intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 1 - GV. Võ Thanh Thúy

Chia sẻ: Bfvhgfff Bfvhgfff | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

121
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 1 Tổng quan về thanh toán quốc tế nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vấn đề thanh toán trong lĩnh vực ngoại thương, ngoài ra, môn học còn cung cấp cho sinh viên những vấn đề thực tiễn trong việc tài trợ, tín dụng cho một thương vụ quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 1 - GV. Võ Thanh Thúy

  1. BÀI GIẢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ GV: VÕ THỊ THANH THÚY Mail: ththuyvo@gmail.com
  2. GIỚI THIỆU MÔN HỌC THANH TOÁN QUỐC TẾ 1. Số đơn vị học trình: 2 đvht 2. Phân bố thời gian: 30 tiết (lý thuyết, bài tập) 3. Mục tiêu của môn học: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vấn đề thanh toán trong lĩnh vực ngoại thương. Ngoài ra, môn học còn cung cấp cho sinh viên những vấn đề thực tiễn trong việc tài trợ, tín dụng cho một thương vụ quốc tế. 4. Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn học Thanh toán quốc tế cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về hoạt động kinh doanh trên thị trường ngoại hối nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng. Bên cạnh đó cung cấp cho sinh viên những nghiệp vụ và kiến thức về hoạt động thanh toán quốc tế bao gồm: các phương tiện thanh toán quốc tế, các phương thức thanh toán quốc tế,…trong môi trường kinh doanh quốc tế.
  3. GiỚI THIỆU MÔN HỌC THANH TOÁN QUỐC TẾ 5. Nhiệm vụ của sinh viên: + Sinh viên phải tham dự lớp học từ 75% thời gian trở lên theo Quyết định số 04/1999/QĐ – BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành qui chế về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi. Nếu không đủ thời gian trên, sinh viên phải học lại theo quy chế này. + Sinh viên phải hoàn thành các bài tập cơ bản làm cơ sở cho việc tiếp thu bài giảng, củng cố kiến thức và trau dồi khả năng xử lý các tình huống trong quản lý, nghiên cứu đề tài liên quan đến môn học
  4. GIỚI THIỆU MÔN HỌC THANH TOÁN QUỐC TẾ 6. Tài liệu học tập: - Giáo trình chính: Thanh toán quốc tế, PGS.TS Trần Hoàng Ngân & TS. Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống Kê. -Sách tham khảo: 1. Thanh toán quốc tế (Thị trường ngoại hối và các giao dịch ngoại hối), TS. Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống Kê. 2. Thanh toán quốc tế, PGS.TS. Trần Hoàng Ngân, Trường Đại học Kinh tế. 3. Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, PGS. Đinh Xuân Trình, NXB Giáo dục. 4. Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, NXB thống kê.
  5. GiỚI THIỆU MÔN HỌC THANH TOÁN QUỐC TẾ 7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: + Nắm bắt cơ bản nội dung học phần. + Thái độ nghiêm túc trong học tập. + Hoàn thành bài kiểm tra thường kỳ, thi giữa kỳ và cuối kỳ. 8. Hình thức thi: + Giữa kỳ: Trắc nghiệm. + Cuối kỳ: Trắc nghiệm. 9. Nội dung môn học: + Chương 1: Hối đoái + Chương 2: Phương tiện thanh toán quốc tế + Chương 3: Phương thức thanh toán quốc tế
  6. TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ TTQT: - Nghĩa vụ chi trả về tiền tệ - Phát sinh từ các hoạt động kinh tế và phi kinh tế - Giữa các tổ chức, cá nhân của các quốc gia khác nhau - Thông qua hệ thống Ngân hàng
  7. TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ Vai trò của hoạt động TTQT + Đối với nền kinh tế: -Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu -Thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài -Thúc đẩy hoạt động dịch vụ -Tăng cường các nguồn lực tài chính -Thúc đẩy thị trường tài chính hội nhập quốc tế + Đối với DN – XNK  Nhà NK: Điều kiện trả tiền và nhận hàng.  Nhà XK: Điều kiện giao hàng và nhận tiền. + Đối với NHTM  Tăng thu nhập từ phí TTQT  Mở rộng thị phần kinh doanh, thu hút khách hàng  Tăng cường quan hệ đối ngoại
  8. ĐẶC ĐIỂM THANH TOÁN QUỐC TẾ  TTQT diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các giao dịch thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới ngân hàng thế giới.  TTQT khác với thanh toán trong nước ở chỗ nó liên quan đến việc trao đổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia khác. Vì vậy khi ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương các bên phải thỏa thuận với nhau lấy đồng tiền của nước nào là tiền tệ tính toán và thanh toán trong hợp đồng, đồng thời phải thận trọng để lựa chọn các biện pháp phòng chống rủi ro khi tỷ giá hối đoái biến động.
  9. ĐẶC ĐIỂM THANH TOÁN QUỐC TẾ  Tiền tệ trong TTQT thường không phải là tiền mặt mà nó tồn tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán như: hối phiếu, lệnh phiếu và séc, thẻ thanh toán.  Thanh toán giữa các nước đều được tiến hành thông qua ngân hàng và không dùng tiền mặt, nếu có thì chỉ trong những trường hợp riêng biệt.  Do vậy TTQT về bản chất chính là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Chúng được hình thành và phát triển trên cơ sở các hợp đồng ngoại thương và các trao đổi tiền tệ quốc tế.
  10. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH TTQT Luật và công ước quốc tế: - Luật thống nhất về Hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ (ULB – 1930) - Công ước Geneve về Séc quốc tế (1931) - Công ước Viên (LHQ) về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG - 1980) - Luật và công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm…
  11. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH TTQT Luật quốc gia: - Luật dân sự - Luật thương mại - Pháp lệnh ngoại hối - Luật các công cụ chuyển nhượng…
  12. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH TTQT  Thông lệ và tập quán quốc tế: - Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (UCP 600) - Quy tắc thống nhất hoàn trả liên ngân hàng theo Tín dụng chứng từ (URR 1996) - Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu (URC 1996) - Thực hành Tín dụng dự phòng quốc tế (ISP 1998) - Điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms)
  13. CÁC BÊN THAM GIA TTQT  Người mua, người bán, người sản xuất, các đại lý  Các Ngân hàng.  Người chuyên chở  Nhà bảo hiểm.  Chính phủ và các tổ chức TM.
  14. CHƯƠNG 1: HỐI ĐOÁI 1.1 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Hối đoái (exchange) là gì? Sự chuyển đổi từ một đồng tiền này sang đồng tiền khác được gọi là Hối Đoái Việc chuyển đổi một đồng tiền này ra một đồng tiền khác được thực hiện theo một tỷ lê nhất định đươc gọi là tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền đó.
  15. 1.1.1 KHÁI NIỆM VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền với nhau, là giá cả của một đơn vị tiền tệ của quốc gia này tính bằng một số đơn vị tiền tệ của quốc gia khác. VD: Ngày 06/08/2011 trên thị trường hối đoái quốc tế ta có thông tin: 1GBP = 1,6473 USD 1EUR = 1,4392 USD
  16. 1.1.2. PHÂN LOẠI TỶ GIÁ 1.1.2.1 Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá  Tỷ giá chính thức là tỷ giá do Ngân hàng trung ương của nước đó xác định. Trên cơ sở của tỷ giá này các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi.  Tỷ giá thị trường là tỷ giá được hình thành trên có sở quan hệ cung cầu trên thị trường hối đoái.
  17. 1.1.2. PHÂN LOẠI TỶ GIÁ 1.1.2.2. Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán  Tỷ giá giao ngay (SPOT): là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch.  Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (FORWARDS): là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng tự tính toán và thỏa thuận với nhau
  18. 1.1.2. PHÂN LOẠI TỶ GIÁ 1.1.2.3. Căn cứ vào giá trị của tỷ giá  Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá của một loại tiền tệ được biểu hiện theo giá hiện tại, không tính đến bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát.  Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá có tính đến tác động của lạm phát và sức mua trong một cặp tiền tệ. Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó.
  19. 1.1.2. PHÂN LOẠI TỶ GIÁ 1.1.2.4. Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối  Tỷ giá điện hối là tỷ giá thường được niêm yết tại ngân hàng. Đó là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện  Tỷ giá thư hối là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. Tỷ giá điện hối thường cao hơn tỷ giá thư hối.
  20. 1.1.2. PHÂN LOẠI TỶ GIÁ 1.1.2.5. Căn cứ vào thời điểm mua/bán ngoại hối  Tỷ giá mua: là tỷ giá của ngân hàng mua ngoại hối vào.  Tỷ giá bán là tỷ giá của ngân hàng bán ngoại hối ra.  Tỷ giá đóng cửa: tỷ giá của hợp đồng ký kết cuối cùng trong ngày  Tỷ giá mở cửa:Tỷ giá được công bố vào đầu giờ của đầu ngày giao dịch
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2