Bài giảng Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng: Chương 3 - Phan Diệu Hương
lượt xem 0
download
Bài giảng Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng: Chương 3 - Giới thiệu chung về dự báo nhu cầu năng lượng, cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái niệm dự báo và dự báo nhu cầu năng lượng; Vai trò dự báo nhu cầu năng lượng; Phân loại phương pháp dự báo nhu cầu năng lượng; Quy trình dự báo nhu cầu năng lượng; Đánh giá tính chính xác của dự báo nhu cầu năng lượng;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng: Chương 3 - Phan Diệu Hương
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO NHU CẦU NĂNG LƯỢNG CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ BÁO NHU CẦU NĂNG LƯỢNG PHAN DIỆU HƯƠNG
- CHƯƠNG 3. Giới thiệu chung về dự báo nhu cầu năng lượng 3.1. Khái niệm dự báo và dự báo nhu cầu năng lượng 3.2. Vai trò dự báo nhu cầu năng lượng 3.3. Phân loại phương pháp dự báo nhu cầu năng lượng 3.4. Quy trình dự báo nhu cầu năng lượng 3.5. Đánh giá tính chính xác của dự báo nhu cầu năng lượng 3.6. Lựa chọn phương pháp dự báo nhu cầu năng lượng
- 3.1. Khái niệm dự báo và dự báo nhu cầu năng lượng 3.1.1. Khái niệm dự báo ▪ Hàm ý dự đoán điều gì đó trong tương lai ▪ Báo trước về tình hình có nhiều khả năng xảy ra, dựa trên cơ sở những số liệu, những thông tin đã có ▪ Các mức độ dự báo - Tiên đoán không tưởng: không có cơ sở khoa học, dựa trên những mối liên hệ không tưởng, thiếu căn cứ - Tiên đoán kinh nghiệm (dự đoán kinh nghiệm): Những tiên đoán dựa trên chuỗi thông tin lịch sử
- - Dự báo khoa học: Dựa trên phương pháp xử lý thông tin, phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng nhằm phát hiện ra tính quy luật phát triển của đối tượng - Dự báo khoa học mang tính xác suất và phương án trong khoảng thời gian hữu hạn + Chuỗi thông tin luôn chứa đựng yếu tố ngẫu nhiên + Kết quả dự báo cũng có độ tin cậy nhất định + Kết quả dự báo ở nhiều phương án khác nhau + Tầm xa của dự báo
- 3.1.2. Khái niệm dự báo nhu cầu năng lượng ▪ Dự báo NCNL trả lời các câu hỏi sau về tương lai: - Dạng năng lượng sử dụng? - Tổng nhu cầu năng lượng là bao nhiêu? - Tỷ trọng của từng dạng năng lượng? - Hộ tiêu thụ nào cần dạng năng lượng nào? Bao nhiêu? - Nơi nào cần dạng năng lượng nào, có thể cung cấp từ đâu? ▪ Dự báo NCNL liên quan trực tiếp đến chi phí, đầu tư trong tương lai, cần phải nâng cao chất lượng dự báo
- ▪ Nâng cao chất lượng dự báo nhu cầu năng lượng cần: - Hiểu rõ cơ chế phát sinh nhu cầu năng lượng - Hiểu rõ cách thức tiêu thụ năng lượng trong quá khứ - Nhận thức rõ các nhân tố ảnh hưởng đến NCNL: + Chính sách năng lượng và môi trường của quốc gia + Kịch bản phát triển kinh tế có độ tin cậy và rõ ràng + Tăng trưởng kinh tế và thay đổi nhân khẩu + Thay đổi cấu trúc nền kinh tế + Giá năng lượng trong nước và quốc tế + Các cơ hội thay đổi công nghệ
- 3.2. Vai trò dự báo nhu cầu năng lượng 3.2.1. Vai trò dự báo kinh tế ▪ Vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội + Cơ sở cho hoạch định chính sách, chiến lược kinh doanh + Chủ động trước biến động, tránh rủi ro, tạo lợi thế cạnh tranh + Hỗ trợ việc điều chỉnh kế hoạch kịp thời trong thực hiện
- 3.2.2. Vai trò dự báo nhu cầu năng lượng ▪ Tầm quan trọng đặc biệt với công tác QHNL ▪ Dự báo nhu cầu năng lượng có ý nghĩa đối với: - Chính Phủ - Người làm quản lý năng lượng - Công ty hoạt động trong ngành năng lượng và liên quan - Người sử dụng năng lượng
- ▪ Dự báo nhu cầu năng lượng giúp xác định rõ: - Ưu tiên đầu tư khai thác, sản xuất, chế biến năng lượng - Định hướng sử dụng năng lượng tương lai ▪ Hỗ trợ quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư về năng lượng cũng như công nghệ ▪ Vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro về an ninh năng lượng
- 3.3. Phân loại dự báo nhu cầu năng lượng 3.3.1. Phân loại dự báo kinh tế ▪ Nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại dự báo kinh tế ▪ Phân loại theo thời gian - Dự báo ngắn hạn (thường 1 năm - 3 năm) - Dự báo trung hạn (thường 3 năm - 5 năm,
- ▪ Phân loại theo phương pháp tiếp cận đối tượng dự báo - Phương pháp tiếp cận trực tiếp - Phương pháp tiếp cận gián tiếp ▪ Phân loại theo tiếp cận toán học - Có thể tạm chia thành 3 lớp, 8 loại và 19 nhóm - 3 lớp phương pháp dự báo: + Lớp các phương pháp ngoại suy + Lớp các phương pháp chuyên gia + Lớp các phương pháp mô hình hóa ▪ Phân loại theo phương pháp và kết quả dự báo - Phương pháp dự báo định tính - Phương pháp dự báo định lượng
- ▪ Phân loại chỉ mang tính chất tương đối và quy ước, thường trong thực tế phải vận dụng kết hợp các phương pháp ▪ Việc phân loại giúp lựa chọn phương pháp dự báo phù hợp với đối tượng, mục tiêu, tầm xa dự báo, quá trình biến chuyển của đối tượng dự báo
- Ví dụ: - Dự báo ngắn hạn, đối tượng không có những biến động đột biến, có thể sử dụng PP dự báo ngoại suy - Dự báo đối tượng là vấn đề khoa học kỹ thuật có những biến chuyển lớn, đột biến có thể sử dụng phương pháp dự báo chuyên gia - Phương pháp mô hình hóa phù hợp với các đối tượng có tính hệ thống, có liên hệ phức tạp như kinh tế, NL, HTĐ... ▪ Hiệu quả dự báo thường tăng khi sử dụng tổng hợp P.Pháp
- 3.3.2. Phân loại phương pháp dự báo nhu cầu năng lượng ▪ Nhu cầu năng lượng là một đối tượng kinh tế ▪ Phân loại PP dự báo NCNL tương tự như dự báo kinh tế ▪ Các phương pháp dự báo nhu cầu năng lượng hay sử dụng - Phương pháp ngoại suy dãy số thời gian - Phương pháp hồi quy - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp mô hình hóa - Phương pháp xây dựng kịch bản ▪ Việc lựa chọn phương pháp dự báo NCNL phụ thuộc: đối tượng dự báo, tầm xa dự báo, cơ sở dữ liệu hiện có, công cụ dự báo sử dụng, yêu cầu độ chính xác, chi phí...
- 3.4. Quy trình dự báo nhu cầu năng lượng 3.4.1. Các nguyên tắc dự báo kinh tế ▪ Nguyên tắc mối liên hệ: Khi dự báo đối tượng kinh tế phải xem xét có tính hệ thống và những nhân tố ảnh hưởng đồng thời ▪ Nguyên tắc kế thừa: Phải nghiên cứu quá trình vận động của đối tượng dự báo trong quá khứ và hiện tại, để đánh giá biến động trong tương lai ▪ Nguyên tắc đặc thù về bản chất đối tượng dự báo: Phải tính đến những nét đặc thù về bản chất của đối tượng cần dự báo, vì từ đó có thể có những giới hạn nhất định về xu thế phát triển của đối tượng trong tương lai
- ▪ Nguyên tắc mô tả tối ưu đối tượng dự báo - Yêu cầu mô tả đối tượng dự báo bằng những mô hình tối ưu đảm bảo giải quyết nhiệm vụ dự báo với chi phí ít nhất - Mô tả đối tượng dự báo thông qua số lượng biến tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo mức độ tin cậy và chính xác ▪ Nguyên tắc tương tự của đối tượng dự báo - Khi dự báo cần so sánh đối tượng cần dự báo với những đối tượng tương tự đã biết - Sử dụng mô hình dự báo có sẵn và kết quả dự báo bằng cách so sánh với các đối tượng tương tự
- ▪ Phương pháp luận dự báo định lượng - Xác định mục tiêu cần dự báo - Thu thập và phân tích dữ liệu - Lựa chọn mô hình thích hợp - Đánh giá mô hình - Dự báo dựa trên mô hình lựa chọn
- ▪ Phương pháp luận dự báo chuỗi thời gian Dữ liệu quá khứ YBEG YEND Dữ liệu mẫu 1990 1996 2000 2009 2015 2020 2025 Dự báo tiền nghiệm Dự báo Dự báo hậu trong mẫu nghiệm Giai đoạn dự báo
- ▪ Phương pháp luận dự báo chuỗi thời gian Mục tiêu Biến cần Thời gian Thu thập dự báo dự báo dự báo số liệu Khảo sát số liệu Lựa chọn mô hình Dự báo giai Dự báo giai đoạn tương lai đoạn quá khứ Tốt Kiểm tra độ Khảo sát lại Kg. tốt chính xác dự Đánh giá dạng dữ liệu báo Kg. tốt Khảo sát dạng dữ liệu Đánh giá bằng dữ liệu cập nhật
- ▪ Phương pháp luận dự báo nhân quả Mục tiêu dự báo Lý thuyết kinh tế, kinh nghiệm, nghiên cứu khác Thu thập dữ liệu Thiết lập mô hình Ước lượng mô hình Kiểm định giả thuyết Thiết lập lại mô hình Diễn dịch kết quả Ra quyết định Dự báo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tập bài giảng Quản lý dự án xây dựng nâng cao - PGS.TS Nguyễn Bá Uân
287 p | 284 | 90
-
Bài giảng Lập và thẩm định dự án đầu tư: Chương 3 - PGS. Nguyễn Thống
13 p | 175 | 50
-
Bài giảng Lập và thẩm định dự án đầu tư: Chương 6 - PGS. Nguyễn Thống
7 p | 168 | 47
-
Bài giảng môn học: Lập và phân tích dự án đầu tư
172 p | 209 | 45
-
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG LIÊN TỤC THEO THỜI GIAN DÙNG BIẾN ĐỔI LAPLACE( chương 6)
96 p | 313 | 43
-
Bài giảng Kinh tế năng lượng: Lập và phân tích dự án
19 p | 158 | 30
-
Bài giảng Công nghiệp điện gió
200 p | 133 | 29
-
Bài giảng Quản lý năng lượng: Chương 6 - ĐH Thủy lợi
38 p | 170 | 23
-
Bài giảng Phân tích chi phí trong xây dựng nâng cao - TS. Dương Đức Tiến
93 p | 100 | 18
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương 5 - NCS.ThS. Đặng Xuân Trường
14 p | 78 | 17
-
Bài giảng Quản lý dự án xây dựng: Chương 3 – TS. Nguyễn Duy Long
23 p | 109 | 15
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương 5 - Phạm Văn Giang
31 p | 73 | 9
-
Bài giảng Kỹ thuật số: Phần 2
63 p | 48 | 9
-
Bài giảng Lập và thẩm định dự án đầu tư: Chương 7 - PGS.TS. Nguyễn Thống
6 p | 51 | 7
-
Bài giảng Lập và thẩm định dự án đầu tư: Chương 6 - PGS.TS. Nguyễn Thống
7 p | 55 | 6
-
Bài giảng Nguyên lý máy - Chương 3: Phân tích lực cơ cấu phẳng
24 p | 172 | 5
-
Bài giảng Kỹ thuật phần mềm ứng dụng: Chương 7.2 - Viện Điện tử Viễn thông (ĐH Bách Khoa HN)
18 p | 29 | 5
-
Nghiên cứu phân tích và dự báo lượng phát thải khí CO2 và CH4 trên hồ thuỷ điện sông Bung 4, Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
5 p | 48 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn