intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản lý thu ngân sách nhà nước: Chương 4 - Phạm Hoàng Phương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quản lý thu ngân sách nhà nước - Chương 4: Kiểm toán và đánh giá thu ngân sách nhà nước, cung cấp cho người học những kiến thức như Kiểm toán thu ngân sách nhà nước; đánh giá quản lý thu ngân sách nhà nước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản lý thu ngân sách nhà nước: Chương 4 - Phạm Hoàng Phương

  1. CHƯƠNG 4 KIỂM TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ THU NSNN 1 KIỂM TOÁN THU NSNN 2 ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ THU NSNN
  2. 4.1. KIỂM TOÁN THU NSNN  Kiểm toán thu ngân sách nhà nước là hoạt động đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các số liệu kế toán, báo cáo quyết toán, việc chấp hành pháp luật và kết quả trong việc quản lý thu ngân sách của cơ quan Nhà nước, các đơn vị có nhiệm vụ thu ngân sách sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
  3. KIỂM TOÁN THU NSNN Mục đích  Kiểm toán thu ngân sách nhà nước nhằm đánh giá tình hình chấp hành các qui định của Nhà nước về thu nộp, kết quả việc lập, chấp hành và quyết toán thu NSNN  Đánh giá tính tuân thủ trong việc xây dựng dự toán, giao dự toán thu NSNN và tính hợp lý của các con số trong dự toán thu NSNN  Kiểm tra tính chính xác, trung thực và hợp pháp của số liệu báo cáo quyết toán thu NSNN  Kiểm toán việc tuân thủ các quy phạm pháp luật về thu NSNN  Đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý thuế  Có thể đưa ra ý kiến tư vấn về công tác quản lý và điều hành thu NSNN, khuyến nghị về các bất cập của chính sách thu NSNN
  4. 4.2. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ THU NSNN Tiêu chí đánh giá quản lý thu NSNN là những tiêu chuẩn để nhận biết và phân loại kết quả quản lý thu.  Sự phù hợp:  So sánh các mục tiêu quản lý thu NSNN với các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội nói chung.  So sánh các mục tiêu quản lý thu NSNN với khả năng huy động nguồn thu  Sự gắn kết:  So sánh giữa các mục tiêu quản lý thu NSNN xem có tính gắn kết và bổ trợ cho nhau hay không?  Các phương tiện về luật pháp, nguồn nhân lực và tài chính được sử dụng có đáp ứng cho việc thực hiện các mục tiêu đó?  Hiệu quả: So sánh mức chi phí với số thu NSNN, bao gồm các chi phí hành thu và chi phí tuân thủ.  Hiệu lực: So sánh kết quả thực hiện thu NSNN với mục tiêu đặt ra.
  5. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ THU NSNN Các chỉ số đánh giá quản lý thu ngân sách nhà nước (Mục đích, nội dung, công thức tính toán)  Chỉ số đánh giá theo khung kết quả thực hiện quản lý tài chính công (PEFA)  Chỉ số PI-3. Thực thu  Chỉ số PI-19: Quản lý thu  Chỉ số PI-20. Kế toán thu  Chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế  Chỉ số thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước  Chỉ số hiệu quả sử dụng chi phí  Chỉ số hiệu quả hoạt động  Chỉ số quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế  Chỉ số về sự hài lòng của người nộp thuế  Công cụ Đánh giá Chẩn đoán Quản lý Thuế (TADAT)
  6. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA DỰ TOÁN THU NSNN Chỉ số PI-3. Thực thu  Mục đích  Đánh giá chất lượng dự báo thu hay dự toán NSNN bằng cách so sánh số liệu quyết toán với số liệu dự toán ban đầu được phê duyệt  Phạm vi đo lường  Các khoản thu trong nước và ngoài nước, bao gồm thu từ thuế, đóng góp xã hội, viện trợ không hoàn lại, thu từ tài nguyên, thu bổ sung từ các quỹ ngoài ngân sách nếu được đưa vào trong ngân sách.  Các khoản vay nợ, bao gồm vay nợ theo các điều khoản ưu đãi của các đối tác phát triển không được đưa vào đánh giá theo chỉ số này.
  7. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA DỰ TOÁN THU NSNN  Nội dung ✓ So sánh tổng thực thu ngân sách cuối năm với tổng thu trong dự toán ngân sách ban đầu Tỷ lệ thực thu ngân sách so với dự toán thu = Quyết toán/dự toán *100% ✓ So sánh cơ cấu thực thu ngân sách cuối năm với cơ cấu thu trong Xác định tỷ lệ chênh lệch cơ cấu các khoản thu = ( Quyết toán – dự toán điều chỉnh)/ dự toán điều chỉnh Dự toán điều chỉnh = (dự toán x tổng quyết toán/tổng dự toán thu)
  8. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU NSNN Chỉ số PI-19: Quản lý thu Mục đích: Đánh giá về các thủ tục được áp dụng để thực hiện thu và theo dõi thu NSNN Phạm vi đo lường: Các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý thu, như cơ quan thuế, cơ quan hải quan, cơ quan quản lý các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội.
  9. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU NSNN Chỉ số PI-19: Quản lý thu  Nội dung 1. Đánh giá cách thức cơ quan thu hỗ trợ cá nhân và các doanh nghiệp tiếp cận thông tin về quyền và nghĩa vụ đối với thu NSNN. Các quy trình, thủ tục hành chính hỗ trợ người nộp khi có các khiếu nại và xử lý khiếu nại. 2. Đánh giá quy trình các cơ quan thu áp dụng để quản lý rủi ro từ việc không tuân thủ các quy định về thu, ví dụ. Có các biện pháp giảm thiểu rủi ro
  10. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU NSNN Chỉ số PI-19: Quản lý thu  Nội dung 3. Đánh giá việc áp dụng các biện pháp kiểm toán, điều tra gian lận đã đủ để ngăn ngừa trốn thuế và đảm bảo các trường hợp vi phạm được phát hiện 4. Đánh giá quy trình quản lý nợ đọng thu, mức độ đầy đủ thông tin về nợ đọng và thu hồi nợ đọng phát sinh trong năm
  11. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU NSNN Chỉ số PI-20. Kế toán thu Mục đích: Xem xét việc cung cấp các thông tin về thực hiện thu thông qua đánh giá các thủ tục ghi chép, báo cáo về số thu, tổng hợp số thu, đối chiếu tài khoản thu. Phạm vi đánh giá: Các cơ quan thuộc chính quyền trung ương. Nội dung đánh giá
  12. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU NSNN Chỉ số PI-20. Kế toán thu  Nội dung đánh giá 1. Sự điều phối các hoạt động quản lý thu, thực hiện thu, kế toán và báo cáo kịp thời thông tin về số thực thu của hoặc cơ quan có trách nhiệm tương đương,. 2. Mức độ kịp thời trong việc chuyển số thu nhận được về kho bạc hoặc các cơ quan được phân công.. 3. Việc đối chiếu số thu theo dự kiến (đến hạn nộp hoặc chưa đến hạn nộp), số thực thu, nợ đọng, số thu chuyển cho Kho bạc hoặc các cơ quan được phân công.
  13. CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ ◼Chỉ số thực hiện nhiệm vụ thu NSNN ◼Chỉ số hiệu quả sử dụng chi phí quản lý thu NSNN ◼Chỉ số hiệu quả hoạt động quản lý thu NSNN ◼Chỉ số quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế ◼Chỉ số về sự hài lòng của người nộp thuế
  14. CHỈ SỐ CHUẨN ĐOÁN QUẢN LÝ THUẾ - TADAT ❑Phạm vi: ✓ TADAT là một công cụ toàn cầu có thể được sử dụng bởi tất cả các nước. ✓ ADAT tập trung vào quản lý các loại thuế được định nghĩa là “thuế cơ bản’’: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân (bao gồm các khoản khấu trừ tại nguồn), thuế giá trị gia tăng, đóng góp an sinh xã hội. ✓TADAT không được thiết kế để đánh giá việc quản lý các khoản thuế đặc biệt, chẳng hạn như lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên.
  15. CHỈ SỐ CHUẨN ĐOÁN QUẢN LÝ THUẾ - TADAT ❑Mục đích: ✓ Xác định những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống quản lý thuế ✓ Xác định kế hoạch cải cách hệ thống quản lý thuế ✓ Tạo điều kiện cho công tác quản lý và điều phối các hỗ trợ bên ngoài để cải cách và đảm bảo thực hiện nhanh hơn và hiệu quả hơn. ✓ Theo dõi và đánh giá tiến độ thực hiện cải cách  thông qua các đánh giá liên tiếp 2 đến 3 năm
  16. CHỈ SỐ CHUẨN ĐOÁN QUẢN LÝ THUẾ - TADAT ❑TADAT là một bộ công cụ đánh giá về hiệu quả hoạt động của hệt thống quản lý thuế của một quốc gia. ❑TADAT đánh giá 9 lĩnh vực quản lý thuế, dựa trên 28 chỉ số. ❑Mục đích: ❑Xác định những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống quản lý thuế ❑Xác định kế hoạch cải cách hệ thống quản lý thuế ❑Tạo điều kiện cho công tác quản lý và điều phối các hỗ trợ bên ngoài để cải cách và đảm bảo thực hiện nhanh hơn và hiệu quả hơn. ❑Theo dõi và đánh giá tiến độ thực hiện cải cách thông qua các đánh giá liên tiếp 2 đến 3 năm
  17. CHỈ SỐ CHUẨN ĐOÁN QUẢN LÝ THUẾ - TADAT ◼Tính toàn vẹn của dữ liệu đăng ký của người nộp thuế ◼Quản lý rủi ro hiệu quả ◼Khuyến khích việc tuân thủ thuế ◼Nộp tờ khai thuế đúng thời hạn ◼Nộp thuế đúng thời hạn ◼Độ chính xác của kê khai thuế ◼Giải quyết có hiệu quả các tranh chấp thuế ◼Quản lý thu hiệu quả ◼Trách nhiệm giải trình và tính minh bạch
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0