn Kinh tế xây dựng: Chương 3 - Lao động và tiền lương trong xây dựng

  1. CHƯƠNG III: LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG XÂY DỰNG 3.1. Khái niệm và ý nghĩa quản lý lao động trong xây dựng 3.2. Phân loại lao động trong xây dựng 3.3. Nội dung quản trị lao động trong doanh nghiệp xây dựng 3.4. Năng suất lao động trong xây dựng 3.5. Tiền lương trong xây dựng 38
  2. 3.1. Khái niệm và ý nghĩa quản lý lao động trong XD 3.1.1 Khái niệm về lao động: Hoạt động có ý thức của con người ở mọi lĩnh vực (sản xuất vật chất hay phi vật chất) đều được coi là lao động. 3.1.2 Khái niệm về Quản lý lao động (QLLĐ): QLLĐ là tổng thể các hoạt động nhằm tăng cường đóng góp có hiệu quả của cá nhân để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, của xã hội và của bản thân người lao động. 3.1.3 Ý nghĩa của QLLĐ: • Để sử dụng có hiệu quả nhất lực lượng lao động của doanh nghiệp cần phải coi trọng công tác quản lý lao động. • Quản lý lao động có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất kinh doanh xây dựng vì người lao động là chủ thể chính của quá trình sản xuất kinh doanh, là nguồn lực quý giá nhất trong các nguồn lực của doanh nghiệp. Hơn nữa với sản xuất xây dựng điều kiện làm việc thường rất nặng nhọc, phức tạp và biến động do đó càng nêu cao vai trò của quản lý lao động. • Quản lý lao động trong doanh nghiệp ngoài việc củng cố và duy trì đầy đủ về số lượng, chất lượng lao động cần thiết khi thực hiện các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp, nó còn có thể tìm hiểu và phát triển những hình thức, phương pháp tốt nhất để mọi lao động có thể đóng góp nhiều nhất cho doanh nghiệp đồng thời cũng tạo ra cơ hội để phát triển chính bản thân người lao động. 39
  3. 3.2. Phân loại lao động trong xây dựng 1) Phân loại theo tính chất của lao động: - Lao động trực tiếp - Lao động gián tiếp 2) Phân loại theo loại hình hoạt động sản xuất - kinh doanh: - Công nhân viên xây lắp - Công nhân viên khác 3) Phân loại theo tính chất trình độ chuyên môn, nghề nghiệp - Đối với công nhân: + Phân loại theo nghề bao gồm: công nhân nề, mộc, sắt, bê tông… + Phân loại theo trình độ tay nghề - bậc thợ có các bậc 1/7 đến bậc 7/7. - Đối với nhân viên (cán bộ quản trị) bao gồm: + Chuyên viên gồm có: chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp. + Kỹ sư gồm có: kỹ sư, kỹ sư chính, kỹ sư cao cấp. + Kiến trúc sư (KTS) gồm có: KTS, KTS chính, KTS cao cấp. + Giám định viên (GĐV) gồm có: GĐV, GĐV chính, GĐV cao cấp. + Nhân viên: kinh tế, hành chính, văn thư, lái xe con… 40
  4. 3.2. Phân loại lao động trong xây dựng 4) Phân loại theo hình thức quản lý và tuyển dụng Theo hình thức quản lý bao gồm: + Công nhân viên trong danh sách là số lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và trả lương. + Công nhân viên ngoài danh sách là số lao động không do doanh nghiệp quản lý và trả lương. Theo hình thức tuyển dụng bao gồm: + Lao động làm việc theo hợp đồng không thời hạn + Lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn + Lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ (tạm thời) 41
  5. 3.3. Nội dung quản trị lao động trong doanh nghiệp XD 1. Giai đoạn chuẩn bị và tiếp nhận nguồn lao động - Nghiên cứu, phân tích và thiết kế vị trí, công việc; - Dự kiến nguồn lao động; - Tuyển dụng lao động. 2. Giai đoạn tổ chức và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động - Phân công và hợp tác lao động - Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc - Định mức thời gian lao động - Năng suất lao động - Trả công lao động: tiền lương và bảo hiểm xã hội - Điều kiện lao động và chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý - Đánh giá tình hình thực hiện công việc người lao động - Tăng cường kỷ luật lao động và thi đua sản xuất… 3. Giai đoạn phát triển lao động - Đào tạo và đào tạo lại - Đề bạt vào các vị trí công tác thích hợp - Thuyên chuyển và sa thải Ngoài ra, quản lý lao động còn giải quyết một số nội dung quan trọng khác như: - Bảo đảm thông tin cho người lao động - Công đoàn và giải quyết các tranh chấp lao động - Phúc lợi và chia lợi nhuận 42
  6. 3.4. Năng suất lao động trong xây dựng 3.4.1. Khái niệm về năng suất lao động Năng suất lao động (NSLĐ) là mức hiệu quả đạt được của hoạt động sản xuất có ý thức của một người hay một nhóm người trong một đơn vị thời gian. Trình độ năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hợp quy cách chất lượng. 1. Năng suất lao động cá nhân Năng suất lao động cá nhân là hiệu quả lao động cụ thể của một người trong thời gian nhất định. Năng suất lao động cá nhân chủ yếu được đo bằng hao phí lao động sống mà người lao động đã bỏ ra để sản xuất một đơn vị sản phẩm, vì vậy khi xét năng suất lao động cá nhân, người ta chủ yếu xét đến hao phí lao động sống mà người lao động đã tiêu hao trực tiếp để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, mà ít xét đến hao phí lao động quá khứ (hao phí các nguyên vật liệu, năng lượng, công cụ lao động). 2. Năng suất lao động xã hội Năng suất lao động xã hội là hiệu quả chung của lao động xã hội trong quá tình sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động xã hội được xác định bởi toàn bộ hao phí lao động xã hội để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, tức là gồm cả hao phí lao động sống và lao động quá khứ. Năng suất lao động xã hội không phải là sự tổng hợp đơn thuần năng suất lao động của nhiều cá nhân tiến hành một quá tình sản xuất thống nhất mà nó là sự tổng hợp về năng suất lao động của những ngành sản xuất khác nhau, nhưng có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất ra một sản phẩm nhất định. 43
  7. 3.4. Năng suất lao động trong xây dựng 3.4.2. Phương pháp xác định năng suất lao động 1. Phương pháp xác định năng suất lao động theo hiện vật Theo phương pháp này NSLĐ được xác định bằng 2 cách: + Xác định bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian lao động hao phí (NSLĐ theo sản lượng sản phẩm). + Xác định bằng chi phí thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (NSLĐ theo thời gian lao động). WSP = 1/WLĐ = Q/T (3.1) Trong đó: WSP - NSLĐ theo sản lượng sản phẩm; WLĐ - NSLĐ theo thời gian; Q - Tổng số sản phẩm được sản xuất ra; T- Lượng hao phí lao động để sản xuất ra khối lượng sản phẩm Q. Phương pháp này có ưu điểm và nhược điểm như sau: Ưu điểm: - Tính toán đơn giản, phản ánh chính xác NSLĐ - Không chịu ảnh hưởng của yếu tố giá cả và cơ cấu công tác - Có thể dùng để so sánh NSLĐ của cá nhân và tập thể khi thực hiện công tác có đơn vị đo đồng nhất. Nhược điểm: - Không dùng để tính NSLĐ cho toàn doanh nghiệp trong kỳ. - Chỉ dùng để xác định NSLĐ cho một công tác riêng rẽ có đơn vị đồng nhất. - Chưa phản ánh được điều kiện làm việc (chuyên môn hóa, hợp tác hóa) và mức độ chất lượng sản phẩm. 44
  8. 3.4. Năng suất lao động trong xây dựng 3.4.2. Phương pháp xác định năng suất lao động 2. Phương pháp xác định năng suất lao động theo giá trị (WGT) (3.2) Trong đó: WGT- NSLĐ theo giá trị; Qi - Số sản phẩm i được sản xuất ra; gi - Giá một sản phẩm i; Ti - Lượng hao phí lao động cần thiết để sản xuất ra Qi. Phương pháp này có ưu điểm và nhược điểm như sau: Ưu điểm: - Dùng để tính NSLĐ cho toàn doanh nghiệp trong kỳ; - Dùng để xác định NSLĐ cho nhiều công tác khác nhau; - Phản ánh được điều kiện làm việc (chuyên môn hóa, hợp tác hóa) và mức độ chất lượng sản phẩm. Nhược điểm: - Tính toán phức tạp, không phản ánh chính xác NSLĐ; - Chịu ảnh hưởng của yếu tố giá cả và cơ cấu công tác. 45
  9. 3.4. Năng suất lao động trong xây dựng 3.4.3. Tăng năng suất lao động 1. Khái niệm về tăng năng suất lao động Tăng năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng dùng để phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, thể hiện qua sự tiết kiệm lượng lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Tăng năng suất lao động được xác định qua số tuyệt đối và số tương đối - Theo số tuyệt đối: (3.3) - Theo số tương đối: (3.4) Trong đó: : Giá trị tuyệt đối về tăng năng suất lao động của kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo : Tỷ lệ (mức tương đối) tăng năng suất lao động của kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo tính theo % WKH : năng suất lao động bình quân ở kỳ kế hoạch WBC : năng suất lao động bình quân ở kỳ liền trước kỳ kế hoạch (kỳ báo 46 cáo)
  10. 3.4. Năng suất lao động trong xây dựng 3.4.3. Tăng năng suất lao động 2. Hiệu quả kinh tế do tăng năng suất lao động a. Tăng năng suất lao động dẫn dẫn đến rút ngắn thời gian xây dựng, từ đó mang lại hiệu quả: - Tạo ra lợi nhuận do sớm đưa công trình vào sử dụng - Giảm được chi phí xây lắp, do đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp - Giảm thiệt hại do ứ đọng vốn đầu tư của chủ đầu tư - Giảm thiệt hại do ứ đọng vốn sản xuất của nhà thầu xây dựng b. Tăng năng suất lao động dẫn đến tăng khối lượng công tác xây lắp hoàn thành trong kỳ, từ đó mang lại các hiệu quả sau: - Giảm chi phí xây lắp, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp - Tăng thu nhập cho xã hội, doanh nghiệp và người lao động c. Tăng năng suất lao động dẫn đến giảm số lượng lao động xây lắp, từ đó mang lại các hiệu quả sau: - Cho phép giảm số công nhân dư thừa cho các hoạt động sinh lợi khác - Giảm chi phí phục vụ công nhân, chi phí xây dựng nhà ở, nhà tạm cho công nhân. d. Tăng năng suất lao động còn tạo điều kiện giảm thời gian lao động trong tuần, tháng. Từ đó tăng số ngày nghỉ cho người lao động (nâng cao hiệu quả xã hội) e. Tăng năng suất lao động làm cho nhịp tăng năng suất lao động lớn hơn thì nhịp tăng lương dẫn đến tiết kiệm chi phí lao động và làm cho lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên. f. Tăng năng suất lao động giúp chủ đầu tư nhanh chóng thu hồi vốn, giảm được rủi ro trong sản xuất kinh doanh 47
  11. 3.4. Năng suất lao động trong xây dựng 3.4.3. Tăng năng suất lao động 3. Các nhân tố ảnh hưởng và các biện pháp tăng năng suất lao động a. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao năng suất lao động trong xây dựng - Các nhân tố về điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu môi trường - Chất lượng của công tác cung ứng vật tư kỹ thuật, sự đảm bảo tính đồng bộ, về số lượng, chủng loại, chất lượng và thời gian. - Trình độ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức lao động trên công trường và ở doanh nghiệp. - Trình độ trang thiết bị công nghệ, phương pháp công nghệ cũng như trang thiết bị dùng cho quản lý của doanh nghiệp. - Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của công nhân và cán bộ quản trị của doanh nghiệp. - Điều kiện làm việc, vệ sinh môi trường, các chế độ bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội cũng như các chính sách khác đối với người lao động. b. Các biện pháp tăng năng suất lao động trong xây dựng - Nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất các phương pháp tổ chức sản xuất và công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại, vật liệu và kết cấu mới, hiệu quả… - Thường xuyên cải tiến tổ chức quản lý như cải tiến bộ máy, hoàn thiện cơ chế và chính sách kinh tế nội bộ doanh nghiệp, áp dụng các hình thức khoán phù hợp. - Tăng cường công tác quản lý lao động, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao về nghiệp vụ chuyên môn và nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên, áp dụng cơ chế khuyến khích, động viên khen thưởng và kỷ luật nội bộ doanh nghiệp, làm động lực nâng cao năng suất lao động lợi dụng các điều kiện thuận lợi cũng như hạn chế tối đa tác hại của thiên nhiên đẻ nâng cao năng suất lao động. 48
  12. 3.5. Tiền lương trong xây dựng 3.5.1. Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương a. Khái niệm về tiền lương Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng sức lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận, căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. b. Ý nghĩa của tiền lương - Tiền lương là một trong những công cụ quan trọng nhất để quản lý kinh tế, đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, kích thích nâng cao năng suất lao động và ý thức phấn đấu của người lao động. - Tiền lương là công cụ để đánh giá chất lượng, số lượng lao động, trình độ nghề và phân phối lợi ích một cách hợp lý. - Chế độ tiền lương hợp lý có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Tiền lương phải đáp ứng mục đích kinh tế và mục đích xã hội, đảm bảo kết hợp hài hoà các lợi ích xã hội và đảm bảo công bằng xã hội. 49
  13. 3.5. Tiền lương trong xây dựng 3.5.2. Các hình thức tiền lương áp dụng trong xây dựng a. Tiền lương trả theo thời gian Công thức tính tiền lương: Ltg = Ttt xL Trong đó: Ttt: thời gian làm việc thực tế dùng để tính lương (tháng, ngày, giờ) => người L: tiền lương cho một đơn vị thời gian dùng để tính lương (đồng/tháng*người, đồng/ngày*người…) - Ưu điểm: Ở một mức độ nhất định, tiền lương tính theo thời gian phản ánh chất lượng lao động, số lượng lao động và trình độ nghề nghiệp của người lao động. - Nhược điểm: Tiền lương không có mối quan hệ trực tiếp với kết quả lao động và chất lượng công việc hoàn thành. Do đó, vai trò kích thích tăng năng suất lao động bị hạn chế đáng kể. - Phạm vi áp dụng: Thường áp dụng trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp, áp dụng để trả lương cho các công việc quản lý điều hành doanh nghiệp, áp dụng cho các công việc mà khối lượng khó xác định chính xác và không có định mức khoán sản phẩm… * Các hình thức cụ thể - Tiền lương theo thời gian giản đơn 50 - Theo lương thời gian có thưởng
  14. 3.5. Tiền lương trong xây dựng 3.5.2. Các hình thức tiền lương áp dụng trong xây dựng b. Tiền lương trả theo sản phẩm Công thức tính lương tổng quát: Lsp = Nttx Đg Trong đó: Ntt: số sản phẩm thực tế hoàn thành đã được nghiệm thu Đg: đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm - Ưu điểm: Thực hiện tốt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động, khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, trình độ tay nghề, sử dụng có hiệu quả các máy móc thiết bị và thời gian làm việc; thúc đẩy việc cải tiến sản xuất tổ chức lao động ở các công trường, tổ đội; thúc đẩy công việc kiện toàn định mức, thống kê, kế toán, kiểm tra chất lượng sản phẩm, kết hợp hài hòa các lợi ích của nhà nước, tập thể và người lao động. - Nhược điểm: Áp dụng hình thức tiền lương này thường gây ra tâm lý chạy theo số lượng sản phẩm, ít quan tâm hơn đến chất lượng và sử dụng tiết kiệm vật tư v.v. - Điều kiện để áp dụng tốt hình thức tiền lương theo sản phẩm: Có hệ thống định mức lao động, có căn cứ khoa học để tạo điều kiện tính đơn giá lương chính xác; có chế độ theo dõi và kiểm tra chất lượng sản phẩm; làm tốt công tác giáo dục tư tưởng cho mọi người lao động để tránh khuynh hướng chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng. * Các hình thức cụ thể của tiền lương theo sản phẩm - Lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế - Lương theo sản phẩm gián tiếp - Lương theo sản phẩm có thưởng - Lương theo sản phẩm luỹ tiến 51
  15. 3.5. Tiền lương trong xây dựng 3.5.2. Các hình thức tiền lương áp dụng trong xây dựng c. Tiền lương khoán gọn Thực chất là hình thức trả lương theo sản phẩm, nhưng được tính toán lại và giao khoán trước cho cá nhân hoặc tổ đội thực hiện thông qua các phiếu giao việc hoặc hợp đồng giao khoán Tiền lương khoán là hình thức phát triển cao hơn của hình thức lương theo sản phẩm. Nó có mấy đặc điểm khác với tiền lương theo sản phẩm là: - Sản phẩm giao khoán đa dạng. Ví dụ: khoán theo một loại công việc riêng lẻ, khoán cho một quá trình tổng hợp, khoán cho một hạng mục công trình v.v. - Đảm bảo cho người lao động liên kết chặt chẽ với nhau hơn, quan tâm hơn đến kết quả cuối cùng (ở hình thức trả lương theo sản phẩm có thể có hiện tượng bỏ sót công việc giáp ranh do hai đơn vị làm, khối lượng công việc có thể bị tính trùng lặp, người làm công việc trước ít quan tâm đến người làm việc tiếp theo). Khi thực hiện phải ký hợp đồng giữa bên nhận và bên giao khoán, trong đó chỉ rõ trách nhiệm, các tính toán cụ thể, người nhận khoán biết trước được nhiệm vụ phải làm, các khoản chi phí, các khoản thu nhập được hưởng và thời gian thực hiện nên có kích thích cao hơn. 52
  16. 3.5. Tiền lương trong xây dựng 3.5.3. Hệ thống thang, bậc lương trong xây dựng Bậc thợ I II III IV V VI VII Hệ số nhóm I 1,55 1,83 2,16 2,55 3,01 3,56 4,20 Hệ số nhóm II 1,67 1,96 2,31 2,71 3,19 3,74 4,40 Hệ số nhóm III 1,85 2,18 2,56 3,01 3,54 4,17 4,90 LT = LCB + LPC + LP + LK - Lương cấp bậc: LCB = hs*LTT - Tổng các khoản phụ cấp: LPC = LPCLĐ + LPCKV + LPC0ÔĐSX + …. - Lương phụ: LP = 12%*LCB - Các khoản khác: LK = 4%*LCB 3.5.4. Các loại phụ cấp, và tiền thưởng • Phụ cấp khu vực; • Phụ cấp độc hại, nguy hiểm; • Phụ cấp lưu động; • Phụ cấp thu hút. 53
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2