intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập vòng 2 - GV. Nguyễn Hà Thảo Trang

Chia sẻ: Nguyễn Hà Thảo Trang Trang | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

57
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu gồm 9 bài tập bồi dưỡng HSG hóa học cấp THCS do cô Nguyễn Hà Thảo Trang biên soạn, nhằm giúp các em học sinh tự rèn luyện kỹ năng giải đề trước kì thi HSG sắp diễn ra và các thầy cô có thể tham khảo trong quá trình bồi dưỡng cho các em. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập vòng 2 - GV. Nguyễn Hà Thảo Trang

  1. 1. Một hỗn hợp gồm Zn và Fe có khối lượng 37,2 gam. Hòa tan hỗn hơp này trong 2 lít dung   dịch H2SO4 0,5M. a) Chứng tỏ rằng hỗn hợp này tan hết. b) Nếu dung lượng hỗn hợp gấp đôi mà lượng H2SO4 vẫn như cũ thì hỗn hợp mới này có tan  hết trong H2SO4 không? c) Trong trường hợp a, hãy tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp biết lượng H 2 tạo ra  trong phản  ứng tác dụng vừa đủ  với 48 gam CuO. Tính nồng độ  mol của H2SO4 trong dung  dịch thu được sau phản ứng. 2. Một hỗn hợp gồm Na, Al, Fe . TN 1: Cho hỗn hợp vào nước, có V lít khí thoát ra. TN 2: Cho hỗn hợp vào dung dịch NaOH dư, thấy thoát ra 7/4V lít khí. TN 3: Cho hỗn hợp vào dung dịch HCl dư đến phản ứng xong, thấy thoát ra 9/4V lít khí. a) Viết các phương trình xảy ra. b) Tính thành phần % mỗi kim loại trong hỗn hợp. c) Nếu vẫn giữ nguyên lượng Al, còn thay Na và Fe bằng một kim loại M có khối lượng bằng  ½ tổng khối lượng Na và Fe, sau đó cho hỗn hợp vào dung dịch HCl dư đến phản ứng xong,  cũng thấy thoát ra 9/4V lít khí. Xác định tên kim loại M. Biết các khí đo ở đktc. 3. Nhúng một thanh kim loại M hóa trị  II vào 0,5 lít dung dịch CuSO4 0,2M. Sau phản  ứng,  khối lượng thanh M tăng 0,4gam trong khi nồng độ CuSO4 cò lại là 0,1M. a) Xác định kim loại M. b) Lấy m gam kim loại M cho vào 1 lít dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 nồng độ mỗi muối là  0,1M. Sau phản ứng hoàn toàn ta thu được chất rắn A khối lượng 15,28 gam và dung dịch B. Tính   m. c) Thêm vào dung dịch B một lượng NaOH dư, thu được kết tủa C. Đem nung chất kết tủa   này ngoài không khí đến khối lượng không đổi, được chất rắn D. Xác định thành phần chất  rắn D và khối lượng của D. 4. R, X, Y là các kim loại hóa trị II có số mol lần lượt là r, x,y. Nhúng 2 thanh kim loại R cùng   khối lượng và 2dung dịch muối ntrat của X và Y. Người ta nhận thấy số mol muối nitrat của   R trong hai dung dịch bằng nhau thì khối lượng thanh thứ nhất giảm a% và thanh thứ hai tăng   b% ( giả sử tất cả kim loại X, Y bám vào R).  a) Lập biểu thức tính r theo a,b, x, y. Áp dụng X là Cu, Y là Pb, a = 0,2%, b = 28,4%. b) Lập biểu thức tính r  ứng với trường hợp R (III), X(I) và Y(II) thanh thú nhất tăng a% và  thanh thứ hai tăng b%( Các điều kiện khác như phần a).
  2. 5. Cho 7,22 gam một hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hóa trị  không đổi. Chia hỗn hợp 2  phần bằng nha: Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch HCl, được 2,128 lít H2.  Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch HNO3, được 1,792 lít khí NO duy nhất. a) Xác định tên M và % khối lượng mỗi kim loại trong X. b) Cho 3,61 gam hỗn hợp X tác dụng với 100 ml dung dịch A chứa AgNO 3 và Cu(NO3)2. Sau  phản ứng thu được dung dịch A và 8,12 gam chất rắn B gồm 3 kim loại. Cho chất rắn B tác   dụng với dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít H2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính  nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch A. 6. Nung m gam hỗn hợp A gồm 2 muối MgCO 3 và CaCO3 ccho đến khi không còn khí thoát ra,  thu được 3,52 gam chất rắn B và khí C. cho toàn bộ  khí C hấp thụ  hết bởi 2 lít dung dịch  Ba(OH)2 thu được 7,88 gam kết tủa. đun nóng tiếp dung dịch lại thấy tạo thành 3,94 gam kết  tủa. các phản ứng xảy ra hoàn toàn. a) Xác định m và CM của dung dịch Ba(OH)2 b) Hòa tan chất rắn B trong 200 gam dung dịch HCl 2,92%, sau đó them 200 gam dung dịch  Na2SO4 1,42% được kết tủa D. Tính lượng kết tủa D thực tế tạo ra, biết độ  tan của D là S =   0,2gam/100 H2O. 7. Cho 43,71 g hỗn hợp A gồm hỗn hợp K2CO3, KHCO3, KCl tác dụng hết với V ml dd  HCl dư  10,52% ( D = 1,05 g/ml) thì thu được 6,72 lít khí và còn lại dd B. Chia B làm 2  phần bằng nhau: P1 tác dụng vừa đủ 250 ml dd NaOH 0,4M rồi cô cạn thu được m gam muối khan. P2 tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 51,66 gam kết tủa. a) Tính  khối lượng mỗi chất trong A.  b) Tính V và m. 8. Hòa tan một lượng oxit sắt Fe xOy bằng dung dịch HNO 3 thu được 2,24 lít khí NO. Cô cạn  dung dịch thì thu được 72,6 gam muối khan.   a) Xác định công thức của oxit sắt. b) Dẫn 4,48 lít khí CO ở đktc qua 10,8 gam FexOy trên, nung nóng. Sau khi dừng phản ứng thu  được khí A có tỷ khối với hidro bằng 18. Tính hiệu xuất của quá trình khử oxit sắt. 9. Một hỗn hợp gồm Al và một oxit sắt chia làm 2 phần bằng nhau: ­ Phần 1: Hòa tan vào 200 ml dung dịch HCl 0,675M thu được 0,84 lít khí ở đktc.
  3. ­ Phần 2: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn. Hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với   dung dịch NaOH dư, thấy còn 1,12 gam chất rắn không tan. (Giả  sử chỉ xảy ra phản  ứng Al   khử FexOy thành Fe). a) Xác định công thức của oxit sắt. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. b) Cho hỗn hợp X gồm CO và CO2 qua ống sứ đựng 16 gam oxit sắt trên nung nóng thu được   14,4 gam hỗn hợp chất rắn A và hỗn hợp khí Y. Cho hỗn hợp khí Y tác dụng với 500 ml dung   dịch Ba(OH)2 0,8M thu được m gam kết tủa. Biết rằng tỉ khối đối với H2 của hỗn hợp X là 18 và hỗn  hợp Y là 18,8. Tính m gam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2