
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương 4 - ThS. Phan Quốc Thái
lượt xem 0
download

Bài giảng "Kinh tế xây dựng" Chương 4 - Phương pháp động, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Giá trị theo thời gian của đồng tiền; dòng ngân lưu (dòng tiền); tính toán lãi suất; Phân tích tài chính của dự án đầu tư;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương 4 - ThS. Phan Quốc Thái
- 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Môn học: KINH TẾ XÂY DỰNG GV: ThS. Phan Quốc Thái ThS. Phan Quốc Thái
- 2 CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG ThS. Phan Quốc Thái
- 3 GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA ĐỒNG TIỀN Giá trị theo thời gian của đồng tiền: ▪ Nguyên lý giá trị thời gian của đồng tiền có thể được định nghĩa như sau: giá trị kinh tế của một lượng tiền phụ thuộc vào lúc mà nó được sử dụng. ▪ Khi quyết định giữa các phương án kinh tế chúng ta phải tính đến cơ chế vận hành của lãi suất và giá trị theo thời gian của đồng tiền để có thể so sánh chúng ở những giá trị khác nhau và ở những thời điểm khác nhau. ThS. Phan Quốc Thái
- 4 GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA ĐỒNG TIỀN Giá trị theo thời gian của đồng tiền ▪ Chúng ta phải phân biệt giữa giá trị theo thời gian của đồng tiền và mất giá của đồng tiền do trượt giá hay lạm phát. ▪ Lạm phát đó là sự suy giảm khả năng mua của đồng tiền theo thời gian. ▪ Giá trị theo thời gian của đồng tiền đó là lượng tiền ngày hôm nay sẽ có giá trị hơn vào ngày mai vì khả năng sinh lãi của nó theo thời gian. ThS. Phan Quốc Thái
- 5 GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA ĐỒNG TIỀN Các thành phần của giao dịch kinh tế liên quan đến lãi suất ▪ Một lượng tiền ban đầu bao gồm cả tiền vay hoặc tiền đầu tư gọi là vốn ban đầu. ▪ Mức lãi suất là cái đo lường giá của đồng tiền là tỷ lệ trên một khoảng thời gian. ▪ Khoảng thời gian hay là chu kì của lãi suất là khoảng thời gian để tính lãi. ▪ Thời gian thực hiện giao dịch. ▪ Kế hoạch thu chi theo thời gian ▪ Lượng tương lai của đồng tiền là lượng tiền đã kể đến tác động của lãi suất qua một số lượng thời đoạn tính lãi. ThS. Phan Quốc Thái
- 6 GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA ĐỒNG TIỀN Các ký hiệu: i Mức lãi suất ở từng thời đoạn tính lãi; N Tổng các thời đoạn tính lãi hay là thời gian thực hiện giao dịch; P Lượng tiền ở thời điểm 0; F Lượng tiền ở thời điểm tương lai; A Lượng thu hay chi đều trên các khoảng tính lãi suất. ThS. Phan Quốc Thái
- 7 GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA ĐỒNG TIỀN Ví dụ phân tích: Công ty xây dựng A muốn mua một thiết bị thi công cơ giới nên phải đi vay ngân hàng 20.000 USD với lãi suất 9%/năm và phải trả ngay 200 USD tiền chi phí cho vay ngay khi nhận tiền. Ngân hàng đưa ra cho công ty 2 phương án chi trả trong 5 năm để công ty lựa chọn: • Phương án 1: cuối mỗi năm phải trả cho ngân hàng 5.141,8 USD trong 5 năm. • Phương án 2: cuối năm thứ 5 công ty trả cho ngân hàng 30.772,5 USD. ThS. Phan Quốc Thái
- 8 GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA ĐỒNG TIỀN Ví dụ phân tích: Khoản chi trả Cuối năm thứ Tiền vay PA1 PA2 0 20.000 200 200 1 5141,8 0 2 5141,8 0 3 5141,8 0 4 5141,8 0 5 5141,8 30.772,5 ThS. Phan Quốc Thái
- 9 GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA ĐỒNG TIỀN Lãi suất chính là chi phí phải trả để sử dụng tư bản ▪ Theo một nghĩa nào đó thì tiền cũng là một thứ hàng hóa cũng có thể được bán hay mua và tiền sẽ có giá của nó. ▪ Chi phí của đồng tiền được thiết lập và đo lường bởi một mức lãi suất. ▪ Lãi suất là tỷ lệ phần trăm được định kì tính và cộng vào một lượng tiền nào đó trong một khoảng thời gian được xác định. ThS. Phan Quốc Thái
- 10 DÒNG NGÂN LƯU (DÒNG TIỀN) ▪ Các thành phần của giao dịch liên quan đến giá trị thời gian của đồng tiền có thể dễ dàng nhận biết nếu sử dụng biểu đồ đồ họa gọi là biểu đồ dòng ngân lưu. ▪ Biều đồ dòng ngân lưu cho cái nhìn tổng quát tiện lợi về các thành phần của một giao dịch. Quy định: ▪ Các mũi tên trên biểu đồ thể hiện giá trị ròng. ▪ Các giá trị thu chi cùng một thời điểm phải được tính giá trị ròng. ▪ Độ lớn của mũi tên thể hiện tương đối giá trị lượng tiền. ▪ Mũi tên hướng lên thể hiện lượng tiền dương (thu) và ngược lại. ThS. Phan Quốc Thái
- 11 DÒNG NGÂN LƯU (DÒNG TIỀN) 20.000 19.800 200 i = 9% 0 1 2 3 4 5 5.141,8 5.141,8 5.141,8 5.141,8 5.141,8 ThS. Phan Quốc Thái
- 12 DÒNG NGÂN LƯU (DÒNG TIỀN) Quy ước về cuối chu kỳ ▪ Để đơn giản hóa để tiện cho việc phân tích kinh tế kỹ thuật, chúng ta áp dụng quy ước cuối chu kỳ. Đó là các giá trị ngân lưu sẽ được đặt tại vị trí cuối chu kỳ lãi suất. ▪ Quy ước về cuối chu kỳ lãi suất sẽ dẫn đến một số khác biệt giữa thực tế và mô hình toán kinh tế. ThS. Phan Quốc Thái
- 13 TÍNH TOÁN LÃI SUẤT Quy ước về cuối chu kỳ ▪ Tiền có thể sinh lãi theo nhiều cách. Tuy nhiên đến cuối kỳ lãi suất, tiền lãi kiếm được được tính toán dựa trên mức lãi suất xác định. ▪ Có hai hình thức tính lãi là lãi đơn và lãi kép (lãi gộp). ▪ Hầu hết trong tính toán sử dụng lãi suất kép ThS. Phan Quốc Thái
- 14 TÍNH TOÁN LÃI SUẤT Lãi suất đơn ▪ Hình thức tính lãi này chỉ tính lãi suất trên lượng tiền ban đầu trong suốt các chu kỳ lãi suất. ▪ Lãi suất đơn thường thấy ở đầu tư trái phiếu ▪ Nếu gửi P đồng trong N chu kì với lãi suất đơn i, tiền lãi thu được là: I = (iP ) N ▪ Tổng lượng tiền ở cuối chu kì N là: F = P + I = P (1 + iN ) ThS. Phan Quốc Thái
- 15 TÍNH TOÁN LÃI SUẤT Lãi suất kép (gộp) ▪ Tiền lãi tính trong chu kỳ sau được tính trên tổng giá trị tiền ở cuối kỳ lãi trước. ▪ Tổng giá trị ở kì lãi suất trước bao gồm giá trị tiền ban đầu và tiền lãi lũy tiến đến thời điểm đó. Hay nói cách khác là “lãi mẹ đẻ lãi con”. ThS. Phan Quốc Thái
- 16 TÍNH TOÁN LÃI SUẤT Lãi suất kép (gộp) Bạn gửi ngân hàng 1000 USD với mức lãi suất là 8% cho 1 năm gửi. Giả sử lãi suất là lũy kế thì sau 3 năm bạn nhận được bao nhiêu tiền? ▪ Nếu áp dụng công thức thì ta có ngay: F = 1000(1 + 0,08) 3 = 1259,7usd ThS. Phan Quốc Thái
- 17 TÍNH TOÁN LÃI SUẤT Lãi suất kép (gộp) • Để xem xét quá trình lãi mẹ đẻ lãi con, chúng ta xem xét bảng sau: Cuối năm Lượng đầu kỳ Tiền lãi Lượng thu cuối kỳ thứ 1 1000 1000*0,08=80 1080 2 1080 1080*0,08=86,4 1166,4 3 1166,4 1166,4*0,08=93,3 1259,7 ThS. Phan Quốc Thái
- 18 TÍNH TOÁN LÃI SUẤT Lãi suất kép (gộp) 1000 1259,7 80 86,4 93,3 ThS. Phan Quốc Thái
- 19 TÍNH TOÁN LÃI SUẤT Bài tập: Lịch sử của đảo Manhattan ở New York. Vào năm 1626, công ty Đông Ấn đã thương lượng và mua được đảo Manhattan với giá là 24 USD từ những người da đỏ. Bạn hãy tính xem nếu công ty Đông Ấn không mua đảo Manhattan mà đi gửi ngân hàng 8%/năm thì đến năm 1996 họ sẽ có bao nhiêu tiền? Hãy tính toán với cả 2 hình thức tính lãi. ThS. Phan Quốc Thái
- 20 TÍNH TOÁN LÃI SUẤT Bài tập: • Ta có: P = 24 USD; i = 8%/năm; N = 370 năm. • Nếu tính theo lãi đơn, đến năm 1996 công ty này sẽ thu được: F = 24(1 + 0,08 370) = 734usd • Nếu tính theo lãi kép, đến năm 1996 công ty này sẽ thu được: F = 24(1 + 0,08) 370 = 55.847.118.732.148usd ThS. Phan Quốc Thái

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương III - ThS. Đặng Xuân Trường
67 p |
642 |
129
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương I - ThS. Đặng Xuân Trường
33 p |
421 |
88
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương II - ThS. Đặng Xuân Trường
93 p |
353 |
80
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương IV - ThS. Đặng Xuân Trường
22 p |
329 |
80
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương VI - ThS. Đặng Xuân Trường
35 p |
312 |
72
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương VII - ThS. Đặng Xuân Trường
47 p |
277 |
72
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương V - ThS. Đặng Xuân Trường
23 p |
259 |
65
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng - Chương 1: Tổ chức quản lý xây dựng cơ bản
12 p |
262 |
27
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng - Chương 4: Vốn sản xuất và kinh doanh trong xây dựng
39 p |
100 |
14
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương 3 - Quản lý và tổ chức sản xuất - kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng
67 p |
33 |
4
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng 1: Chương 1 - Tổng quan về ngành xây dựng và kinh tế xây dựng
22 p |
39 |
4
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương 1 - Xây dựng trong nền kinh tế quốc dân
20 p |
33 |
3
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương 4 - Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng
30 p |
39 |
3
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương 1 - ThS. Phan Quốc Thái
73 p |
0 |
0
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương 2 - ThS. Phan Quốc Thái
98 p |
0 |
0
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương 3 - ThS. Phan Quốc Thái
89 p |
1 |
0
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương 5 - ThS. Phan Quốc Thái
30 p |
1 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
