intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Pháp luật kinh tế - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Đồng Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

107
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài giảng "Pháp luật kinh tế" gồm có những vấn đề chung về pháp luật kinh tế, địa vị pháp lý các loại hình doanh nghiệp, phát luật về đầu tư, giải thể và phá sản doanh nghiệp, pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh thương mại,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật kinh tế - ĐH Phạm Văn Đồng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br /> KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ<br /> <br /> ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG<br /> <br /> MÔN PHÁP LUẬT KINH TẾ<br /> Gỉang viên biên soạn: Lâm Thanh Lộc<br /> <br /> Quảng Ngãi, tháng 5 năm 2015<br /> -1-<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH TẾ<br /> 1.1. Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật Kinh tế<br /> 1.1.1. Khái niệm<br /> 1.1.1.1 Pháp luật kinh tế<br /> Pháp luật kinh tế là toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thuộc nhiều<br /> ngành luật khác nhau trực tiếp điều chỉnh các quan hệ kinh tế.<br /> 1.1.1.2. Luật Kinh tế<br /> Luật Kinh tế là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể<br /> các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội<br /> phát sinh trong qúa trình tổ chức, quản lý kinh tế và trong qúa trình hoạt động sản xuất, kinh<br /> doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.<br /> 1.1.2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Kinh tế<br /> 1.1.2.1. Đối tượng điều chỉnh<br /> Luật kinh tế điều chỉnh các nhóm quan hệ sau:<br /> - Nhóm quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp.<br /> - Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động giữa các doanh nghiệp.<br /> - Nhóm quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp.<br /> 1.1.2.2. Phương pháp điều chỉnh<br /> - Phương pháp bình đẳng, thoả thuận.<br /> - Phương pháp quyền uy.<br /> 1.2. Chủ thể của Luật Kinh tế<br /> 1.2.1. Điều kiện để trở thành chủ thể của Luật Kinh tế<br /> 1.2.1.1. Phải là đơn vị được thành lập hoặc thừa nhận hợp pháp<br /> Đơn vị được thành lập hoặc thừa nhận hợp pháp là các đơn vị kinh tế do Nhà nước ra<br /> quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, đơn vị đó có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực,<br /> phạm vi, hoạt động rõ ràng và được tổ chức dưới một hình thức nhất định như: công ty cổ<br /> phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn…<br /> 1.2.1.2. Phải có tài sản riêng<br /> Tài sản là cơ sở vật chất không thể thiếu được khi các doanh nghiệp tiến hành hoạt<br /> động sản xuất, kinh doanh. Tài sản riêng của doanh nghiệp biểu hiện bằng khối tài sản nhất<br /> định; có quyền, nghĩa vụ nhất định đối với tài sản đó.<br /> 1.2.1.3. Phải có thẩm quyền kinh tế<br /> Thẩm quyền kinh tế là quyền và nghĩa vụ về kinh tế được Nhà nước xác nhận. Mỗi<br /> doanh nghiệp có thẩm quyền kinh tế rộng, hẹp khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt<br /> động. Thẩm quyền kinh tế được quy định ở các văn bản pháp luật hiện hành và phát sinh trong<br /> quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.<br /> Tóm lại: không phải bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng trở thành chủ thể của Luật<br /> Kinh tế, mà phải đáp ứng những điều kiện trên mới trở thành chủ thể của Luật Kinh tế.<br /> 1.2.2. Các loại chủ thể của Luật Kinh tế<br /> -2-<br /> <br /> 1.2.2.1. Doanh nghiệp<br /> Doanh nghiệp là chủ thể chủ yếu và thường xuyên của Luật Kinh tế. Đây là những đơn<br /> vị trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh.<br /> 1.2.2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế<br /> Đây là những cơ quan đại diện, thay mặt cho Nhà nước, nhân danh Nhà nước thực hiện<br /> chức năng quản lý nhà nước trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các cơ<br /> quan này được tổ chức từ Trung ương đến địa phương, có thẩm quyền quản lý trên tất cả các<br /> lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có quản lý về kinh tế.<br /> 1.2.2.3. Cá nhân<br /> Cá nhân chỉ trở thành chủ thể của Luật Kinh tế khi đã đăng ký kinh doanh.<br /> 1.2.2.4. Các chủ thể khác (chủ thể không thường xuyên)<br /> Là những chủ thể không có chức năng hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng trong quá<br /> trình hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình các đơn vị này cũng tham gia vào các<br /> hoạt động kinh tế và có thể trở thành chủ thể của Luật Kinh tế như: trường học, bệnh viện…<br /> 1.3. Vai trò của Luật Kinh tế trong nền kinh tế thị trường<br /> 1.3.1. Tính tất yếu của việc điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị<br /> trường<br /> Nền kinh tế thị trường có nhiều ưu điểm, nhưng cũng chứa đựng nhiều khuyết tật. Vì<br /> vậy, cần phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ và phù hợp để điều chỉnh các quan hệ kinh<br /> tế.<br /> Phát triển kinh tế thị trường là thừa nhận quyền các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau<br /> vì mục tiêu lợi nhuận, có quyền trong việc sử dụng các phương pháp, biện pháp để mang lại<br /> lợi nhuận tối đa; tuy nhiên mặt khác phải đảm bảo lợi ích cho toàn xã hội, bảo vệ người lao<br /> động, người tiêu dùng, không để xảy ra làm ăn bất hợp pháp, phá hoại môi trường.... để dung<br /> hòa được hai mặt đối lập đó chỉ có bằng những quy định của pháp luật.<br /> 1.3.2. Vai trò của Pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở<br /> Việt Nam<br /> Tạo ra những tiền đề pháp lý để ổn định các quan hệ kinh tế, làm cho mọi thành phần<br /> kinh tế, mọi chủ thể kinh tế yên tâm chủ động, huy động mọi tiềm năng sáng tạo và tiềm lực<br /> kinh tế đầu tư sản xuất, kinh doanh;<br /> Tạo ra một cơ chế pháp lý đảm bảo một cách có hiệu quả, sự bình đẳng thực sự giữa<br /> các thành phần kinh tế. Góp phần phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã<br /> hội chủ nghĩa;<br /> Đấu tranh phòng và chống một cách có hiệu quả những hiện tượng tiêu cực nảy sinh<br /> trong qúa trình vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời<br /> bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, của mọi công dân và của người tiêu dùng./.<br /> ____________________________________<br /> <br /> -3-<br /> <br /> CHƯƠNG 2<br /> ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP<br /> 2.1. Khái quát chung về doanh nghiệp<br /> 2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp<br /> Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký<br /> thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (Điều 4, LDN 2014).<br /> 2.1.2. Những đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp<br /> 2.1.2.1. Doanh nghiệp phải có tên riêng<br /> Tên của doanh nghiệp là dấu hiệu xác định tư cách chủ thể độc lập của doanh nghiệp<br /> trên thương trường. Tên doanh nghiệp là cơ sở để Nhà nước thực hiện quản lý đối với doanh<br /> nghiệp và cũng là cơ sở để phân biệt chủ thể trong quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau và<br /> với người tiêu dùng.<br /> Tên doanh nghiệp được ghi trong con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp, dù thuộc<br /> loại hình, kinh doanh trong lĩnh vực nào cũng đều được cấp và sử dụng con dấu doanh nghiệp.<br /> 2.1.2.2. Doanh nghiệp phải có tài sản<br /> Doanh nghiệp phải có một mức độ tài sản nhất định. Tài sản là điều kiện hoạt động và<br /> cũng là mục đích hoạt động của doanh nghiệp.<br /> 2.1.2.3. Doanh nghiệp phải có trụ sở giao dịch ổn định (trụ sở chính)<br /> Doanh nghiệp phải đăng ký ít nhất một địa chỉ giao dịch trong phạm vi lãnh thổ Việt<br /> Nam.<br /> Trụ sở chính tại Việt Nam là căn cứ chủ yếu để xác định quốc tịch Việt Nam của doanh<br /> nghiệp.<br /> Các doanh nghiệp có trụ sở chính tại Việt Nam được đăng ký thành lập và hoạt động<br /> theo pháp luật Việt Nam, là các pháp nhân Việt Nam.<br /> 2.1.2.4. Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thành lập theo quy định của pháp luật<br /> Mọi doanh nghiệp, dù kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào, cũng đều phải được một cơ<br /> quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (thường gọi tắt là<br /> Đăng ký kinh doanh). Trong đó Nhà nước ghi nhận những yếu tố chủ yếu cấu thành tư cách<br /> chủ thể của doanh nghiệp, phạm vi, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.<br /> Đăng ký kinh doanh là cơ sở cho hoạt động của mỗi doanh nghiệp, đồng thời cũng là<br /> cơ sở cho việc thực hiện sự kiểm soát, quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp.<br /> 2.1.2.5. Mục tiêu thành lập doanh nghiệp là để thực hiện các hoạt động kinh doanh<br /> Có nghĩa là doanh nghiệp luôn là một tổ chức kinh tế hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.<br /> 2.1.3. Phân loại doanh nghiệp<br /> Việc phân loại doanh nghiệp có nhiều cách theo những tiêu chí khác nhau, theo tiêu chí<br /> nguồn gốc tài sản đầu tư vào doanh nghiệp, doanh nghiệp ở nước ta được chia thành 5 loại,<br /> trong mỗi loại doanh nghiệp có những mô hình hoạt động cụ thể.<br /> 2.1.3.1. Công ty<br /> Công ty có: công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; công<br /> ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; công ty hợp danh.<br /> -4-<br /> <br /> 2.1.3.2. Doanh nghiệp tư nhân<br /> 2.1.3.3. Doanh nghiệp nhà nước<br /> - Công ty nhà nước: Công ty nhà nước độc lập; Tổng công ty nhà nước (Tổng công ty<br /> do Nhà nước quyết định thành lập và đầu tư; Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành<br /> lập, thường gọi là công ty mẹ - con; Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước).<br /> - Công ty cổ phần: Công ty cổ phần nhà nước (100% vốn nhà nước); Công ty cổ phần<br /> có cổ phần chi phối của Nhà nước (Nhà nước có trên 50% vốn cổ phần).<br /> - Công ty trách nhiệm hữu hạn: Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên;<br /> Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên (100% vốn nhà nước); Công<br /> ty trách nhiệm hữu hạn có vốn góp chi phối của Nhà nước (trên 50% vốn điều lệ).<br /> 2.1.3.4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài<br /> Có Doanh nghiệp liên doanh; Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.<br /> 2.1.3.5. Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (doanh nghiệp đoàn<br /> thể)<br /> - Những doanh nghiệp đoàn thể ra đời từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX.<br /> - Hợp tác xã.<br /> 2.2. Điều kiện và thủ tục cơ bản để thành lập doanh nghiệp<br /> 2.2.1. Những điều kiện cơ bản để thành lập doanh nghiệp<br /> 2.2.1.1. Điều kiện về tài sản<br /> Người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải đăng ký tài sản đầu tư vào kinh doanh, sau<br /> khi đã được cấp Giấy đăng ký kinh doanh, số tài sản này được ghi thành vốn Điều lệ với<br /> những doanh nghiệp có điều lệ hoặc vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân. Đăng ký tài sản<br /> khi thành lập doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp.<br /> Tài sản đầu tư vào doanh nghiệp phải là những thứ mà pháp luật quy định, là tài sản<br /> thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của người đầu tư thành lập doanh nghiệp.<br /> Tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.<br /> Thông thường tài sản chia thành bất động sản và động sản.<br /> Mức độ tài sản đầu tư khi thành lập doanh nghiệp tùy thuộc vào điều kiện của những<br /> người chủ doanh nghiệp, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với một số<br /> ngành nghề, trong một số lĩnh vực kinh doanh, Nhà nước quy định mức vốn tối thiểu phải có<br /> để thành lập doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề, lĩnh vực đó (gọi là vốn pháp định). Ở<br /> những ngành, nghề có quy định vốn pháp định, vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp không<br /> được thấp hơn vốn pháp định.<br /> 2.2.1.2. Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh<br /> Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền chủ động đăng ký kinh doanh và<br /> hoạt động kinh doanh, không cần phải xin phép cơ quan nhà nước nào nếu ngành, nghề kinh<br /> doanh đó không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh; ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo<br /> quy định của pháp luật.<br /> Chính phủ quy định và công bố danh mục cụ thể những ngành, nghề bị cấm đối với tất<br /> cả mọi loại hình doanh nghiệp; những ngành, nghề chỉ cấm đối với một số doanh nghiệp.<br /> Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định trong LDN 2014, Luật Đầu tư<br /> -5-<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2