intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng

Chia sẻ: Nguyen Van Hop | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:61

155
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng" cung cấp đến các bạn khái niệm và lợi ích của quản lý dịch hại tổng hợp; nguyên lí của quản lý dịch hại tổng hợp; các bước áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng

  1. QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) TRÊN CÂY TRỒNG
  2. Nội dung I. Khái niệm và lợi ích của IPM II. Nguyên lí của IPM III. Các bước áp dụng IPM
  3. I. Khái niệm và lợi ích của IPM   IPM là gì?  (Integrated Pest Management) IPM là sự phối hợp ít nhất 2 phương pháp phòng trừ nhằm thực hiện công tác phòng trừ dịch hại có hiệu quả, tiết kiệm, an toàn với con người, thân thiện với môi trường.
  4. I. Khái niệm và lợi ích của IPM  Lợi ích của IPM Lợi ích kinh tế Lợi ích môi trường Lợi ích về kiến thức
  5. Lợi ích kinh tế 1. Giảm chi phí thuốc BVTV: • Chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết •Tỷ lệ sử dụng thuốc thấp 2.  Làm  tăng  giá  trị  sản  phẩm  trên  thị  trường nếu được gắn nhãn "IPM". •  Người  tiêu  dùng  thích  mua  những  sản  phẩm ít hoặc không sử dụng thuốc BVTV. •Người dùng ưa chuộng sản phẩm do cơ sở  sản xuất ở đó nguồn nước và môi trường được bảo vệ
  6. Lợi ích môi trường Lợi ích về kiến thức Giảm thiểu nguy cơ ô • Giúp người nông dân tự nhiễm môi trường và ảnh xác định vấn đề dịch hại hưởng xấu tới sức khỏe trên đồng ruộng và tìm ra con người: cách phòng trừ chúng. •Giảm thiểu mức sử dụng thuốc BVTV •Áp dụng toàn diện biện pháp thân thiện với môi trường.
  7. II. Các nguyên lý của IPM Theo Edward J. Bechinski and William H. Bohl ĐH Idaho IPM gồm 5 nguyên lý: •Nguyên lý số 1: No Silver Bullet KHÔNG CÓ NỎ THẦN •Nguyên lý số 2: Xử lý nguyên nhân, KHÔNG xử lí triệu chứng dịch •Nguyên lý số 3: Sự hiện diện của sinh vật hại không đồng nghĩa với tồn tại vấn đề dịch hại •Nguyên lý số 4: Giết thiên địch = rước dịch vào rừng •Nguyên lý số 5: Đúng lúc thay vì đúng tình thế “Just-in-Time vs. Just-in-Case”
  8. NL1. Không có nỏ thần • Không có một biện pháp đơn lẻ nào có thể được coi là tốt nhất  để kiểm soát dịch hại.   • Quá tin cậy vào một biện pháp nào đó thường kéo theo hậu quả  không mong muốn về mặt kinh tế hoặc sinh thái.   • Vậy  làm  gì:  Tất  cả  các  biện  pháp  có  thể  áp  dụng  được  cần  được cân nhắc xem xét, đặc biệt là biện pháp canh tác và sinh  h ọc
  9. NL2: Xử lý nguyên nhân gây ra dịch chứ không phải  xử lý triệu chứng dịch bệnh    Phòng dịch thay cho dập dịch • Không áp dụng biện pháp lấp chỗ trống (tạm thời): ví dụ như  dùng thuốc trừ dịch sau khi đã xảy ra lây nhiễm dịch, vì không  giải quyết được vấn đề dịch hại một cách lâu dài   • Làm  gì:  Cần  tìm  hiểu  đặc  điểm  sinh  học  của  dịch  hại,  đặc  biệt là tình trạng môi trường  ảnh hưởng đến sự xâm nhập và  sống sót của dịch hại
  10. NL 3: HIỆN DIỆN của dịch hại KHÔNG ĐỒNG NGHĨA  với CÓ VẤN ĐỀ dịch hại • Chỉ làm giảm số lượng dịch hại tới mức không gây ra thiệt  hại kinh tế   • Làm gì: Thuốc BVTV chỉ được sử dụng khi mức lây nhiễm  dịch vượt quá ngưỡng kinh tế (ngưỡng hành động)
  11. NL4: Tiêu diệt thiên địch là rước dịch vào rừng  Các tác nhân sinh học có sẵn trong tự nhiên giữ cho nhiều quần  thể dịch hại ở mức không gây ra thiệt hại kinh tế. PHUN Mức hại kinh tế Ngưỡng phòng trừ •Làm gì: Cần học cách nhận diện và chấp nhận tác nhân sinh học
  12. NL5. Đúng lúc thay cho đúng tình thế   •Điều tra, dự báo các loại dịch hại, mật độ dịch hại để đưa  ra quyết định xử lý đúng lúc.   •Làm gì: Cần thăm đồng thường xuyên
  13. III. Các bước của IPM
  14. 3.1. Xác định sinh vật gây hại
  15. 3.1. Xác định sinh vật gây hại TẠI SAO XÁC ĐỊNH CHÍNH XÁC SINH VẬT HẠI LẠI  RẤT QUAN TRỌNG?   •Xác định liệu có phải loài gây hại chính không. Không phải  tất cả sinh vật hại đều gây hại.    •Lựa chọn biện pháp phòng trừ có thể áp dụng   •Xác định không chính xác dẫn tới phòng trừ không hiệu quả.  
  16. 3.1. Xác định sinh vật gây hại PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH 1. Giáo trình: Bảo vệ thực vật 2. Bài giảng: Kỹ thuật phòng trừ sâu hại 4. Hướng dẫn của cơ quan chuyên môn,  cán bộ kỹ thuật. 5. Kinh nghiệm thực tiễn 6. http://era.deedi.qld.gov.au/2049/1/ Field_guide_to_pest_and_diseases  _Engl.pdf 
  17. 3.2. Theo dõi sự phát triển của sinh vật gây hại Tầm quan trọng: • Nhằm  đánh  giá  hiện  trạng  dịch  hại,  ngăn  chặn  vấn  đề  bùng phát dịch hại.  • Xác  định  liệu  dịch  hại  có  đạt  tới  ngưỡng  cần  phòng  trừ  hay không? • Có cơ sở đưa ra các biện pháp phòng trừ thích hợp
  18. 3.2. Theo dõi sự phát triển của sinh vật gây hại • Theo dõi cái gì? 1. Sự xuất hiện của sinh vật hại 2.  Triệu  chứng:  Dấu  hiệu  của  sự  hoạt  động  các  loài  hiện  có. 3. Sự hiện diện của thiên địch và các loài khác 4. Tình trạng thời tiết
  19. 3.2. Theo dõi sự phát triển của sinh vật gây hại PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA MỨC NHIỄM DỊCH  H ẠI 1. QCVN 01­38:2010/BNNPTNT: “Về phương pháp  điều tra phát hiện dịch hại cây trồng” 2. Kỹ thuật điều tra: Môn học “Điều tra, dự báo sâu  bệnh hại”.
  20. 3.2. Theo dõi sự phát triển của sinh vật gây hại QCVN 01­38:2010/BNNPTNT Đếm số lượng sâu hại trên 1 lá,  1 quả, 1 cây, 1 cành, 1 ô bàn  vuông  xác định mật độ dịch hại gây  ra trên  1 m2, 1 cành, 1 cây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2