Bài giảng Trắc địa cơ sở - Chương 8: Bản đồ và mặt cắt địa hình
lượt xem 6
download
Bài giảng Trắc địa cơ sở - Chương 8: Bản đồ và mặt cắt địa hình. Sau khi học xong chương này, học viên có thể: trình bày được quy trình, phương đo đạc tính toán, xác định điểm chi tiết địa hình địa vật trên bản vẽ bình đồ; vẽ và biên tập, xuất bản bản đồ địa hình; đọc, sử dụng bản đồ địa hình;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Trắc địa cơ sở - Chương 8: Bản đồ và mặt cắt địa hình
- CHƯƠNG 8: BẢN ĐỒ VÀ MẶT CẮT ĐỊA HÌNH Mục tiêu: Trình bày được quy trình, phương đo đạc tính toán, xác định điểm chi tiết địa hình địa vật trên bản vẽ bình đồ; vẽ và biên tập, xuất bản bản đồ địa hình; Đọc, sử dụng bản đồ địa hình; Tuân thủ quy trình, quy phạm trong thành lập lưới đo vẽ; Có tính kỷ luật, kiên trì, nghiêm túc, trung thực trong học tập và công tác. 1. Nội dung và các ký hiệu tờ bản đồ 2. Các phương pháp thành lập bản đồ địa hình và độ chính xác 3. Sử dụng bản đồ địa hình
- 1. Nội dung và các ký hiệu tờ bản đồ 1.1. Nội dung tờ bản đồ Nội dung của bình đồ địa hình phụ thuộc vào tỉ lệ đo vẽ theo những qui định của qui phạm chuyên ngành cũng như những nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể do cơ quan thiết kế yêu cầu. Tỉ lệ đo vẽ sẽ quyết định mật độ và độ chính xác của các điểm khống chế trắc địa, công nghệ đo vẽ, thời hạn và giá thành. Địa hình, địa vật được biểu diễn lên bình đồ theo tỉ lệ và bằng những kí hiệu quy ước giả định.
- 1. Nội dung và các ký hiệu tờ bản đồ 1.1. Nội dung tờ bản đồ
- 1. Nội dung và các ký hiệu tờ bản đồ 1.1. Nội dung tờ bản đồ
- 1. Nội dung và các ký hiệu tờ bản đồ 1.1. Nội dung tờ bản đồ Có thể khái quát những nội dung đo vẽ chính như sau: Các điểm khống chế trắc địa, các kiến trúc độc lập, các công trình nhà ở, công trình công cộng, chỗ lộ ra của công trình ngầm. Đường ôtô chính, đường nhựa, đường đất, cầu phà. Đường sắt và công trình có liên quan như: đường ngầm, sân ga, đèn hiệu, chỗ giao nhau. Hệ thống thuỷ văn: sông, suối, hồ, bể chứa nước, diện tích ngập nước, bờ biển, bờ sông, kênh mương, hệ phân phối nước. Các cơ sở cung cấp nước: giếng, tháp nước, bể lọc, bể chứa...Sông, suối, kênh, mương được đo vẽ cả hai bờ nếu nó được biểu diễn trên bình đồ với chiều rông lớn hơn 3mm và đo vẽ một bên bờ nếu chiều rộng được biểu diễn nhỏ hơn 3mm. Đường thông tin liên lạc và phương tiện điều khiển kỹ thuật, đèn tín hiệu, cột điện.
- 1. Nội dung và các ký hiệu tờ bản đồ 1.1. Nội dung tờ bản đồ Trên khu vực xây dựng, không cần phải đo vẽ các công trình tạm, lán trại, công trình di động trên đường phố hoặc trong khu phố cũng như các hàng rào che chắn, bảo vệ trên mặt bằng xây dựng. Khi đo vẽ tỉ lệ 1:500 trên những khu vực có mật độ xây dựng dày đặc, có thể biểu diễn địa hình bằng cách ghi độ cao các điểm đặc trưng trên đường phố, hè phố, giếng thu nước, hố ga, các đường ranh giới, hệ thống ngầm... Phải đo vẽ hết các điểm và đường đặc trưng của dáng đất: đỉnh núi, đáy lòng chảo, điểm uốn (thay đổi độ dốc), đường phân thuỷ, đường tụ thuỷ, đường chân núi, đường mép chảo, điểm yên ngựa, cao độ mực nước trong sông, hồ, ao.
- 1. Nội dung và các ký hiệu tờ bản đồ 1.2. Các ký hiệu tờ bản đồ Địa vật là một vật tồn tại trên Trái đất, hoặc do thiên nhiên tạo ra, hoặc do con người xây dựng nên như: sông, rừng, làng xóm, thành phố, nhà cửa, đê, đường, v.v... Việc biểu diễn địa vật trên bản đồ phải tuân theo đúng những ký hiệu quy ước bản đồ do Cục đo đạc và Bản đồ Nhà nước quy định (Ký hiệu bản đồ địa hinh, địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:500 và 1:10 000). Các ký hiệu phải đơn giản, rõ ràng, dễ liên tưởng, dễ ghi nhớ và thống nhất. Các ký hiệu địa vật trên các bản đồ tỷ lệ khác nhau có thể có kích thước khác nhau, nhưng phải cùng một hình dáng.
- 1. Nội dung và các ký hiệu tờ bản đồ 1.2. Các ký hiệu tờ bản đồ
- 1. Nội dung và các ký hiệu tờ bản đồ 1.2. Các ký hiệu tờ bản đồ 1.2.1. Ký hiệu theo tỷ lệ (ký hiệu diện) Ký hiệu theo tỷ lệ thường để biểu diễn những địa vật có diện tích lớn như rừng cây, ruộng lúa, hồ, ... những địa vật có diện tích rộng này khi biểu diễn trên bản đồ đã được thu nhỏ lại đồng dạng theo tỷ lệ của bản đồ. Nếu địa vật có ranh giới rõ ràng như khu dân cư, khu công nghiệp, .v.v... thì đường biên bao quanh được vẽ bằng nét liền. Nếu địa vật có ranh giới không rõ ràng như đường biên giữa đồng cỏ và đầm lầy vẽ bằng nét đứt đoạn. Bên trong các đường biên vẽ các ký hiệu nhất định .
- 1. Nội dung và các ký hiệu tờ bản đồ 1.2. Các ký hiệu tờ bản đồ 2.2. Ký hiệu không theo tỷ lệ (ký hiệu điểm) Ký hiệu không theo tỷ lệ để biểu diễn những địa vật nhỏ, đó là những địa vật mà nếu thu nhỏ lại theo tỷ lệ bản đồ thì chúng sẽ chập lại thành một chấm điểm hay một đường nét như cây cổ thụ, giếng, cột km, nhà thờ, ... kí hiệu không theo tỷ lệ là các kí hiệu không đảm bảo tính đồng dạng của địa vật mà chỉ cho biết vị trí của địa vật theo chấm điểm của kí hiệu này. Những địa vật như sông, đường ô tô, đường sắt, đường biên giới, ... sẽ được biểu diễn bằng kí hiệu kết hợp vừa theo tỷ lệ vừa không theo tỷ lệ (kí hiệu tuyến). Khi đó chiều dài của chúng được thể hiện theo tỷ lệ bản đồ, còn chiều rộng được tăng lên so với thực.
- 1. Nội dung và các ký hiệu tờ bản đồ 1.2. Các ký hiệu tờ bản đồ 1.2.3. Ký hiệu chú giải Ký hiệu chú giải để biểu diễn địa vật được đầy đủ, người ta còn dùng kí hiệu chú giải, đó là những số và chữ được ghi kèm theo kí hiệu. Các con số, các dòng chữ được viết theo tiêu chuẩn để căn cứ vào chính kiểu chữ mà biết được nội dung chú giải. Chẳng hạn con số ghi ở chỗ cách quãng của kí hiệu con đường chỉ chiều rộng của con đường. Phân số ghi ở cạnh kí hiệu cầu có tử số chỉ chiều dài và chiều rộng của cầu tính bằng mét, mẫu số chỉ trọng tải của cầu chịu được tính bằng tấn. Bên cạnh địa danh mới ghi cả địa danh cũ ở trong ngoặc đơn. Ký hiệu chú giải dùng để bổ sung đặc điểm vật biểu thị trên bản đồ. Ví dụ, bên cạnh ký hiệu cầu có ghi thì có nghĩa là cầu được xây dựng bằng sắt, có chiều rộng 6m, chiều dài 17m và tải trọng 25 tấn.
- 1. Nội dung và các ký hiệu tờ bản đồ 1.3. Phương pháp biểu thị địa hình 1.3.1. Phương pháp kẻ vân 1.3.2. Phương pháp tô màu 1.3.3. Phương pháp đường đồng mức
- 1. Nội dung và các ký hiệu tờ bản đồ 1.3. Phương pháp biểu thị địa hình 1.3.1. Phương pháp kẻ vân 1.3.2. Phương pháp tô màu
- 1. Nội dung và các ký hiệu tờ bản đồ 1.3. Phương pháp biểu thị địa hình 1.3.3. Phương pháp đường đồng mức
- 1. Nội dung và các ký hiệu tờ bản đồ 1.3. Phương pháp biểu thị địa hình 1.3.3. Phương pháp đường đồng mức “Đường đồng mức của địa hình là giao tuyến giữa mặt đất tự nhiên với các mặt phẳng song song với mặt nước gốc ở những độ cao khác nhau". Độ cao của đường đồng mức có giá trị chẵn E : khoảng cách giữa các đường đồng mức được gọi là "khoảng cao đều“, phụ thuộc theo tỷ lệ bản đồ.
- 1. Nội dung và các ký hiệu tờ bản đồ 1.3.3. Phương pháp đường đồng mức Các tính chất sau đây: Tất cả các điểm nằm trên đường đồng mức đều có độ cao bằng nhau trên thực địa. Tất cả các đường đồng mức khép kín trong phạm vi bình đồ hay bản đồ sẽ biểu thị cho một quả đồi hoặc một hình lòng chảo. Đồi hoặc hình lòng chảo được phân biệt theo các vạch chỉ dốc hoặc theo chỉ số độ cao. Vì mặt đất thiên nhiên cao hơn mặt biển nên tất cả các đường đồng mức phải liên tục dù ở trong hay ngoài bình đồ. Chỉ có các đường đồng mức bị khung bình đồ cắt đứt mới không khép kín trong phạm vi bình đồ. Các đường đồng mức khác độ cao không được cắt nhau, trừ trường hợp đặc biệt: vách núi thẳng đứng hay mõm núi hàm ếch thì có một số đường đồng mức chồng lên nhau.
- 1. Nội dung và các ký hiệu tờ bản đồ 1.3.3. Phương pháp đường đồng mức Các tính chất sau đây: Đặc trưng cho độ dốc của mặt đất. Trên các sườn có độ dốc đều nhau thì khoảng cách các đường đồng mức bằng nhau. Trên các sườn dốc, khoảng cách giữa các đường đồng mức sẽ ngắn hơn trên sườn thoải. Khoảng cách ngắn nhất giữa các đường đồng mức là đường thẳng góc với chúng theo hướng dốc lớn nhất. Các đường đồng mức biểu diễn một mặt phẳng nghiêng là các đường thẳng song song.
- 1. Nội dung và các ký hiệu tờ bản đồ 1.3.3. Phương pháp đường đồng mức 1.3.4. Vẽ đường đồng mức bằng phương pháp giải tích Dựa vào độ cao của các điểm địa hình và khoảng cách giữa chúng, bằng phương pháp tính toán người ta có thể xác định chính xác vị trí các đường đồng mức cắt qua giữa các điểm địa hình đặc trưng. Nối các điểm có cùng độ cao với nhau ta sẽ cố đường đồng mức. Giả sử có hai điểm địa hình đặc trưng là N và M, độ cao tương ứng là HN = 5,4m và HM= 8,5m. Hai điểm này có vị trí No và Mo tương ứng trên bản đồ Khoảng NoMo trên bản đồ đo được a = 20mm, E = 1m. Hãy tìm vị trí các đường đồng mức cắt qua đoạn NoMo.
- 1. Nội dung và các ký hiệu tờ bản đồ 1.3.3. Phương pháp đường đồng mức ; 1.3.4. Vẽ đường đồng mức bằng phương pháp giải tích Vì đoạn nghiêng NM có độ cao lớn nhất là 8,5m, nhỏ nhất là 5,4m và khoảng cao đều cho bằng 1m nên sẽ có ba đường đồng mức cắt qua NM, đó là đường: 6m, 7m, 8m. Để tìm được vị trí đường 6m phải tính được đoạn x1, đường 7m phải tính được đoạn x2, còn đường 7m sẽ nằm giữa đường 6m và đường 8m. Xét hai cặp tam giác đồng dạng ∆NN'd6 ~ ∆NMM'' và ∆MM'd8 ~ ∆NMM'' ta có: NN ' N 'd 6 d8 M ' MM ' NM ' ' MM ' ' NM '' MM '' Trong đó: MM'' = 8,5 5.4 = 3,1 (m); N'd6 = 6 5,4 = 0,6 (m); MM' =8,5 8 = 0,5 (m), a =20mm. Thay các giá trị này vào công thức trên, ta có: x1 = 4mm, x2 = 3mm
- 1. Nội dung và các ký hiệu tờ bản đồ 1.3.3. Phương pháp đường đồng mức 1.3.4. Vẽ đường đồng mức bằng phương pháp giải tích Bài tập 01: Giả sử có 4 điểm địa hình đặc trưng là A,B,C,D, độ cao tương ứng là HA = 10.6m, HB= 6.8m, HC = 5.5m, HD= 6.2m. Và ab = 20mm, ac = 26mm, ad = 22mm, bc = 22mm, cd =21mm t ương ứng trên bản đồ. Hãy tìm vị trí các đường đồng mức cắt qua với E = 2m : Gợi ý: Có các đường đồng mức cắt khu vực, đó là đường: 6m, 8m, 10m
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Trắc địa đại cương (181 tr) - Th.S Nguyễn Tấn Lực
181 p | 194 | 53
-
Bài giảng Trắc địa địa chính: Chương 3 - TS. Cao Danh Thịnh
26 p | 181 | 28
-
Bài giảng Trắc địa đại cương - ThS. Nguyễn Tấn Lực
171 p | 233 | 27
-
Bài giảng Trắc địa - ThS. Phùng Minh Tám
76 p | 49 | 10
-
Bài giảng Kiến thức cơ bản trắc địa
129 p | 20 | 9
-
Bài giảng Trắc địa ảnh và viễn thám - TS. Huỳnh Văn Chương
70 p | 54 | 8
-
Bài giảng Trắc địa cơ sở - Chương 5: Đo dài và thiết bị đo dài
28 p | 22 | 6
-
Bài giảng Trắc địa cơ sở - Chương 4: Đo góc và thiết bị đo góc
32 p | 17 | 5
-
Bài giảng Trắc địa cơ sở - Chương 1: Những kiến thức cơ sở về trắc địa
56 p | 23 | 5
-
Bài giảng Trắc địa cơ sở - Chương 6: Đo cao và thiết bị đo cao
10 p | 15 | 4
-
Bài giảng Trắc địa cơ sở - Chương 3: Lý thuyết sai số
7 p | 16 | 4
-
Bài giảng Trắc địa cơ sở - Chương 7: Lưới khống chế cơ sở (Control network)
37 p | 25 | 4
-
Bài giảng Trắc địa ảnh - ThS.GVC. Nguyễn Bích Ngọc
70 p | 44 | 4
-
Bài giảng Trắc địa cơ sở - Chương 2: Định hướng và hai bài toán trắc địa cơ bản
10 p | 19 | 3
-
Bài giảng Trắc địa địa chính - Chương 3: Lưới tọa độ địa chính
7 p | 36 | 3
-
Bài giảng Trắc địa đại cương - Chương 11: Công tác trắc địa cơ bản trong bố trí công trình
13 p | 36 | 3
-
Bài giảng Trắc địa địa chính - Chương 4: Đo vẽ chi tiết và tính diện tích
2 p | 21 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn