intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phòng và trị một số bệnh cho cá cảnh

Chia sẻ: Nguyen Khanh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:35

149
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh của cá luôn là vấn đề đau đầu cho tất cả những người nuôi cá, thế nhưng những hiểu biết ban đầu về bệnh cá vẫn còn rất sơ sài và ít được nghiên cứu đặc biệt là bệnh cá cảnh. Bài giảng dưới đây sẽ hỗ trợ cho các bạn kiến thức về cách phòng và trị một số bệnh cho cá cảnh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phòng và trị một số bệnh cho cá cảnh

  1. PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH CHO CÁ CẢNH 1
  2. Giới Thiệu  Bệnh của cá luôn là vấn đề đau đầu cho tất cả những người nuôi cá.  Thế nhưng những hiểu biết ban đầu về bệnh cá vẫn còn rất sơ sài và ít được nghiên cứu đặc biệt là bệnh cá cảnh.  Trong đó những nguyên nhân gây bệnh cho cá là một trong những yếu tố quyết định chúng ta có khả năng đều trị bệnh này hay không. 2
  3. Giới Thiệu (tt)  Phòng bệnh cho cá phải bắt đàu từ rất sớm, ngay sau khi mua cá về.  Khi mua cá việc chắn chắn đàn cá khoẻ mạnh và trên thân cá không có bất kỳ vết xây xát nào.  Kinh nghiệm cho thấy cá ốm và có vết xây xát trên thân chứng tỏ cá đang bị bệnh, thường là bị bệnh do ký sinh trùng. 3
  4. I.Phòng Bệnh 1. Các Yếu Tố Môi Trường Nước  Phải theo dõi thường xuyên các yếu t ố môi trường như: nhiệt độ, pH, Oxy, NH3… * Nhiệt độ: Tác động trực tiếp và gián tiếp lên sức khỏe của cá.  Tác động trực tiếp: thường thấy nhất là sốc nhiệt độ (dao động từ 7oC so với nhiệt độ chung của loài).  Cá sẽ mất năng lượng và suy giảm trầm trọng hệ miễn dịch của cá và làm giảm tính thèm ăn. 4
  5. 1. Các Yếu Tố Môi Trường Nước (tt) * Nhiệt độ: Tác động gián tiếp của nhiệt độ sẽ làm thay đổi một số chỉ tiêu mà cá rất nhạy cảm như:  Hàm lượng oxy hòa tan.  Sự phân tán Ammonia trong nước.  Sự gia tăng nồng độ các chất độc.  Ngoài ra nhiệt độ còn liên quan đến sự tăng sinh của một số tảo độc, một số vi khuẩn tiêu hao nhiều oxy và các vi sinh vật gây hại. 5
  6. 1. Các Yếu Tố Môi Trường Nước (tt) * Oxy hòa tan: Gây tình trạng khó thở hoặc làm giảm năng suất của cá ( chậm lớn, dễ bệnh )  Là một trong những nguyên nhân gây stress cho cá.  Trong ngành cá cảnh khi hàm lượng oxy dưới 2mg/lit xem như cá không thể lớn và sinh sản. 6
  7. 1. Các Yếu Tố Môi Trường Nước (tt) * pH: (tính acid hoặc baz):  Cả 2 nhân tố này đều gây ra kích ứng da, thậm chí ăn mòn da.  Làm cho da cá tiết ra nhiều chất nhầy, xuất huyết ngoài da và gây chết.  Ngoài ra môi trường acid kéo dài còn gây ra tình trạng viêm mang cá 7
  8. 1. Các Yếu Tố Môi Trường Nước (tt) * Rối loạn do amonia và nitrite:  Đây là hai chất chính của chu trình chuyển hoá nitơ trong nước.  Gây độc khi amonia vượt trên 0.07mg/lit bi ểu hiện bên ngoài là chậm lớn.  Amonia lớn hơn 0.1mg/lit sẽ gây ra những bệnh tích trên mang của cá. 8
  9. 1. Các Yếu Tố Môi Trường Nước (tt)  Các yếu tố an toàn cho cá: Nhiệt độ 26-30oC, pH 6-7.5, DO > = 4mg/lit, NH3
  10. 2.Các Yếu Tố Về Cá  Vận chuyển cá đúng qui cách.  Kịp thời cách ly cá bệnh ra riêng khử trùng bể cá bệnh.  Bắt cá phải đúng cách, thao tác nhẹ nhàng, khéo léo, sử dụng vợt phù hợp với kích cở cá. 10
  11. 2.Các Yếu Tố Về Cá  Không nuôi ghép giữa cá dữ với cá bệnh.  Tắm cá trước khi thả vào bể (2-3g/l nước trong vòng 10-15 phút).  Tránh gây sốc hoặc gây chấn động cho cá.  Tắm thuốc phải đúng lúc, đúng cách, đúng liều. 11
  12. 3.Thức Ăn Cho Cá  Thức ăn phải đầy đủ và tươi sạch phù hợp với từng loài cá và kích cở cá.  Thức ăn phải đủ chất đủ lượng như: Protêin, Lipid, Vitamin, Khoáng…  Giờ cho ăn phải ổn định, tránh thay đổi thức ăn đột ngột. 12
  13. 3.Thức Ăn Cho Cá  Ngoài ra cũng chú ý tới các vật liệu trang trí trong bể ( Thực vật thuỷ sinh, máy bơm, nhiệt kế … định kỳ vệ sinh bể và các dụng cụ này. 13
  14. 10 Điều Nên Làm Để Phòng Bệnh Cho Cá Kiểng  1. Cá phải được xem thật kỹ trước khi mua về. Không mua cá có màu sẩm quá, quá ốm, quá sợ sệt, có vây bị ăn mòn, có lỗ ở vùng đầu hay trên thân, phân trắng.  2. Cá vừa mới mua về phải được cách ly tối thiểu 6 tuần, cá bắt từ thiên nhiên cách ly tối thiểu 8 tuần.  3. Không bao giờ chuyển nước từ hồ cách ly vào trong hồ nuôi. 14
  15. 10 Điều Nên Làm Để Phòng Bệnh Cho Cá Kiểng (tt)  4. Không sử dụng bất kỳ dụng cụ hay trang thiết bị nào từ hồ cách ly cho những hồ khác mà không được sát trùng.  5. Cho cá ăn những khẩu phần khác nhau chứa chất sơ.  6. Dành cho cá môi trường sống tối ưu.  7. Không đưa cây thủy sinh vào hồ nếu cây đó trồng chung với cá. 15
  16. 10 Điều Nên Làm Để Phòng Bệnh Cho Cá Kiểng (tt)  8. Dành nhiều thời gian thường xuyên quan sát và chăm sóc cá.  9. Chỉ đưa cá về nhà sau khi đã chắc chắn là cá khỏe.  10. Cá có bệnh cần phải để trong hồ cách ly. Hồ cách ly phải được sát trùng thường xuyên. 16
  17. II.Trị Một Số Bệnh Cho Cá 1.Các Bệnh Ngoại A.Bệnh đốm trắng * Nguyên nhân: Do ký sinh vật ichthyophthirius multifilius gây ra ==> nang (mt) ==> cá thể con. * Dấu hiệu bệnh: Thân và vẩy phủ đốm trắng li ti, da nhớt, mang hoạt động nhanh. 17
  18. A.Bệnh đốm trắng (tt) * Chữa trị: Toàn bể nuôi.  Vớt các vật dụng trong bể ra.  Tăng nhiệt độ nuôi lên 31-320C trong 4-6 ngày, ngưng chạy lọc.  Kết hợp tắm thuốc cho cá: thuốc tím 1g/lit trong 10-15 phút. 18
  19. B. Bệnh giun hay gyrodactylite * Dấu hiệu bệnh:  Cá cọ mình vào các vật trong bể, màu s ắc nhạt, da đỏ lên từng chổ, vây bị rách.  Cá thở gấp các mang cá há ra và có thể th ấy bị sưng * Chữa trị:  Tắm Formon 0.2 ml/lit trong 10-15 phút.  Xanh methylen pha loãng 1%. Ngâm cá lâu trong dung dịch 0.4-0.8 ml/lit. 19
  20. B. Bệnh giun hay gyrodactylite (tt) * Chữa trị (tt):  Hoặc Acriflavin pha loãng 10 mg/lit. Ngâm cá dùng 2.2 ml/lit. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2