intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phân bón và độ phì - Chương 4: Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón

Chia sẻ: Vi Đinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

114
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung "Bài giảng Phân bón và độ phì - Chương 4: Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón" tập trung vào những kiến thức về cải thiện PH đất chua và sử dụng đất chua, cải thiện và sử dụng đất mặn, đất kiềm và đất mặn kiềm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phân bón và độ phì - Chương 4: Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón

  1. CHƯƠNG 4 NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÂN BÓN BÀI 1: CẢI THIỆN pH ĐẤT CHUA VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CHUA pH đất và các tính chất đi cùng với pH đất có ảnh hưởng rất lớn đến khả  năng hữu  dụng của các chất dinh duỡng đối với cây trồng và độ  phì nhiêu của đất. Vì vậy nghiên  cứu về độ chua và độ kiềm của đất có một tầm quan trọng để quản lý một cách thích hợp   khả năng sản xuất của đất và cây trồng một cách tối hảo. 1 Các khái niệm tổng quát về độ chua và độ kiềm 1.1 Acid­Base Trong các hệ thống dung dịch, acid được định nghĩa là một chất cho H + đến một chất  khác. Ngược lại một base là   chất nhận H+. Một acid khi hoà tan trong nước sẽ  ion hoá  phân ly  H+ và các anion đi kèm, ví dụ  sự  phân ly của acetic acid và hydrochloric acid như  sau: CH2COOH   CH2COO­ + H+ HCl   Cl­ + H+ Khả  năng phân ly H  của  một acid mạnh như  HCl là 100 %, trong khi đó khả  năng   + phân ly H+ của một acid yếu như  acetic acid chỉ khoảng 1 %. Các ion H+ (hay độ chua hoạt động) tăng theo lực acid. Khi một acid không phân ly có  nghĩa là acid đó  có một độ  chua tiềm tàng cao. Tổng độ  chua của một dung dịch là tổng   nồng độ acid tiềm tàng và hoạt động. Ví dụ, độ chua hoạt động và độ  chua tiềm tàng của   một acid là 0,099 M và 0,001 M. Tổng nồng độ acid là 0,100 M, vì hoạt độ của H + (độ chua  hoạt động) gần bằng với tổng độ chua, nên acid này là một acid mạnh. Ngược lại, với các acid yếu, hoạt độ  của H+ thấp hơn rất nhiều so với độ  chua  tiềm tàng. Ví dụ, 0,100 M acid yếu với chỉ 1 % phân ly có nghĩa là hoạt độ của H+ là:   0,1 x 0,01 = 0,001M. Nước nguyên chất luôn tự phân ly nhẹ: H2O   H+ + OH­ Ion H+ này sẽ tấn công vào  phân tử nước khác để hình thành H2O + H+   H3O+ Do cả hai ion H+ và OH­ đều được hình thành trong dung dịch, nên nước vừa có tính  chất của 1 acid yếu và đồng thời có tính chất của 1 base yếu. Nồng độ  của H+ (hay H3O+)  và OH­ của nước nguyên chất trong điều kiện không cân bằng với CO2 trong khí quyển là  10­7M. Sản phẩm của nồng độ  H+ và OH­, được trình bày trong phương trình sau, là hằng  số phân ly (Kw) đối với nước là: [H+][OH­] = [10­7][10­7] = 10­14 = Kw p H của H2O trong trạng thái cân bằng với CO2 trong khí quyển dao động trong khoảng 5,7, như  phản ứng sau đây:                                    H2CO3 H2O + CO2                 H + + HCO3­ Khi cho thêm một acid vào H2O sẽ làm tăng [H+] nhưng [OH­] sẽ giảm vì Kw là một  hằng số (10­14). Ví dụ, trong một dung dịch 0,1M HCl, có [H+] là 10­1M vì thế [OH­] là: Kw = [H+][OH­] = 10­14            [10­1][OH­] = 10­14            [OH­]= 10­13M 1
  2. 1.2 Khái niệm pH [H+] thường được diễn tả bằng cách dùng thuật ngữ pH vì cách diễn tả này sẽ thuận  lợi hơn, và pH được định nghĩa như sau: pH = log   1 / [H+]    =   ­log[H+] Từ định nghĩa này ta thấy mỗi khi tăng 1 đơn vị pH sẽ tương ứng với việc giảm10   lần [H+]. Ví dụ, một dung dịch có [H+] = 10­5 sẽ có pH là 5,0. Các dung dịch có pH 7 là các dung dịch có tính kiềm, các dung dịch có pH = 7 là các dung dịch trung tính. pH là thuật ngữ chỉ thể hiện nồng độ H+ trong dung dịch và không đo được độ chua không  phân ly hay độ chua tiềm tàng của dung dịch. Ví dụ, pH của 0,1 M HCl phân ly hoàn toàn là  1,0, ngược lại pH của 0,1M CH2COOH, một acid yếu là 3,0. Tương tự, pH của 0,1 M  NaOH, một base mạnh, là 13,0, trong khi đó pH của 0,1 M NH4OH, một base yếu là 11,0. Bảng 4.1 Quan hệ giữa pH và nồng độ [H+] và [OH­] pH Nồng độ H+ OH­ 1 10­1 10­13 2 10­ 10­12 3 10­3 10­11 4 10­4 10­10 5 10­5 10­9 6 10­6 10­8 7 10­7 10­7 8 10­18 10­6 9 10­9 10­5 10 10­10 10­4 11 10­11 10­3 12 10­12 10­2 13 10­13 10­1 14 10­14 10­0 Khi các acids và bases kết hợp với nhau, cả hai ion H+ và OH­ đều bị trung hoà, hình  thành một muối và nước: HCl    +       NaOH                    H2O + Na+ + Cl­    H+  Cl­       Na+   OH­ Nếu 1 lượng acid được chuẩn độ với 1 base và pH của dung dịch được xác định theo   từng quá trình chuẩn độ, chúng ta sẽ thu đường cong trên một đồ thị với trục y là giá trị pH   và trục x là các giá trị lượng base được thêm vào.  Đường cong chuẩn độ của các acid yếu  và mạnh khác nhau rất rõ ràng. Ví dụ, phản  ứng trung hoà của HCl và NaOH được trình   bày trong phương trình trên, và phản ứng của CH3COOH với NaOH như sau: CH3COOH           +  NaOH            H2O +    CH3COO­   +    Na+ CH3COO­ + H+        Na+   OH­ 2
  3. 2 Tính đệm pH Một hệ thống có tính đệm có thể duy trì được pH của dung dịch trong một khoảng   biến thiên nhất định khi 1 lượng nhỏ  acid hay base được thêm vào. Khả  năng đệm pH  được định nghĩa là khả  năng chống lại sự thay đổi đột ngột về  pH của hệ  thống. Một ví  dụ về một hệ thống đệm là hỗn hợp CH3COOH và CH3COONa. CH3COOH   H+ + CH3COO­ CH3COONa   Na+ + CH3COO­ Ví dụ, một dung dịch chứa 1 M CH 3COOH có pH là 2, nhưng khi dung dịch  ấy có  nồng độ   1M CH3COOH và 1M CH3COONa sẽ  có pH là 4.6. Khi cho thêm một muối có   tính phân ly mạnh CH3COONa vào dung dịch chứa CH3COOH, sẽ  làm tăng nồng độ  của  CH3COO­, sự  gia tăng  nồng  độ  CH3COO­  này sẽ  thay  đổi  sự  cân bằng  để  hình  thành  CH3COOH acid không phân ly. Nhưng chú ý là pH vẫn giữ   ở  4,6 ngay cả  khi pha loãng   dung dịch này gấp 10 lần với nước; tuy nhiên, khi chỉ  pha loãng dung dịch 1M CH3COOH  có thể sẽ làm tăng pH lên 3,0. Vì vậy, khi cho CH3COONa vào CH3COOH, hổn hợp này sẽ  đệm được pH của dung dịch. Hỗn hợp dung dịch này ta gọi là dung dịch đệm. Nếu thêm 10 ml 1M HCl vào dung dịch đệm CH 3COOH/CH3COONa, pH sẽ  chỉ  giảm đến 4,5, bởi vì khi H+ được thêm vào sẽ  làm thay đổi cân bằng CH3COOH   H+ +  CH3COO­  về   bên   trái   và   do   nồng   độ   CH3COO­  giảm   nên   CH3COO­  sẽ   phân   ly   từ  CH3COONa và giải phóng vào dung dịch (sự  cân bằng thay đổi về  phía phải CH 3COONa   CH3COO­ + Na+). Ngược lại, nếu thêm 10ml 1M NaOH vào dung dịch CH3COOH/CH3COONa,  OH­  sẽ trung hoà H+ trong hỗn hợp để hình thành nước. Do có sự cung cấp 1 lượng CH 3COOH  acid không phân ly lớn, nên sự cân bằng sẽ thay đổi về phía phải, để  bù đắp lượng H + bị  trung hoà; vì vậy pH chỉ tăng lên đến 4,7. Đất có tính chất như là 1 acid yếu do CEC của chất mùn và các khoáng sét làm cho   dung dịch đất có tính đệm pH. 3 Đất chua Khoảng 25 % ­ 30 % diện tích đất trên thế giới bị chua, phân bố  tại các khu vực  sản xuất lương thực quan trọng. 3.1 Nguồn gốc phát sinh độ chua của đất Nguồn gốc phát sinh độ  chua của đất bao gồm chất hữu cơ, các khoáng sét, các  oxides Fe và Al, Al3+ trao đổi, các muối hoà tan, CO2 và khoáng pyrite bị oxi hóa. 3.1.1 Mùn Chất hữu cơ hay mùn trong đất chứa các nhóm carboxyl và phenol tạo nên các phản   ứng hoá học và có tính chất như  các acids yếu. Chúng sẽ  phân ly, giải phóng H +. Hàm  lượng chất hữu cơ  trong đất thay đổi theo điều kiện môi trường, thảm thực vật, và loại  đất; vì vậy mức độ  gây chua  của mùn đối với đất sẽ  thay đổi tùy theo hàm lượng chất   hữu cơ. Trong đất than bùn và đất khoáng có chứa nhiều chất hữu cơ, các acid hữu cơ góp   phần lớn vào việc tạo nên độ chua của đất. Chất hữu cơ ­C  R­COOH  R­COO­ + H+ 3.1.2 Các khoáng sét Các khoáng sét trong đất tiêu biểu là kaolinite (1:1) và montmorillonite (2:1) có thể  đệm pH của đất. Sự phân ly H+ từ các “cạnh bị vỡ” của các khoáng sét, các bề mặt của các  oxides Fe, Al, và chất hữu cơ góp phần tạo nên khả  năng đệm pH trong đất. Đất có chứa   3
  4. sét và/hay chất hữu cơ  cao sẽ thể  hiện khả  năng đệm (BC) lớn hơn là đất có sa cấu thô   và/hay chứa chất hữu cơ  thấp. Điện tích phụ  thuộc pH và BC của các khoáng sét, các  oxides Fe, Al, và chất hữu cơ được diễn tả như sau: Trên các oxides Fe và Al    OHH+  OH   O­ H+              OH­   [          Fe, Al ]   [        Fe, Al ] [        Fe, Al ]                         OHH+ OH  O­               Chua                      Trung tính                  Kiềm Trên các khoáng sét: O O O     Si     Si     Si +         + ­ O HH H              O H     OH            O    Al    Al    Al + O HH O H O        Chua Trung tính Kiềm Trên chất hữu cơ:                      OH­ R COOH          R COO­ Chua                       Kiềm                     OH­ R OH               R O­ Chua Kiềm 3.1.3 Các polymers Fe và Al Các ions Al3+ được thay thế từ bề mặt hấp phụ của các khoáng sét (CEC) sẽ bị thủy  phân thành các phức hydroxyaluminum. Quá trình thủy phân Al3+  sẽ  giải phóng H+  và sẽ  làm giảm pH dung dịch đất, trừ  khi có nguồn OH­ trung hoà ion H+  này. Mỗi bước thủy  phân tiếp theo sau sẽ xảy ra ở một pH cao hơn bước trước đó. Các phản ứng sau đây trình   bày sự cân bằng giữa các dạng Al trong đất: Al3+ + H2O   Al(OH)2+ + H+ Al(OH)2+ + H2O   Al(OH)2+ + H+ Al(OH)2+ + H2O   Al(OH)30 + H+ Al(OH)30 + H2O   Al(OH)4­ + H+ Nếu thêm một base vào trong đất, H + trong dung dịch đất sẽ bị trung hoà trước tiên.   Khi tiếp tục cho thêm base vào, Al3+ sẽ bị thủy phân, và sẽ hình thành H+ với hàm lượng   đương lượng với hàm lượng Al3+ bị thủy phân. Cần chú ý là Al(OH)3 không hoà tan và sẽ  kết tủa ở pH >6.5, khi sản phẩm hoà tan của Al(OH)3 vượt quá mức cân bằng. Tương tự như H2O, Al3+ cũng là 1 chất lưỡng tính, vừa có tính acid vừa có tính base,   như trình bày trong các phương trình sau: Al là 1 base: Al(OH)3 + H+   Al(OH)2+ + H2O Al(OH)2+ (OH)2+ + H2O 4
  5. Al(OH)2+ + H+   Al3+ + H2O Al(OH)3 + 3H+   Al3+ + 3H2O Al là 1 acid: Al3+ + OH­   Al(OH)2+ Al(OH)2+ + OH­   Al(OH)2+ Al(OH)2+ + OH­   Al(OH)3 Al là 1 anion: Al(OH)3 + OH­   Al(OH)4­ Các ion hydroxyl nhôm kết hợp với nhau hình thành nên các polymers mang nhiều   điện tích khác nhau. Quá trình polymer hoá được gia tăng khi có sự  hiện diện của các bề  mặt khoáng sét. Cơ  chế  hình thành các polymers là sự  chia sẽ  các nhóm OH­  trên các  khoáng với các ion Al3+, như trình bày trong các phương trình sau: Các polymer Al có điện tích (+) chiếm tỉ lệ cao và chủ yếu là dạng không trao đổi.   CEC của đất có thể chịu ảnh hưởng bởi sự hấp phụ của các polymers mang điện tích (+)   này. Ở pH cao, CEC tăng do Al(OH) 3 kết tủa và giảm sự hình thành polymer Al mang điện   tích (+) hay không có sự hiện diện của các polymer Al. Nhưng khi pH đất giảm sẽ làm tăng   sự hình thành polymer mang điện tích (+), nên làm giảm CEC của đất.  OH   2+            H2O   2+ OH                  4+    (H2O)Al            +    Al(H2O)4           (H2O)4Al    A l(H2O)4      +2H2O  H2O          OH   OH       O                  2+          (H2O)4Al       Al(H2O)4   +2H+                 O Sự  thủy phân Fe tương tự  như  sự  thủy phân Al như  trình bày trong phương trình  sau. Mặc dù phản ứng thủy phân Fe sẽ gây chua cao hơn sự thủy phân Al về  mặt nguyên   lý, nhưng độ  chua này được đệm bởi các phản  ứng thủy phân của Al. Vì vậy, sựï thủy  phân của Fe có  ảnh hưởng rất ít đến pH đất cho đến khi phần lớn Al trong đất bị  phản   ứng thủy phân. Fe3+ + H2O   Fe(OH)2+ + H+ Các polymers Fe và Al có thể  hiện diện dưới dạng các keo vô định hình hay tinh   thể, các keo này che phủ các bề mặt sét và các khoáng khác. Chúng cũng có thể  được giữ  giữa các mạng lưới của các khoáng sét có tính trương nở  trong đất, ngăn cản sự  sụp đổ  của các mạng lưới này khi các khoáng bị mất nước. 3.1.4 Các muối hoà tan Các muối acid, muối trung tính, hay muối base trong dung dịch đất thường phát sinh   từ  sự  phong hoá của khoáng, sự  phân giải chất hữu cơ, hay do sự  bón phân hoá học và   phân hữu cơ của con người. Các cations của các muối này sẽ thay thế các ion Al3+ hấp phụ  trên đất chua và vì thế làm giảm pH của dung dịch đất (do Al bị đẩy ra ngoài dung dịch). Vì   vậy, khi bón các  cations có hoá trị 2 vào đất sẽ  làm giảm pH dung dịch đất mạnh hơn so   với các cation kim loại có hoá trị  1 (do lực thay thế  Al của các cation hoá trị  2 cao hơn  cation hoá trị 1). Bón phân theo hàng sẽ tạo ra một nồng độ  muối hoà tan cao trong vùng đất có bón   phân, nên sẽ  làm giảm pH dung dịch đất rất mạnh ngay tại cùng đó do sự  thủy phân của   5
  6. Al. Vì vậy, việc bón phân theo hàng với liều lượng cao trên đất có pH
  7. Bảng 4.2 Độ chua hình thành do các loại phân N  Dư lượng gây chua cho đất Trung  Tối đa Tối thiểu Loại phân N Phản ứng Nitrate hoá bình* Dư  Đương  Dư  Đương  Đương  lượng  lượng  lượng  lượng  lượng  acid CaCO3 (kg  acid CaCO3 (kg  CaCO3 (kg  CaCO3/kgN) CaCO3/kgN CaCO3/  kgN NH3 lỏng  NH3(khí) + 2O2   H+ +  H+ 50/14=3,6 0 0 1,8 khan NO3­ + H2O NO3­ Urea (NH2) 2CO +4O2   2H+  2H+ 100/28=3,6 0 0 1,8 +2NO3­ + CO2 + H2O 2NO3­ Ammonium  NH4NO3 + 2O2   2H+ +  2H+ 100/28=3,6 0 0 1,8 nitrate 2NO3­ + H2O 2NO3­ Ammonium  (NH4) 2SO4 + 4O2   4H+ +  4H+ 200/28=7,2 2H+ 100/28=3,6 5,4 sulfate 2NO3­ + SO42­ +2H2O 2NO3­ SO42­ SO42­ MAP NH4H2PO4 + O2   4H+ +  2H+ 100/14=7,2 H+ 50/14=3,6 5,4 NO3­ + H2PO4­  + H2O NO3­ H2PO4 H2PO4 ­ ­ DAP (NH4) 2HPO4 + O2   3H+ +  3H+ 150/28=5,4 H+ 50/28=1,8 3,6 2NO3­ + H2PO4­  +H2O 2NO3­ H2PO4 H2PO4 ­ ­ Giá trị trung bình: áp dụng theo Hiệp Hội Các nhà Hoá Học Phân Tích.  Phương pháp này giả định rằng sự sinh trưởng của cây trồng sẽ bị giảm do độ chua   được hình thành bởi quá trình nitrate hoá phân NH4+ và do sự  hấp thu các cation và anion  không cân bằng của cây trồng. Nếu tính cả  hàm lượng khá lớn NH4+ được hấp thu trực tiếp bởi cây trồng, xem   như lượng NH4+ này không bị nitrate hoá, 1,8 kg CaCO3 cần để trung hoà sự hoá chua do 1  kg phân NH4­N gây nên. Nhưng khi không xét đến  ảnh hưởng của sự  hấp thu không cân   bằng trong tỉ lệ cation/anion, thì cần đến 3,75 kg CaCO 3 để trung hoà sự hoá chua của 1 kg   NH4­N bị nitrate hoá thành NO3­. 3.2.2 Sự mất đi các cation base Do các dung dịch có chứa các loại muối luôn phải được trung hoà về mặt điện tích   [bằng nhau trong tổng điện tích (+) và (­)], khi nước rửa trôi xuống bên dưới vùng rễ  có  chứa cả  hai cation và anion. Nên mỗi 1 kg NO3­N bị  rửa trôi sẽ  lấy đi theo 7,1 kg CaCO3  hay một đương lượng cation khác. Sự hấp thu cation của cây trồng có thể  làm giảm hoặc tăng độ  chua của đất được   hình thành do quá trình nitrate hoá NH4+ từ phân bón, từ các chất thải của cây trồng và động  vật, hay trong chất hữu cơ. Sự biến động này được giải thích là do sự khác nhau trong quá   trình hấp thu N và các base của cây trồng. Chỉ số các base hấp thu (EB) được định nghĩa là   tổng các cation hấp thu (Ca2+, Mg2+, K+, và Na+) trừ tổng các anion hấp thu (Cl­, SO42­, NO3­,  và H2PO4­). Các cây có tỉ  số  EB/N  1,0 làm gia tăng độ  chua này. Chỉ  có rất ít cây trồng có   giá trị EB/N > 1,0. Các cây ngũ cốc và họ hoà thảo có tỉ số EB/N trung bình là 0,43 và 0,47,   có nghĩa là chỉ có 43 và 47 % N được hấp thu sẽ gây chua cho đất. 3.2.3 Ảnh hưởng của thời gian 7
  8.   Độ chua của đất không hình thành trong 1 ­ 2 năm, và khác nhau giữa các loại đất.  Sự  hoá chua có thể  hình thành trong 5 năm đối với đất cát, hay 10 năm đối với đất thịt,   nhưng có thể 15 năm hay hơn đối với đất thịt pha sét. Độ  chua của đất ngày càng gia tăng  do việc sử dụng vôi ngày càng giảm trong nông nghiệp, đồng thời sự sử dụng phân N ngày   càng gia tăng. Một ví dụ  về  việc sử  dụng lâu dài các loại phân NaNO3 , (NH4)2SO4 trong  điều kiện có và không có bón vôi. Với (NH 4)2SO4, pH đất trong lớp đất mặt 15 cm giảm  1,6 ­ 1,8 đơn vị  sau 32 năm canh tác, so với sử  dụng (NH 4)2SO4  nhưng có bón vôi. Với  NaNO3 , pH chỉ giảm 0,7­1,0 đơn vị, so với NaNO3 có bón vôi. Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các loại phân N và bón vôi đến độ chua của đất (sau 32 năm  canh tác bông vải ­ bắp) Nghiệm thức bón N và vôi pH đất Loại đất 1 Loại đất 2 0- 15- 30- 45- 0- 15- 30- 45- 15cm 30cm 45cm 60cm 15cm 30cm 45cm 60cm (NH4)2SO4 4,8 4,8 4,3 4,3 4,8 4,8 4,9 4,9 (NH4) 2SO4 + VÔI 6,2 5,4 4,7 4,6 6,0 5,5 5,3 5,1 NaNO3 5,7 5,5 5,1 5,0 5,8 5,5 5,3 5,1 NaNO3 + VÔI 6,4 6,4 6,3 6,3 6,8 6,6 5,8 5,2 pH ban đầu của 2 loại đất = 6,0 Lượng N bón 40 kg N/ha trong 15 năm đầu, sau đó bón 53 kg N/ha trong 17 năm sau. Lượng vôi bón hàng năm là 500 kg/ha trong 15 năm đầu, và 800 kg/ha trong 17 năm  kế tiếp. 4 Đất phèn Đất phèn được hình thành  ở  những nơi có địa hình thấp, có thời gian dài bị  nước biển xâm nhập, có sự  tích lũy các trầm tích biển, thảm thực vật là sú, vẹt,   đước. Có sự hiện diện của khoáng pyrite, khoáng này là vật liệu trung tính chỉ  hóa   chua trong điều kiện có oxy. Lưu huỳnh trong xác bã thực vật được vi sinh vật phân giải trong điều kiện  yếm khí hình thành H2S và trong điều kiện có Fe thì sẽ tạo thành FeS.H2O theo quá  trình như  sau H2S + Fe(OH)3     FeS.nH2O. Khi có sự xuất hiện của oxy pyrite bị  oxy hóa do các vi khuẩn phân giải lưu huỳnh như Thibacillus thiooxidans hình thành   nên acid sulfuric FeS2 + 7/2 O2 + H2O  FeSO4 + H2SO4. Khi có sự hiện diện của vi   khuẩn Thiobacillus ferroxidans, FeSO4 sẽ bị oxy hóa thành Fe3+.  FeSO4 + H2SO4+ ½ O2         Fe(SO4)3 + H2O  Và Fe  sẽ tác dụng nhanh với FeS2 để hình thành acid sulfuric  3+ FeS2 + 14Fe3+ + 8H2O  15Fe2+ + 16H + 2SO42­ Fe2+ + SO42­ + 1/2 O2 + 3/2 H2O + ½ K+  1/3 KFe(SO4)2(OH)6 + H+ + ½ SO42­. Sản   phẩm   oxy   hóa   của   khoáng   pyrite   là   khoáng   jarosite   và   acid   sulfuric.   Jarosite là đặc điểm để nhận biết đất phèn và acid sulfuric làm cho đất bị chua. 4.1 Đặc điểm đất phèn Đất phèn thường có sa cấu sét, cấu trúc kém đến không cấu trúc, đất phèn  thường có hàm lượng chất hữu cơ tương đối cao nhưng do trong điều kiện yếm khí  chất hữu cơ  kém bị  phân giải dẫn đến hàm lượng mùn trong đất phèn thấp (tỉ  số  C/N cao, > 25). 8
  9.   Đất phèn có pH thấp (≤ 3,5 ở tầng sinh phèn), hàm lượng các độc chất (Al3+,  Fe2+, SO42­) cao, hàm lượng các chất dinh dưỡng cao nhưng khả  năng hữu dụng  thấp. Do đất phèn có sa cấu sét và có lượng chất hữu cơ cao nên có CEC cao và tính   đệm cao.   Trong đất phèn hầu hết các  vi sinh vật  đều không có ích cho quá trình   chuyển hóa chất dinh dưỡng cho cây trồng. 4.2 Sử dụng và các biện pháp cải tạo đất phèn Đẩy tầng sinh phèn xuống thấp bằng cách giữ cho đất luôn ngập nước, một  số biện pháp cải tạo đất phèn đã được sử dụng như: Chọn giống chịu phèn hay kháng phèn Ngâm nước, cày không lật, làm đất tối thiểu Bón vôi và các vật liệu có chứa vôi Rửa phèn  5 Đất là một hệ thống có tính đệm Đất có tính chất như là một acid yếu nên có tính đệm pH. Trong các loại đất chua,   Al  hấp phụ trên bề mặt keo đất sẽ duy trì sự cân bằng với Al3+ trong dung dịch đất, trong  3+ dung dịch Al3+  bị thủy phân để hình thành H+. Nếu H+  được trung hoà bởi 1 base và Al3+  trong dung dịch bị  kết tủa dưới dạng  Al(OH)3, Al3+ trao đổi trên bề  mặt keo đất sẽ  được giải phóng để  tái cung cấp Al3+ cho  dung dịch. Vì thế, pH dung dịch đất vẫn được duy trì hay được gọi là pH đất có tính đệm.  Nếu base được tiếp tục thêm vào, phản  ứng trên sẽ  tiếp tục, càng nhiều Al 3+  hấp phụ  được trung hoà và được thay thế trên CEC bởi các cation của base bón vào. Kết quả là pH  sẽ tăng dần. Al3+ Ca2+ Sét Mg2+   Al3+ + H2O   AlOH2+ + H+ K+ Al3+  Phản ứng trên cũng xảy ra theo hướng ngược lại. Khi thêm một lượng acid vào một  loại đất trung tính, OH­ trong dung dịch đất sẽ  được trung hoà bởi H + của acid, Al(OH)3  hoà tan dần nên làm tăng nồng độ  Al3+ trong dung dịch và sau đó là trên CEC. Nếu phản  ứng tiếp tục xảy ra, pH dung dịch đất vẫn sẽ tiếp tục tăng nhưng với tốc độ  rất chậm vì  Al3+ thay thế các cation base hấp phụ. Tổng hàm lượng sét và chất hữu cơ  trong đất và bản chất của các khoáng sét sẽ  quyết định mức độ  đệm của đất. Các loại đất có hàm lượng sét và chất hữu cơ cao sẽ có   tính đệm cao, nhưng khi muốn nâng pH đất cần phải bón 1 lượng vôi lớn hơn rất nhiều so   với các loại đất có tính đệm thấp hơn. Các loại đất cát có hàm lượng sét và chất hữu cơ  thấp sẽ có tính đệm kém và chỉ cần 1 lượng vôi thấp có thể thay đổi pH nhanh chóng. Các  loại đất chứa phần lớn sét 1:1 (Ultisols  và Oxisiols) thường có khả năng đệm thấp so với  các loại đất chứa chủ yếu các khoáng sét 2:1 (Alfisols và Mollisols).  9
  10. 5.1 Xác định độ chua hoạt động và độ chua tiềm tàng trong đất 5.1.1 Độ chua hoạt động (hiện tại) Phương pháp tương đối chính xác nhất và được dùng rộng rãi để xác định pH là đo   pH bằng pH kế  với điện cực thủy tinh trong 1 hỗn hợp đất nước. pH đất là 1 chỉ  thị  sự  hiện diện của Al3+ và H+  trao đổi. H+ trao đổi hiện diện  ở  pH 
  11. HCl. Sau khi cân bằng, pH được xác định và các giá trị  pH này được vẽ  lên 1 đồ  thị  với   trục tung là giá trị pH và trục hoành là hàm lượng meq acid hay base được cho vào đất. Từ  các số  liệu này ta có thể  dễ  dàng xác định được nhu cầu vôi của đất nhằm đưa pH đến  một giá trị mong muốn. Ví dụ, để  tăng pH từ  5,7 đến 6,5 cần bón 1,0meq base/100 g đất. Vậy lượng vôi  nguyên chất CaCO3 cần để làm tăng pH từ 5,7 đến 6,5 sẽ là: 1,0 meq CaCO3 (5 mg CaCO3) = 5 mg CaCO3 100 g đất meq 100 g đất = 1.000 kg CaCO3/ha­15 cm Dung dịch đệm đơn giản của Shoemaker, McLean, và Pratt (SMP) được sử  dụng  rộng rãi để xác định nhu cầu vôi của đất chua. Dung dịch đệm là một hỗn hợp có nồng độ  loãng của  triethanolamine,  paranitrophenol,  và K­chromate.  Phương  pháp SMP   đặc  biệt  thích hợp cho đất có các tính chất sau: nhu cầu vôi > 4 meq/100 g đất (> 4.000 lb/a), pH<   5,8, chất hữu cơ  
  12. 12
  13. 5.3 Các vật liệu có chứa vôi Các vật liệu được sử  dụng phổ  biến để  cung cấp vôi cho đất   là Ca và/hay Mg   oxides, hydroxides, carbonates, và silicates. Các anion đi kèm trong vôi phải có đặc tính làm   giảm hoạt độ H+ và Al3+ trong dung dịch đất. Gypsum (CaSO4.2H2O) và các muối trung tính  khác không thể trung hoà H+ như phản ứng sau: CaSO4.2H2O + 2H+   Ca2+ + 2H+ + SO42­ + 2H2O. Thực ra khi bón các muối trung tính vào đất sẽ  làm giảm pH đất. Đặc biệt là khi  bón theo hàng, do vôi thay thế  Al3+ hấp phụ  trong đất, vì vậy, đôi khi bón các loại muối  trung tính làm giảm pH đất cục bộ một cách đáng kể. Bảng 4.5 Giá trị trung hoà (CCE) của 1 số loại vôi nguyên chất Loại vôi Trọng lượng  Trọng lượng  Giá trị trung  Hàm lượng  phân tử  đương lượng  hoà (%) Ca (g/mole) (g/eq) CaO 56 28 179 71 Ca(OH) 2 74 37 135 54 CaMg(CO3)2 184 46 109 22 (13 % Mg) CaCO3 100 50 100 40 CaSiO3 116 58 86 46 Các phản ứng khi bón vôi vào đất, bắt đầu là sự trung hoà H+ trong dung dịch đất do  cả ion OH­ hay HCO3­ có trong vôi. Ví dụ, CaCO3 có tính chất như sau: CaCO3 + H2O   Ca2+ + HCO3­ + OH­ Tốc độ của phản ứng có quan hệ trực tiếp đến tốc độ  các ion OH ­ bị mất đi (trung  hoà) trong dung dịch. Khi có đủ ion H+ trong dung dịch đất, Ca2+ và HCO3­ sẽ tiếp tục được  phân ly từ CaCO3 và đi vào dung dịch. Tuy nhiên khi nồng độ ion H+ trong dung dịch giảm,  sự hình thành ion Ca2+ và HCO3­ cũng bị giảm tương ứng. H+ tiếp tục bị  mất đi khỏi dung dịch đất nên kết quả  cuối cùng là sự  kết tủa của  Al  và Fe3+ dưới dạng Al(OH)3 và Fe(OH)3 và sự thay thế chúng trên CEC bởi Ca2+ và/hay  3+ Mg2+. Phản ứng tổng hợp của sự trung hoà Al trong đất chua có thể được viết như sau:   Al3+ K+            Ca2+ Ca2+            Sét Mg2+ + CaCO3 + 3H2O        Sét  Ca2++2Al(OH)3+ CO2 K+ Mg2+ Al3+ Ca2+ Ca2+ 5.3.1 Calcium Oxide Calcium oxide (CaO) còn được gọi là vôi sống, vôi nung. CaO có dạng bột màu  trắng, được đóng bằng các bao giấy do CaO có tính ăn da. Được sản xuất bằng cách nung   CaCO3 (đá vôi) trong lò nung, nhằm đẩy khí CO2 ra. CaO là là vôi hữu hiệu nhất, có giá trị  trung hoà hay đương lượng Calcium carbonate (CCE) là 179%, so với CaCO 3 nguyên chất.  Nhưng trong trường hợp bón không cần thiết phải có hiệu quả nhanh, cả hai chất loại vôi  CaO hay Ca(OH)2 đều có thể sử dụng được. Nhưng vấn đề khó khăn trong sử dụng vôi là  việc  trộn đều vôi trong đất, vì ngay sau khi bón vào đất vôi hấp thụ  nước rất nhanh và  hình thành dạng hạt nhỏ hay vữa. Các hạt này có thể  bị hoá cứng do sự hình thành CaCO 3  trên bề mặt chúng, dạng CaCO3 này có thể tồn tại một thời gian rất dài trong đất. 13
  14. 5.2.3 Calcium Hydroxide Calcium hydroxide [Ca(OH)2] thường được gọi là vôi chết, vôi tôi, có dạng bột màu  trắng. Có hiệu lực nhanh trong khả năng trung hoà độ chua của đất. Vôi tôi được sản xuất  bằng cách cho CaO ngậm nước và có giá trị trung hoà (CCE) là 136. 5.2.4 Calcium và Calcium­Magnesium Carbonates Calcium   carbonate   (CaCO3)   hay   calcite   và   calcium­magnesium   carbonate  [CaMg(CO3)2] hay dolomite là những chất chứa vôi được sử  dụng phổ biến. Đá vôi phần   lớn được khai khác từ các mỏ  đá vôi. Chất lượng đá vôi phụ thuộc vào mức độ  tinh khiết   của chúng. Giá trị trung hoà của đá vôi biến thiên từ 65 ­100 %. Giá trị trung hoà của CaCO 3  nguyên chất về mặt lý thuyết được qui ước là 100 %, trong khi đó dolomite nguyên chất có  giá trị  trung hoà là 109 %. Tuy nhiên, CCE của phần lớn vôi sử  dụng trong nông nghiệp   biến động khoảng 90 – 98 % do luôn có lẫn một số tạp chất.   5.2.5 Marl Marls là trầm tích của đá vôi, xốp thường lẫn với đất và thường có  ẩm độ  cao.  Trầm tích marls thường hình thành từng mảng và được phủ  bởi bột vỏ  sò, ốc.... có giá trị  trung hòa trung bình từ 70 – 90 % tùy thuộc vào hàm lượng sét chứa đựng. 5.3 Giá trị  trung hoà hay đương lượng Calcium Carbonate của các vật liệu có chứa  vôi Giá trị  của một loại vôi phụ  thuộc vào lượng acid được trung hoà bởi một đơn vị  trọng lượng vôi, nên giá trị  trung hoà có liên quan đến thành phần cấu tạo phân tử  và độ  tinh khiết của vôi. CaCO3 nguyên chất là mức chuẩn qui  ước để  xác định giá trị  trung hoà  các loại vôi khác, và giá trị trung hoà của CaCO3 qui ước  là 100 %. CCE được định nghĩa là  khả năng trung hoà độ chua của vôi được biểu thị bằng % trong lượng của CaCO3. Xem các phản ứng sau đây: CaCO3 +2H+   Ca2+ + H2O + CO2 MgCO3 +2H+   Mg2+ + H2O + CO2 Trong mỗi phản  ứng, 1 mole CO32­ sẽ trung hoà được 2 mole H+. Trọng lượng phân tử  gram của CaCO3 là 100 g, trong khi đó trọng lượng phân tử của MgCO3 chỉ là 84 g; vì vậy,  chỉ với 84 g MgCO3 sẽ trung hòa được một lượng acid tương đương với 100 g CaCO 3. Vì  thế, giá trị trung hoà hay CCE của một trọng lượng bằng nhau của 2 loại vôi trên được tính  như sau: 84 = 100 100 x x = 119 Vậy khả năng trung hoà của MgCO3 lớn hơn gấp 1,19 lần CaCO3 với vùng 1 trọng  lượng; do đó CCE của MgCO3 là 119 %. Ta có thể  tính giá trị  trung hoà của các loại vôi  khác theo cách tính tương tự. Thành phần của các loại vôi đôi khi cũng được diễn tả bằng hàm lượng Ca và Mg   của khoáng nguyên chất. Ví dụ, CaCO3 nguyên chất có chứa 40 % Ca và MgCO3 nguyên  chất chứa 28,6 % Mg, được tính bằng tỉ lệ của trọng lượng phân tử: 24 g/m Mg         x 100 = 28,6 % 84 g/m MgCO3 Để  chuyển đổi % Ca thành CCE, ta nhân % Ca với 100/40 hay 2,5; để  đổi % Mg   thành MgCO3, nhân % Mg với 84/24 hay 3,5. 14
  15. 5.3.1 Hàm lượng Ca và Mg oxide Chất lượng của các vật liệu vôi cũng có thể  diễn tả  bằng đương lượng Ca và Mg   dạng oxide của chúng. Ví dụ, CaCO3 nguyên chất có chứa 40 % Ca. CaO có trọng lượng  phân tử là 56, trong đó có nghĩa là O có trọng lượng là 16 g được kết hợp với 40 g Ca. Vì  vậy, nếu Ca trong CaCO3 được diễn tả dưới dạng oxide sẽ chứa (56/100) x 100, hay 56/40   đương lượng của CaO. Vì vậy, để  đổi % CaCO3  thành % CaO, ta nhân % CaCO3  với  56/100, hay 0,56. Ta có thể tính tương tự với các loại vôi có chứa Mg. 5.3.2 Carbonates tổng số  Chất lượng của vôi cũng liên quan đến hàm lượng tổng CO 32­ chứa trong vôi. Ví  dụ, có 1 loại vôi chứa 78 % CaCO3 và 12 % MgCO3. Tổng hàm lượng CO3 sẽ là 90 %. Có thể sử dụng tất cả các yếu tố chuyển đổi sao cho tiện lợi trong tính toán và sử  dụng. 5.4 Độ mịn của vôi Hiệu quả  trung hoà độ  chua của vôi trong nông nghiệp tùy thuộc vào độ  mịn của  vôi, do tốc độ phản ứng của vôi phụ thuộc vào diện tích bề mặt tiếp xúc với đất. CaO và  Ca(OH)2 có dạng bột mịn , nên độ  mịn không  ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả  trung hoà,  nhưng đá vôi cần phải được nghiền mịn trước khi bón. Khi đá vôi nghiền được trộn đều  vào đất, tốc độ phản ứng sẽ gia tăng theo mức độ mịn của vôi. Các kết quả nghiên cứu về  độ  mịn của vôi cho thấy hiệu quả trung hoà của các thành phần thô thấp hơn thành phần  mịn theo thời gian ủ trong đất. Hiệu quả tương đối, dựa trên cơ sở sự thay đổi pH của đất,   chịu ảnh hưởng bởi mức độ thay đổi pH được sử dụng để so sánh. Hệ số chuyển đổi sử dụng trong tính toán đương lượng trung hoà của các loại vôi. %CaO = %Ca x 1,40  (56/40= 1.40) %Ca(OH)2 = %Ca x 1,85 %CaCO =  %Ca x 2,50 %MgO = %Mg x 1,67 %Mg(OH) 2  = %Mg x 2,42 %MgCO3 = %Mg x 3,50 %Ca = %Mg x 1,67 %CaCO3 = %Mg x 4,17 %CaCO3 = %MgO x 2,50 %CaCO3 = %MgCO3 x 1,19 Vì giá thành của vôi sẽ  tăng theo độ  mịn, nên trong thực tế  chỉ  cần nghiền tối thiểu, có   nghĩa là chỉ cần sản xuất các loại vôi có tỉ lệ thành phần mịn đủ để làm thay đổi nhanh pH.  Vì vậy vôi sử dụng trong nông nghiệp luôn chứa cả 2 thành phần mịn và thô.  Độ mịn của vôi được định lượng hoá bằng cách xác định sự phân bố các kích thước  hạt trong 1 mẫu vôi. Yếu tố độ mịn là tổng lượng vôi có trong cả 3 kích cỡ hạt nhân với 1  hệ  số  hữu hiệu. Tỉ  lệ  Calcium Carbonate hữu hiệu (ECC) của đá vôi chính là CCE của   chúng. 5.5 Lợi ích của việc sử dụng vôi trong nông nghiệp Vôi rất ít khi cần trong các vùng đất có vũ lượng hàng năm thấp, sự rửa trôi không  đáng kể, và các vùng đất mặn, khô hạn,  mặn kiềm. 15
  16. Sự gia tăng sinh trưởng của cây trồng do bón vôi thường là do vôi làm hạn chế tính   chất của độc chất Al3+, mặc dù giá trị  dinh dưỡng đối với cây trồng của Ca và Mg trong  vôi cũng quan trọng. 5.5.1 Lợi ích trực tiếp Tính độc của Al có thể là yếu tố chính hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng trong   nhiều loại đất chua, đặc biệt là khi pH đất 
  17.  Phần lớn vi sinh vật tham gia vào quá trình biến đổi NH4+ thành NO3­ cần 1 lượng  Ca lớn; vì vậy, quá trình nitrate hoá sẽ được tăng cường khi đất được bón vôi, pH nâng lên   đến 5,5­6,5. Sự  phân giải các tàn dư  thực vật và chất hữu cơ  trong đất cũng sẽ  xảy ra  nhanh hơn trong khoảng pH này so với đất chua. Ảnh hưởng của bón vôi đến cả 2 quá trình   khoáng hoá N hữu cơ và nitrate hoá được trình bày trong bảng 4.6.  Bảng 4.6 Ảnh hưởng của Vôi đến sự khoáng hoá N hữu cơ và nitrate hoá trong 3 loại đất  chua N hữu cơ được  % N bị nitrate  Loại đất Nghiệm thức khoáng hoá (ppm) hoá 1(pH 5,5, 0,20 %  Không bón vôi 36 8 N tổng số) Bón vôi 4 tuần lễ 61 66 Bón vôi 2 năm trước 33 94 2(pH 5,4, 0,13 Không bón vôi 40 7 % N tổng số) Bón vôi 4 tuần lễ 72 64 Bón vôi 2 năm trước 44 93 3(pH 5,7, 0,83 %  Không bón vôi 90 28 N tổng số) Bón vôi 4 tuần lễ 107 83 Bón vôi 2 năm trước 134 94 Bón vôi ngay trước khi  ủ  chất hữu cơ  sẽ làm tăng gấp đôi sự  khoáng hoá N hữu  cơ. Tuy nhiên, sau 1­2 năm, bón vôi không còn  ảnh hưởng đến sự  giải phóng N khoáng   trong cả  hai loại đất. Mặc dù bón vôi ngay khi bắt đầu  ủ  làm tăng sự  nitrate hoá, nhưng   bón sớm sẽ hiệu quả hơn. Sự cố định N  Khi bón vôi đầy đủ  sẽ  gia tăng sự  cố  định N 2 cộng sinh và không cộng sinh. Sự  hoạt động của nhiều nòi vi khuẩn Rhizobium bị giảm đáng kể khi pH đất   6,0, do đó bón  vôi làm tăng pH sẽ làm tăng sự sinh trưởng của các cây họ đậu do sự cố định N 2 được tăng  cường. Với các sinh vật cố  định N2 tự  do (không cộng sinh), sự  cố  định N2 cũng gia tăng  khi đất được bón vôi đầy đủ, đồng thời quá trình phân giải các dư thừa thực vật cũng gia  tăng. Tình trạng lý tính đất  Khi đất được bón vôi, cấu trúc của đất có sa cấu mịn có thể  được cải thiện, thể  hiện qua việc tăng hàm lượng chất hữu cơ và sự  hình thành các phức sét bão hoà Ca. Ảnh  hưởng tốt của bón vôi đến cấu trúc đất bao gồm việc làm giảm hiện tượng đóng váng của   đất sau khi mưa hay tưới, làm cho hạt giống nẩy mầm tốt hơn, và giảm được chi phí năng   lượng trong làm đất. Tuy nhiên, nếu bón quá nhiều vôi cho các loại đất Oxisols và Ultisols  có thể cấu trúc đất bị phá hủy, hậu quả là làm giảm khả năng thấm nước của đất. Ca cũng   cải thiện phần nào tình trạng lý tính của đất mặn kiềm. Nồng độ  các chất điện ly tăng do  sự hoà tan của CaCO3 sẽ kiềm hãm sự phân tán sét và làm giảm khả năng thấm nước của  các loại đất này. Bệnh cây  Bón vôi cho đất chua có 1 vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát 1 số  bệnh   cây. Nhưng ngược lại, bón vôi cũng có thể  làm tăng tỉ  lệ  1 số  bệnh khác như  bệnh nấm  vẩy trên rễ cây, ghẻ trên khoai tây 5.6 Phương pháp bón vôi 17
  18. Bón vãi trên mặt ruộng không cày vùi vào đất sẽ không có hiệu quả nhanh để hiệu  chỉnh độ  chua của các tầng đất sâu. Trong  một số  nghiên cứu cho thấy nếu bón vãi vôi   không cày vùi, 10 ­15 năm sau pH các tầng đất sâu 15 cm mới được nâng lên. Khi bón với   lượng vôi cao, nên chia làm 2 lần, mỗi lần bón ½ và cày vùi ngay, sau đó bón ½ còn lại và   cũng cày vùi, đây là phương pháp tốt nhất để vôi có tác dụng ngay trong tầng đất cày. Giữ  pH tầng đất mặt thích hợp trong một thời gian dài nhiều năm là một phương   pháp có ý nghĩa thực tiễn để  khắc phục độ  chua của tầng đất sâu bên dưới. Nhiều dẫn   chứng cho thấy khi duy trì pH tầng đất mặt ở 6,0, 6,5, và 7,2 sẽ làm giảm được độ  chua ở  các tầng đất sâu hơn.  Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các phương pháp làm đất, liều lượng bón phân N và bón vôi đến  pH của 1 loại đất thịt sau 7 năm trồng bắp liên tục Làm đất theo  Nghiệm thức bón  Độ sâu tầng đất  phương pháp cổ  Không làm đất N (cm) truyền Không  Không  Bón vôi Bón vôi bón vôi bón vôi Bón N cao (336  kg  0­5 cm 5,3 4,9 5,5 4,3 N/ha) 5­15 cm 5,9 5,1 5,3 4,8 15­30 cm 6,0 5,5 5,8 5,5 Bón   N   trung   bình  0­5 cm 5,9 5,2 5,9 4,8 (168 kg N/ha) 5­15 cm 6,3 5,6 5,9 5,5 15­30 cm 6,2 5,7 6,0 5,9 Có thể dùng các thiết bị làm đất phổ biến kết hợp với bón vôi để trung hoà độ chua   tầng đất sâu bằng cách cày vùi vôi ngay sau khi bón.  Ảnh hưởng của việc cày sâu để  vùi  vôi sau bón đến sự sinh trưởng của bông vải cho thấy trọng lượng và độ sâu của rễ cây gia   tăng khi cày vùi đến độ  sâu 45 cm. Khi cày vùi vôi sâu hơn (60 cm) sẽ làm tăng năng suất   bắp. Với những hệ thống canh tác không làm đất, pH lớp đất mặt có thể  giảm đáng kể  sau vài năm do việc sử dụng phân N và do sự phân giải các dư thừa thực vật.  Nhưng  sự  hoá chua này chỉ tập trung ở lớp đất mặt, và điều này có thể dễ dàng hiệu chỉnh bằng cách  bón vôi cho lớp đất này. Trộn một phần vôi với đất là một phương pháp giảm bớt lượng vôi bón nhưng có  thể vẫn làm tăng pH thích hợp  cho cây trồng sinh trưởng tốt. Một trong những yếu tố  góp phần vào việc làm giảm năng suất cây trồng trên đất   chua là sự khó khăn trong việc kiểm soát cỏ dại. Kiểm soát cỏ dại kém trên đất chua là do   tốc độ  phân giải và hấp phụ  thuốc diệt cỏ  gia tăng  ở  pH đất thấp. Trên đất có pH cao,  hiệu lực của 1 số thuốc diệt cỏ có thể kéo dài trong nhiều năm, nhưng điều này có thể  có   vấn đề đối với các cây nhạy cảm với thuốc diệt cỏ. Một phương pháp bón vôi khác là vôi được tạo thành dạng huyền phù với nước,  thường được gọi là vôi lỏng. Thiết bị  bón phân dạng lỏng có thể  dùng cho việc bón vôi  lỏng này. Có thể  trộn các loại vôi thật mịn với 50 % nước và bón bằng thiết bị  bón phân   lỏng. Một số đặc điểm của vôi dạng lỏng như sau: 1. Phân bố rất đều. 2. Vôi được nghiền mịn nên phản ứng rất nhanh với đất. 3. Chỉ cần bón 1 lượng nhỏ vôi ở bất cứ thời điểm nào. 4. Có thể hiệu chỉnh pH đất một cách nhanh chóng. 18
  19. 5. Bón hàng năm giúp duy trì pH. 6. Giá thành vôi lỏng thường cao 2­4 lần vôi dạng khô. Urea­ammonium nitrate (UAN) có thể  trộn thành huyền phù với vôi. Cày vùi ngay   sau khi bón huyền phù này sẽ  hạn chế rất lớn việc mất NH 3 khi urea bị thủy phân. Các  huyền phù N­K­vôi được sử dụng rất thành công.  5.7 Các yếu tố quyết định bón vôi 5.7.1 Cây trồng Mức độ nhạy cảm đối với độ chua của đất rất khác nhau tùy loại cây trồng, vì thế  lượng vôi bón cho đất cũng khác nhau tùy thuộc vào loại cây trồng đang canh tác. Loại,   giống cây trồng là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng chương trình bón vôi cho đất. 5.7.2 Sa cấu và chất hữu cơ của đất Đất có sa cấu thô, hàm lượng chất hữu cơ thấp, nhu cầu vôi sẽ thấp hơn so với đất có   sa cấu mịn và hàm lượng chất hữu cơ  cao. Thường ít khi xảy ra việc bón vôi với liều   lượng quá cao cho đất có sa cấu thô, nhưng nếu hiểu biết về hóa học đất cơ  bản có thể  hạn chế được vấn đề này. 5.7.3 Thời gian và chu kỳ bón vôi Đối với các hệ thống luân canh có cây họ đậu, có thể bón vôi 3 ­ 6 tháng trước khi gieo   trồng; điều này có tầm quan trọng đặc biệt trên đất có độ  chua cao. Nếu bón vôi quá cận   thời gian gieo trồng, có thể không đủ thời gian để  vôi phản ứng với đất. Nếu cây họ  đậu   được trồng sau một cây họ hoà thảo thì thời gian bón vôi tốt nhất là bón khi gieo trồng cây   họ  hoà thảo. Các dạng vôi dễ  hoà tan như  CaO và Ca(OH)2 có thể  bón vãi đều trước khi  gieo trồng để tránh sự tổn thương cho cây con vừa nẩy mầm. Chu kỳ bón vôi cho một vùng đất thường tùy thuộc vào sa cấu của đất, loại phân N  và lượng phân N bón cho đất, sản lượng cây trồng thu hoạch, chế độ  mưa, và hàm lượng  vôi bón cho mỗi lần bón. Trên đất cát, thường bón một lượng vôi ít, nhưng bón nhiều lần,  ngược lại đất có sa cấu mịn, có thể bón ít lần hơn nhưng với lượng cao trong mỗi lần bón.  Vôi được nghiền mịn sẽ có phản ứng nhanh hơn, nhưng hiệu quả thường chỉ duy trì trong   thời gian ngắn hơn so với vôi nghiền thô hơn. Phương pháp hoàn hảo nhất để quyết định  chu kỳ bón vôi cho một vùng đất là thử  nhanh pH đất. Có thể lấy mẫu đất thử nhanh pH đất với khoảng thời gian 3 năm 1 lần. 5.7.4 Độ sâu làm đất Thường lượng vôi được khuyến cáo cho nông dân bón được dựa trên cơ sở độ  sâu  của tầng đất cày 15 cm. Nhưng nếu khi đất được cày sâu đến 25 cm, lượng vôi khuyến  cáo có thể phải tăng lên 50 %. 5.8  Làm chua đất có pH cao Sự hoá chua của đất có thể có lợi đối với các loại đất có chứa hàm lượng carbonate  cao, như  các loại đất vùng khô hạn và bán khô hạn. Việc san lấp đất để  thuận tiện cho   việc tưới tiêu và các mục đích khác có thể làm cho các tầng đất bên dưới có pH cao được   phơi bày lên trên, nên  ảnh hưởng không tốt đến sự  sinh trưởng của cây trồng. Do đó các   vấn đề gây ra do pH đất cao không chỉ hạn chế trong các vùng khô hạn và bán khô hạn. Sự  hoá chua của đất lúa ngập nước làm tăng năng suất lúa, thường là do  khả  năng hữu dụng  của các nguyên tố  vi lượng tăng. Trên một số  vùng khác, các loại đất chua trung bình có   19
  20. thể cần thiết phải hoá chua hơn nữa để  thích hợp cho sự  sinh trưởng của cây trồng thích  hợp với điều kiện chua như khoai tây, dâu tây, họ  thập tự. Có thể  làm đất hoá chua bằng   việc sử dụng 1 số hoá chất sau: 5.8.1 Bón S nguyên tố (S) Bón S nguyên tố có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ  hoá chua của đất. Khi S được   bón vào đất, sẽ xảy ra phản ứng sau: S + H2O + 3/2O2   2H+ + SO42­ Với 1 mole S bị oxi hoá, sẽ hình thành nên 2 mole H +, nên làm giảm pH đất. Vì vậy trong  việc tính toán lượng S bón cho đất, cần phải xác định tính đệm pH của đất đó. Bột S nghiền mịn có thể bón vãi và cày vùi vài tuần lễ trước khi gieo trồng vì phản  ứng oxi hoá S của vi sinh vật có thể xảy ra chậm, nhất là trên các vùng có khí hậu lạnh và  đất có pH kiềm. Trong một số trường hợp, người ta khuyến cáo nên làm chua hoá vùng rễ  cây nhằm làm tăng tính thấm nước của  đất và tăng khả  năng hữu dụng của P và các   nguyên tố  vi lượng khác trong đất. Để  cải thiện cả  hai trường hợp này thường cần phải  hoá chua cho các loại đất mặn kiềm. S nguyên tố cũng có thể bón theo hàng dưới dạng bột   mịn hay dạng huyền phù. Khi bón S theo hàng, hàm lượng phân S cần bón thường thấp hơn   nhiều so với phương pháp bón vãi. Bón SO2 cho đất cũng làm tăng sự  hấp thu dinh dưỡng của cây cao lương. Trong  nghiên cứu này, chỉ cần trung hoà 25 – 50 % độ  kiềm cải thiện đáng kể  khả năng hấp thu  dinh dưỡng của cây. 5.8.2 Sulfuric acid Sulfuric acid (H2SO4) được dùng để  cải tạo đất bị  nhiễm B và Na, làm tăng khả  năng hữu dụng của P và các nguyên tố vi lượng khác, giảm sự bay hơi NH 3, tăng tính thấm  nước của đất, kiểm soát được một số  loại cỏ dại và nguồn bệnh, và tăng cường sự  phát   triển của cỏ  trên các đồng cỏ  chăn nuôi.  Ảnh hưởng của H2SO4  làm tăng năng suất cao  lương và lúa gạo chủ yếu là do tăng khả năng hữu dụng các nguyên tố vi lượng trong đất. H2SO4 có thể bón trực tiếp cho đất nhưng có bất lợi là sự nguy hiểm cho người sử  dụng và cần phải có thiết bị  đặc biệt chịu được acid. H2SO4 cũng có thể  được tưới nhỏ  giọt trên mặt đất hoặc bón với thiết bị  tương tự  như  thiết bị  bón NH3 lỏng khan. H2SO4  cũng có thể được hoà vào nước tưới trực tiếp. H 2SO4 có ưu điểm là phản ứng tức thời với   đất, nên có tác dụng hoá chua rất nhanh. Bảng 4.7 Ảnh hưởng của việc bón H2SO4 và FeSO4 đến năng suất cao lương (kg/ha) trên  đất đá vôi H2SO4 Fe (kg/ha) 0 112 560 0 434 1,460 2,275 112 605 1,538 2,274 560 2,169 2,429 2,230 5,600 1,885 1,971 1,810 5.8.3 Aluminum sulfate Aluminum sulfate [Al2(SO4)3] được sử  dụng phổ  biến trong nghề  trồng hoa, dùng  để  làm chua đất trong sản xuất azaleas (đỗ  quyên), camellias (hoa trà), và các loại hoa  kiểng chịu được điều kiện chua. Khi hoà vào nước, Al 2(SO4)3bị  thủy phân tạo nên một  dung dịch rất chua: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2