9/21/2015<br />
<br />
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN<br />
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH<br />
<br />
Yêu cầu môn học<br />
I. Chuyên cần 10%<br />
II. Hoàn thành nội dung thực tập 30%<br />
- Bố trí độ cao công trình.<br />
<br />
GV: THÁI VĂN HÒA<br />
BM: CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH<br />
Email: thaihoa@hcmuaf.edu.vn<br />
hoa.cndc@gmail.com<br />
Tell: 0908670778<br />
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=thaihoa<br />
<br />
- Bố trí vị trí mặt bằng công trình.<br />
III. Thi cuối kỳ 60%<br />
- Đề mở (Không dùng máy Vi tính và điện thoại)<br />
- Thời gian 60’.<br />
<br />
Tp. Hồ Chí Minh - 2014<br />
<br />
1.1. Mục đích, các dạng lưới và yêu cầu độ chính xác<br />
1.1.1 Lưới khống chế mặt bằng<br />
1.1.1.1 Một số đặc điểm của lưới khống chế mặt phẳng<br />
trong trắc địa công trình<br />
Lưới khống chế mặt phẳng được thành lập ở khu<br />
vực thành phố, khu công nghiệp, khu năng lượng, sân bay,<br />
bến cảng, cầu cống, đường hầm... là cơ sở trắc địa phục<br />
vụ khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình.<br />
Lưới khống chế trắc địa công trình có thể được<br />
thành lập dưới dạng lưới tam giác đo góc, đường chuyền<br />
(đa giác), lưới đo góc – cạnh kết hợp, lưới tam giác đo<br />
cạnh độ chính xác cao hoặc lưới ô vuông xây dựng.<br />
<br />
4:49 CH<br />
<br />
Yêu cầu về độ chính xác và mật độ điểm của lưới<br />
trắc địa công trình tùy thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ phải<br />
giải quyết trong từng giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công<br />
và sử dụng công trình.<br />
Trong trường hợp chung nhất, một vấn đề thực tế<br />
đặt ra là có sử dụng các điểm của lưới khống chế nhà<br />
nước hay không?; sử dụng như thế nào?<br />
Như đã biết, cho đến nay, lưới khống chế nhà nước<br />
được thành lập theo nguyên tắc thông thường từ tổng thể<br />
đến cục bộ, từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp và<br />
được phân thành bốn hạng I, II, III, IV.<br />
Để xem xét ứng dụng vào trắc địa công trình, có thể<br />
tóm tắt các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới tam giác nhà nước<br />
hạng II, III, IV và đường chuyền (đa giác) hạng IV như sau:<br />
<br />
1<br />
<br />
9/21/2015<br />
<br />
Cấp hạng lưới tam giác<br />
Chỉ tiêu kỹ thuật<br />
II<br />
Chiều dài cạnh (Km)<br />
<br />
III<br />
<br />
IV<br />
<br />
7-10<br />
<br />
5-8<br />
<br />
2-5<br />
<br />
Sai số tương đối cạnh đáy<br />
<br />
1:300.000 1:200.000 1:100.000<br />
<br />
Sai số tương đối cạnh yếu nhất<br />
<br />
1:200.000 1:120.000<br />
<br />
1:70.000<br />
<br />
Góc nhỏ nhất trong tam giác<br />
<br />
300<br />
<br />
200<br />
<br />
200<br />
<br />
Giới hạn sai số khép tam giác<br />
<br />
4”<br />
<br />
6”<br />
<br />
8”<br />
<br />
1,0”<br />
<br />
1,5”<br />
<br />
2,0”<br />
<br />
Sai số trung phương đo góc<br />
<br />
Lưới khống chế mặt phẳng nhà nước được tăng<br />
dày bằng lưới tam giác hoặc đường chuyền cấp 1, 2.<br />
Trong trường hợp đo vẽ bản đồ, cơ sở để ước tính<br />
độ chính xác cần thiết của lưới khống chế mặt phẳng là<br />
yêu cầu về độ chính xác của lưới đo vẽ. Yêu cầu đó là sai<br />
số giới hạn vị trí điểm của lưới đo vẽ so với điểm của lưới<br />
nhà nước và lưới tăng dày không được vượt quá 0,2 mm<br />
trên bản đồ ở khu vực chưa xây dựng. Trên khu vực xây<br />
dựng sai số này không vượt quá quy định sau:<br />
Tỷ lệ bản đồ:<br />
1:500<br />
1:1000<br />
1:2000<br />
Sai số giới hạn: 0,10 m 0,16 m<br />
0,30 m<br />
Theo những tài liệu đã công bố thì lưới khống chế<br />
mặt phẳng nhà nước có đủ độ chính xác bảo đảm cho đo<br />
vẽ bản đồ tỷ lệ 1:500.<br />
<br />
Chỉ tiêu kỹ thuật<br />
Chiều dài giới hạn của đường chuyền<br />
- Đường đơn<br />
- Giữa điểm gốc và điểm nút<br />
- Giữa hai điểm nút<br />
Chu vi giới hạn của đa giác<br />
Chiều dài cạnh<br />
- Lớn nhất<br />
- Nhỏ nhất<br />
- Tốt nhất<br />
Số cạnh trong đường chuyền không quá<br />
Giới hạn sai số khép tương đối<br />
Sai số trung phương đo góc<br />
Giới hạn sai số khép góc<br />
<br />
Đường chuyền hạng IV<br />
10 km<br />
7 km<br />
5 km<br />
30 km<br />
2,00 km<br />
0,25 km<br />
0,50 km<br />
15<br />
1:25.000<br />
2,0”<br />
5”.<br />
<br />
Hiện nay, do yêu cầu của công tác địa chính, một hệ<br />
thống lưới địa chính cũng đã được thành lập bao gồm lưới<br />
địa chính cơ sở, (tương đương lưới khống chế nhà nước<br />
hạng III), lưới địa chính. Hệ thống lưới địa chính có đủ độ<br />
chính xác bảo đảm cho đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn 1:500,<br />
1:200. Đo đó ở khu vực xây dựng công trình, nếu đã có<br />
các điểm của lưới khống chế mặt phẳng nhà nước hoặc<br />
các điểm của lưới địa chính thì chỉ cần tăng dày, phát triển<br />
để có mật độ điểm bảo đảm đo vẽ bản đồ phục vụ các giai<br />
đoạn khảo sát, thiết kế công trình.<br />
Lưới khống chế trắc địa công trình còn nhằm mục<br />
đích bảo đảm độ chính xác bố trí công trình và quan trắc<br />
chuyển dịch, biến dạng công trình. Vì vậy cần phải xét đến<br />
hai trường hợp:<br />
<br />
2<br />
<br />
9/21/2015<br />
<br />
Trong trường hợp này, lưới trắc địa công trình được<br />
phát triển theo nguyên tắc từ tổng thể đến cục bộ như lưới<br />
nhà nước và có thể dựa vào các điểm của lưới nhà nước<br />
đã có trên khu vực xây dựng công trình.<br />
<br />
- Giai đoạn khảo sát, thiết kế: lưới khống chế trắc<br />
địa phục vụ đo vẽ bản đồ.<br />
- Giai đoạn thi công: lưới khống chế trắc địa phục vụ<br />
cho bố trí công trình.<br />
- Giai đoạn sử dụng công trình: lưới khống chế<br />
được dùng để quan trắc chuyển dịch, biến dạng công<br />
trình.<br />
Như vậy, yêu cầu về độ chính xác tăng dần. Việc<br />
phát triển xây dựng lưới phải linh hoạt, hợp lý sao cho có<br />
thể sử dụng tối đa kết quả của giai đoạn trước vào các giai<br />
đoạn sau của quá trình xây dựng công trình.<br />
<br />
Trong trường hợp này phải thành lập lưới chuyên<br />
dùng cho công trình. Các điểm của lưới nhà nước đã có<br />
trong khu vực chỉ được dùng làm số liệu gốc cần thiết tối<br />
thiểu để nối lưới trắc địa công trình vào hệ thống tọa độ<br />
nhà nước.<br />
Vị trí, mật độ điểm và độ chính xác của lưới trắc địa<br />
công trình chuyên dùng sẽ tùy thuộc yêu cầu và đặc điểm<br />
của từng công trình và giai đoạn xây dựng công trình. Thí<br />
dụ khu xây dựng đầu mối thủy lợi – thủy điện:<br />
<br />
a/ Khu vực thành phố<br />
Ở thành phố, không thành lập lưới chuyên dùng mà<br />
sử dụng lưới khống chế nhà nước làm cơ sở, nhưng chiều<br />
dài cạnh rút ngắn 1,5 – 2 lần để có mật độ 1 điểm/5-15<br />
km2. Lưới được tăng dày để bảo đảm đo vẽ bản đồ tỷ lệ<br />
1:500.<br />
Loại và hình dạng của lưới phụ thuộc vào diện tích<br />
và hình dạng của thành phố. Thành phố có dạng kéo dài<br />
thì thành lập chuỗi tam giác đơn hoặc kép. Thành phố có<br />
dạng trải rộng thì thành lập lưới có dạng đa giác trung tâm<br />
và có thể đo thêm các đường chéo. Thành phố lớn có diện<br />
rộng thì thành lập lưới gồm nhiều đa giác trung tâm.<br />
<br />
3<br />
<br />
9/21/2015<br />
<br />
Chuỗi tam giác đơn<br />
<br />
Đa giác trung tâm<br />
<br />
Chuỗi tam giác đơn kép<br />
<br />
4:49 CH<br />
<br />
Lưới tam giác dày đặc<br />
<br />
4:49 CH<br />
<br />
Chuỗi tam giác đơn<br />
<br />
Chuỗi tam giác đơn kép<br />
<br />
4:49 CH<br />
<br />
4:49 CH<br />
<br />
4<br />
<br />
9/21/2015<br />
<br />
Lưới tam giác dày đặc<br />
<br />
Đa giác trung tâm<br />
<br />
4:49 CH<br />
<br />
4:49 CH<br />
<br />
Lưới cấp đầu tiên của thành phố có thể là lưới tam<br />
giác hạng II hoặc III, được tăng dày bằng lưới hoặc điểm<br />
hạng IV và lưới đường chuyền cấp 1, 2.<br />
Trên khu vực thành phố, có thể sử dụng rộng rãi<br />
lưới đường chuyền (đa giác) hạng IV và cấp 1, 2. Đường<br />
chuyền được thành lập theo đường phố, có các điểm gắn<br />
tường hoặc trên nóc nhà, được bảo vệ lâu dài.<br />
<br />
Loại lưới tam giác đo cạnh thường không được sử<br />
dụng rộng rãi ở khu vực thành phố vì những lí do:<br />
- Trong mỗi tam giác không có đại lượng đo thừa<br />
nên không có điều kiện kiểm tra kết quả đo ngay trên thực<br />
địa.<br />
- Lưới tam giác đo cạnh có độ chính xác định<br />
hướng kém nên gây ra dịch vị ngang lớn đối với các điểm,<br />
ảnh hưởng không tốt đến độ chính xác của lưới.<br />
- Điều kiện đo dài điện tử ở khu vực thành phố ít<br />
thuận lợi do thay đổi lớn về nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và có<br />
nhiều cáp điện cao thế.<br />
<br />
19<br />
<br />
20<br />
<br />
5<br />
<br />