Bài giảng Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng: Chương 2 - Phan Diệu Hương
lượt xem 0
download
Bài giảng Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng: Chương 2 - Phương pháp phân tích nhu cầu năng lượng, cung cấp cho người học những kiến thức như: Đối tượng nghiên cứu; Ý nghĩa phân tích nhu cầu năng lượng; Phương pháp phân tích tĩnh nhu cầu năng lượng; Phương pháp phân tích động nhu cầu năng lượng; Phương pháp phân tích thay thế nhiên liệu;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng: Chương 2 - Phan Diệu Hương
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO NHU CẦU NĂNG LƯỢNG CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG Video T1-2/6/2019 PHAN DIỆU HƯƠNG
- CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.2. Ý nghĩa phân tích nhu cầu năng lượng 2.3. Phương pháp phân tích tĩnh nhu cầu năng lượng 2.4. Phương pháp phân tích động nhu cầu năng lượng 2.5. Phương pháp phân tích thay thế nhiên liệu 2.6. Phương pháp phân tích nhu cầu năng lượng bằng bảng I-O
- 2.1. Đối tượng nghiên cứu ▪ Nhu cầu năng lượng quốc gia, ngành, khu vực tiêu thụ NL ▪ Phân tích nhu cầu năng lượng thông qua các khía cạnh: - Dạng năng lượng và lượng tiêu thụ - Phân tích theo thời gian, không gian - Các nhân tố chính tác động đến tiêu thụ
- 2.2. Ý nghĩa phân tích nhu cầu năng lượng ▪ Cung cấp các dữ liệu cơ bản cho dự báo, quy hoạch năng lượng và xây dựng chính sách năng lượng ▪ Kết quả phân tích nhu cầu năng lượng giúp: - Hiểu rõ các dạng NL tiêu thụ ở quốc gia, ngành, khu vực - Hiểu rõ được biến động, xu thế tiêu thụ NL quốc gia, ngành, khu vực theo thời gian - Nhận dạng rõ các nhân tố chính quyết định đến lựa chọn dạng và mức độ tiêu thụ năng lượng
- - Xây dựng mối quan hệ giữa nhu cầu năng lượng và một số biến kinh tế quan trọng (GDP, dân số, giá năng lượng) + Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến kinh tế đến nhu cầu năng lượng + Nghiên cứu mối quan hệ giữa nhu cầu năng lượng và các nhân tố sản xuất khác - Cơ sở cho việc thực hiện các dự án trong tương lai - Cơ sở cho việc đánh giá các tác động môi trường từ khai thác, chế biến, sản xuất và sử dụng năng lượng
- 2.3. Phương pháp phân tích tĩnh nhu cầu năng lượng ▪ Nhằm mục đích hiểu năng lượng được tiêu thụ như thế nào tại 1 thời điểm cho trước - Dạng năng lượng tiêu thụ? - Sử dụng năng lượng cuối cùng như thế nào? - Mối quan hệ định lượng giữa nhu cầu NL và các nhân tố? 2.3.1. Phân tích thành phần nhu cầu năng lượng ▪ Phân tách theo các ngành, khu vực tiêu thụ năng lượng ▪ Phân tách theo các dạng năng lượng hữu ích sử dụng (end-use) ▪ Phân tích về thành phần nhu cầu năng lượng cần chỉ ra: - Các thành phần và tỷ trọng trong tổng tiêu thụ năng lượng - Các dạng năng lượng và tỷ trọng trong tổng tiêu thụ năng lượng
- 2.3.1.1. Ngành công nghiệp ▪ Ngành công nghiệp thường chia thành 3 phân ngành: - Khai mỏ - Xây dựng - Chế tạo ▪ Ngành chế tạo chia thành các phân ngành nhỏ hơn, thường chia theo Tiêu chuẩn phân ngành quốc tế (ISIC – International Standard Industry Classification)
- ▪ Theo Tiêu chuẩn phân ngành quốc tế (ISIC – International Standard Classification) ngành chế tạo chia thành 9 phân ngành: - Thực phẩm (31) Hóa chất (35) - Dệt (32) Phi kim loại (36) - Gỗ (33) Luyện kim (37) - Giấy (34) Máy móc, SP thiết bị điện (38) - Còn lại (39) ▪ Có thể chia thành các ngành nhỏ hơn như thực phẩm (31): Gạo, đường, dầu cọ...(3101)...
- CÁC MỨC PHÂN TÍCH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG THEO PHÂN NGÀNH Công nghiệp Mức 1 Ngành CN cường độ năng lượng cao Ngành công nghiệp khác Mức 2 Luyện kim Hóa chất Phi kim loại Giấy Mức 3 Luyện thép Kim loại màu
- Phân ngành công nghiệp và tiêu thụ năng lượng chính ở một số nước châu Á (Tỷ lệ khoảng 15% +, 20% + +, 30% + + +, 35% + + + +) Trung Quốc Indonesia Malaysia Hàn Quốc Thailand Tổng năng lượng Thép + + ++++ Hóa chất ++ ++++ + (Phân bón) (+ + +) Vật liệu XD ++ ++ ++ ++ ++++ (Xi măng) + (+) (+ + +) Thực phẩm + +++ ++ Dệt + Điện năng Thép + + + Hóa chất ++ ++ ++ Xi măng ++ + Dệt ++ ++ ++ Thực phẩm + + + ++ Thiết bị điện + + +
- ▪ Phân tích tĩnh tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp - Năng lượng sử dụng trong công nghiệp đa dạng + Tiềm năng thay thế năng lượng được phân tách theo dạng năng lượng hữu ích (nhiệt, cơ, chiếu sáng, làm lạnh...) + Thay thế năng lượng thường cho mục đích sử dụng nhiệt (nhiệt sử dụng cho ngành thực phẩm, giấy, dệt...) - Tỷ trọng các dạng năng lượng sử dụng thay đổi - Suất tiêu hao năng lượng trong công nghiệp cao
- - Suất tiêu hao năng lượng được tính bằng năng lượng tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm đầu ra (toe/tấn thép, toe/tấn xi măng...) - Suất tiêu hao năng lượng thay đổi do 3 yếu tố: + Thay đổi công nghệ, quy trình sản xuất + Thay thế nhiên liệu trong sản xuất + Nâng cao hiệu suất quá trình do quản lý tốt hơn
- 2.3.1.2. Ngành giao thông vận tải ▪ Phân tích tiêu thụ năng lượng trong GTVT quan trọng: - Tỷ trọng tiêu thụ NLCC cao Các nước trung bình 30% – 50% Việt Nam năm 2005: 33% - Tăng trưởng nhu cầu NLCC nhanh Thái Lan, Hàn Quốc: 15%/năm Việt Nam (1990-2005): 11% và (2000-2005):13%/năm - Ngành tiêu thụ sản phẩm dầu lớn Thái Lan 70%, Việt Nam 2005 xăng ôtô, xăng máy bay, dầu DO chiếm 95% tiêu thụ NL của GTVT - Ngành phát thải nhiều (VN 2005; 27% tổng phát thải)
- ▪ Ngành GTVT trong phân tích năng lượng khác với trong kinh tế - Kinh tế: ngành GTVT chỉ bao gồm hoạt động của các công ty vận tải (ngành tạo ra giá trị gia tăng), không bao gồm các phương thức vận tải riêng như ôtô cá nhân, xe máy...cũng như các hình thức vận tải trong CN, NN,TM - Năng lượng: ngành GTVT bao gồm tất cả các hoạt động của hình thức và phương tiện vận tải, đi lại trong tất cả các ngành, khu vực
- ▪ Tiêu thụ NLCC trong GTVT bao gồm NL sử dụng cho tất cả các loại hình, phương tiện vận tải, đi lại của tất cả các ngành, các khu vực ▪ Vận tải hàng hải và hàng không quốc tế không tính vào ngành GTVT trong phân tích NL (Bảng CBNL - Xuất khẩu) ▪ Phân tích nhu cầu năng lượng ngành GTVT - Phương thức vận tải (đường bộ, đường sắt, thủy, Hkhông) - Dạng phương tiện (ôtô buýt, xe tải, taxi...) - Đối tượng được vận chuyển (người, hàng hóa) - Dạng năng lượng sử dụng (dầu DO, dầu FO, xăng, điện)
- Bảng hệ thống phân loại trong phân tích năng lượng của GTVT Chủ phương tiện/ Phương thức vận tải Đối tượng vận tải Dạng phương tiện phạm vi dịch vụ Tư nhân Ôtô, xe máy, môtô Hành khách Công cộng Xe buýt, xe taxi Đường bộ Xe tải nhỏ, xe tải hạng Hàng hóa nặng, xe container... Hành khách Tàu hỏa, tàu điện ngầm, Đường sắt tàu điện Hàng hóa Tư nhân/Nội địa Máy bay chở khách Hành khách Công cộng/Quốc tế Hàng không Tư nhân /Nội địa Máy bay chở hàng Hàng hóa Công cộng/ Quốc tế Vận tải thủy nội địa Tàu thủy, thuyền, xà lan Hành khách Vận tải biển Đường thủy Vận tải thủy nội địa Tàu thủy, xà lan Hàng hóa Vận tải biển
- Bảng tiêu thụ NL cho dạng phương tiện vận tải Thái Lan (Ktoe) Phương tiện LPG Xăng Xăng máy bay Dầu DO Tổng 175 1590 40 3650 Đi lại cá nhân 45 1335 245 Xe máy 550 Ôtô 45 785 245 Vận tải HK công cộng 120 40 40 710 Xe 3 bánh 30 5 Taxi 90 5 10 Xe buýt nhỏ 20 60 Xe buýt lớn 100 Xe buýt khác 10 490 Đường sắt 50 Hàng không 40 Vận tải hàng hóa 10 210 2690 Xe tải hạng nhẹ 10 210 740 Xe tải hạng trung 720 Xe tải hạng nặng 1100 Đường sắt 30 Đường thủy 100
- ▪ Phân tích nhu cầu NLCC ngành GTVT ▪ Phân tích nhu cầu NLCC cho GTVT đường bộ EĐB = Σei*Xi*Di ei: suất tiêu hao NL trung bình cho xe loại (i) với quãng đường 100km (toe/xe/100km) EĐB = eTĐ*XTĐ Xi: số lượng xe loại (i) trong vận tải đường bộ Di: quãng đường trung bình hàng năm loại xe (i) EĐB = eTĐ*XTĐ*DTĐ đi được eTĐ: suất tiêu hao năng lượng cho 1 xe tương EĐB = eTĐ*XTĐ*HHTĐ đương (toe/xe tương đương/100km), (toe/xe tương đương/triệu tấn hàng hóa), (toe/xe tương EĐB = eTĐ*XTĐ*HKTĐ đương/triệu hành khách) DTĐ: quãng đường trung bình hàng năm xe tương đương (100km) HHTĐ: số lượng hàng hóa luân chuyển của xe tương đương (triệu tấn hàng hóa) HKTĐ: số lượng hành khách luân chuyển của xe tương đương
- Ví dụ: Tiêu thụ NLCC trung bình 1 xe máy 0.2toe/năm và xe ôtô là 1toe/năm. Hệ số quy đổi 1 xe máy bằng 0.2 xe ôtô tương đương Bảng tính hệ số xe tương đương tại một số quốc gia (ôtô =1) Trung Hàn Ấn Độ Indonesia Malaysia Nepal Thailand Quốc Quốc Xe máy 0.1 0.2 0.2 0.1 0.4 0.2 0.2 Môtô 3 - 1.0 0.7 - - 0.7 2.5 bánh Taxi 2.3 2.1 5.2 4.7 3.1 1.8 5.6 Xe buýt 2.3 2.5 1.0 1.8 7.0 7.0 1.8 nhỏ Xe buýt - 25 9.0 16 12 12 11 lớn Xe lam - 2.5 0.5 1.6 2.3 2.3 1.3
- ▪ Nhu cầu năng lượng cho vận chuyển đường bộ: EĐB = EĐB(HK)+ EĐB(HH) ▪ Nhu cầu NL cho vận chuyển hành khách đường bộ: EĐB(HK) = EĐB(HK- CN) + EĐB(HK- CC) ▪ Nhu cầu NL cho vận chuyển HK cá nhân đường bộ: EĐB(HK-CN) = ΣeCNi*XCNi*DCNi*KCNi*HCNi ▪ Nhu cầu NL cho vận chuyển HK cá nhân đường bộ: EĐB(HK-CN) = ΣeCNi*XCNi*DCNi ▪ Nhu cầu NL cho vận chuyển HK xe công cộng đường bộ: EĐB(HK-CC) = ΣeCCi*XCCi*DCCi*KCCi*HCCi ▪ Nhu cầu NL cho vận chuyển HK xe công cộng đường bộ: EĐB(HK-CC) = Σ eCCi*XCCi*DCCi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lập và thẩm định dự án đầu tư: Chương 3 - PGS. Nguyễn Thống
13 p | 176 | 50
-
Bài giảng Lập và thẩm định dự án đầu tư: Chương 6 - PGS. Nguyễn Thống
7 p | 169 | 47
-
Bài giảng môn học: Lập và phân tích dự án đầu tư
172 p | 212 | 45
-
Bài giảng Kinh tế năng lượng: Lập và phân tích dự án
19 p | 158 | 30
-
Bài giảng Công nghiệp điện gió
200 p | 133 | 29
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương 5 - NCS.ThS. Đặng Xuân Trường
14 p | 79 | 17
-
Bài giảng Lập và thẩm định dự án đầu tư: Chương 6 - PGS.TS. Nguyễn Thống
7 p | 58 | 6
-
Bài giảng Kỹ thuật phần mềm ứng dụng: Chương 7.2 - Viện Điện tử Viễn thông (ĐH Bách Khoa HN)
18 p | 31 | 5
-
Bài giảng Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng: Chương 8 - Phan Diệu Hương
23 p | 1 | 0
-
Bài giảng Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng: Chương 7 - Phan Diệu Hương
23 p | 5 | 0
-
Bài giảng Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng: Chương 6 - Phan Diệu Hương
59 p | 3 | 0
-
Bài giảng Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng: Chương 5 - Phan Diệu Hương
106 p | 1 | 0
-
Bài giảng Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng: Chương 4 - Phan Diệu Hương
73 p | 2 | 0
-
Bài giảng Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng: Chương 3 - Phan Diệu Hương
38 p | 1 | 0
-
Bài giảng Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng: Chương 1 - Phan Diệu Hương
67 p | 5 | 0
-
Bài giảng Nguyên lý máy: Chương 3 - Nguyễn Văn Thạnh
34 p | 0 | 0
-
Bài giảng Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng: Chương 9 - Phan Diệu Hương
105 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn