intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuyết trình: Phương pháp hành chính

Chia sẻ: Nguyễn Văn Thao | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:15

417
lượt xem
63
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương pháp quản lý có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý. Trong các hoàn cảnh cụ thể, phương pháp quản lý có tác dụng quan trọng đến sự thành công hay thất bại của các nhiệm vụ, mục tiêu quản lý. Quá trình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo đúng những nguyên tắc, qui trình đã quy định. Những nguyên tắc đó chỉ được vận dụng và được thể hiện thông qua các phương pháp nhất định....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuyết trình: Phương pháp hành chính

  1. BỘ MÔN: QUẢN TRỊ HỌC GIẢNG VIÊN: TRẦN THỊ THANH HUYỀN
  2. BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 5 CHỦ ĐỀ: “PHƯƠNG PHÁP HÀNH CHÍNH”
  3. NỘI DUNG TRÌNH BÀY
  4. PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ - Phương pháp quản lý có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý. Trong các hoàn cảnh cụ thể, phương pháp quản lý có tác dụng quan trọng đến sự thành công hay thất bại của các nhiệm vụ, mục tiêu quản lý. Quá trình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo đúng những nguyên tắc, qui trình đã quy định. Những nguyên tắc đó chỉ được vận dụng và được thể hiện thông qua các phương pháp nhất định. => Phương pháp hành chính là một trong các phương pháp quản lý quan trọng trong quá trình quản trị.
  5. PHẦN B: NỘI DUNG
  6. I. KHÁI NIỆM Phương pháp hành chính: - là cách thức tác động trực tiếp của cơ quan quản lý cấp trên (hoặc các nhà chức trách) lên đối tượng và khách thể quản lý (người LĐ đối với DN) bằng các mệnh lệnh, các quyết định dứt khoát mang tính bắt buộc nhằm đạt mục tiêu đề ra trong những tình huống quản lý nhất định. - Phương pháp hành chính đòi hỏi chủ thể quản lý phải có quyết định dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ người thực hiện, loại trừ khả năng có sự giải thích khác nhau đối với nhiệm vụ được giao.
  7. II. ĐẶC ĐIỂM - Phương pháp hành chính mang 2 đặc điểm chính là tính bắt buộc và tính quyền lực. + Tính bắt buộc đòi hỏi các đối tượng quản lý chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định, các chỉ thị của chủ thể quản lý, nếu vi phạm sẽ bị xữ lý kỷ luật kịp thời và thích đáng. + Tính quyền lực đòi hỏi cấp trên chỉ đưa ra các tác động hành chính - luật pháp đúng quyền hạn và trách nhiệm của mình.
  8. II. ĐẶC ĐIỂM Hướng tác động: - Tác động về mặt tổ chức: chủ thể quản lý ban hành các văn bản quy định về quy mô, cơ cấu, điều lệ hoạt động, các tiêu chuẩn nhằm thiết lập tổ chức và xác định các mối quan hệ hoạt động trong nội bộ. - Theo hướng điều chỉnh hành động của đối tượng quản lý, chủ thể quản lý đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh hành chính - luật pháp bắt buộc cấp dưới thực hiện những nhiệm vụ nhất định, hoặc theo những phương hướng nhất định nhằm đảm bảo cho các bộ phận trong hệ thống hoạt động ăn khớp và đúng hướng, uốn nắn kịp thời những lệch lạc, rũi ro có thể
  9. III. VAI TRÒ - Vai trò của phương pháp này trong quản lý rất to lớn. Nó xác lập trật tự, kỷ cương làm việc trong hệ thống, khâu nối các phương pháp thành một hệ thống, dấu được ý đồ hoạt động và giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý rất nhanh chóng.
  10. IV. ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM 1. Ưu điểm: - Nhanh chóng có được các quyết định cho các vấn đề cụ thể. - Tính pháp lệnh và tính tập trung cao nên tập trung nhanh được các tổ chức và cá nhân cùng giải quyết công việc nên sớm tạo ra được kết quả. - Có thể dự kiến trước được quá trình diễn biến và kết quả của công việc nên thường giành được thế chủ động. - Quyền hạn và trách nhiệm của từng tổ chức và cá nhân được xác định rõ ràng.
  11. IV. ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM 2. Nhược điểm: - Dễ dẫn đến quan liêu, lạm quyền, vô trách nhiệm đối với công việc. - Cần có bộ phận giúp việc soạn thảo giấy tờ nên làm tăng số lao động gián tiếp dẫn đến chi phí quản lý tăng, gây bất lợi cho cạnh tranh. - Thông tin lên xuống chậm vì phải qua nhiều cấp quản lý, nếu khối lượng tin đến Doanh nghiệp nhiều có thể xử lý không kịp. - Hạn chế tính sáng tạo và quyền tự chủ của người thực hiện.
  12. V. YÊU CẦU ÁP DỤNG - Phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của người ra quyết định. - Các quyết định quản trị dựa trên cơ sở các yêu cầu khách quan của hoạt động kinh doanh, tuyệt đối không dựa vào ý muốn chủ quan không căn cứ của chủ thể quản trị. - Đòi hỏi chủ doanh nghiệp quyết định dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ người thực hiện và không để người tiếp nhận hiểu sai lệch ý đồ của quyết định quản trị. - Sự mềm dẻo và linh hoạt.
  13. V. YÊU CẦU ÁP DỤNG - Như vậy, phải bảo đảm gắn quyền hạn với trách nhiệm chống việc lạm dụng quyền hành như không có trách nhiệm cũng như chống hiện tượng trốn tránh trách nhiệm, không chịu sử dụng những quyền hạn được phép sử dụng cũng phải chịu trách nhiệm. - Tóm lại, phương pháp hành chính là hoàn toàn cần thiết không có phương pháp hành chính thì công việc quản trị doanh nghiệp không đạt được hiệu quả mong đợi.
  14. PHẦN C: KẾT LUẬN - Để vận dụng tốt phương pháp trên vào thực tiễn công việc, trước tiên đòi hỏi cán bộ điều hành, quản lý nói chung là cấp lãnh đạo phải nắm rỏ các nguyên tắc, qui trình của phương pháp, đào tạo kỹ năng cho cán bộ chuyên trách sao cho có một đội ngũ đồng đều về kiến thức và nhận thức đúng đắn về qui mô và phạm vi áp dụng trên. - Bên cạnh đó, cán bộ lãnh đạo phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm điều chỉnh kịp thời cũng như nắm bắt được sâu sát vấn đề trước khi đưa ra các quyết định. - Ngoài ra, cần phải phân quyền quản lý nhằm giúp việc thực thi công việc cũng như rà soát tính hiệu quả được chi tiết, cụ thể hơn.
  15. Ending Style
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2