YOMEDIA
ADSENSE
Báo cáo số 1259/BC-UBND
22
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Báo cáo trình bày chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo số 1259/BC-UBND
- ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT XÃ HUY GIÁP NAM Đôc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /BCUBND Huy Giáp, ngày tháng năm 2018 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ SƠ KẾT GIỮA KỲ CTMTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 20162020 I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 76/2014/QH13 1. Kết quả triển khai thực hiện theo quy định tại Quyết định 2324/QĐ TTg ngày 19/12/2014 và Quyết định số 1259/QĐTTg ngày 22/8/2017. Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của huyện, sự chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân xã, sự phối hợp đồng bộ của các cấp các ngành, và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đã triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo đạt được những kết quả tích cực, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất, công tác giảm nghèo và thực hiện chính sách an sinh xã hội đã được triển khai một cách đồng bộ, rộng khắp trên địa bàn xã, bằng nhiều Chương trình, Dự án hỗ trợ cho giảm nghèo bền vững. Công tác giảm nghèo là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đồng thời là mục tiêu chủ yếu trong Chương trình giảm nghèo đây là trách nhiệm chung của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và sự nỗ lực phấn đấu tự vươn lên của các hộ nghèo. Chương trình mang tính liên ngành bởi nó được thực hiện lồng ghép đồng thời với Chương trình phát triển kinh tế xã hội khác trên địa bàn, việc thực hiện lồng ghép giữa Chương trình phát triển kinh tế xã hội với Chương trình giảm nghèo đã đem lại những hiệu quả thiết thực, từng bước tạo điều kiện thuận lợi cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, tuy nhiên trong quá trình triển khai, thực hiện cũng có những khó khăn nhất định, đó là: Đầu năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã là 105 hộ chiến 15,6% trên tổng số dân , số hộ cận nghèo là 208 hộ chiếm 30,91%. Năm 2017 tổng số hộ nghèo là 336 hộ chiếm 49,05%, số hộ cận nghèo là 85 hộ chiếm 12,4% đến cuối 1
- năm 2017 hộ nghèo giảm xuống còn 289 hộ chiếm 41,76%, số hộ cận nghèo là 122 hộ chiếm 17,63 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo gia các năm có giảm những chưa đáng kể do đường sá đi lại còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao chưa đáp ứng được yêu cầu nhiện vụ trong tình hình mới, lao động qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ thấp, điều kiện sản xuất, canh tác còn phụ thuộc vào thiên nhiên, việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mặc dù đã được quan tâm nhưng cũng còn nhiều hạn chế. Các thành viên BCĐ xã, được phân công theo dõi, giúp đỡ các thôn, xóm chưa có sự quan tâm thường xuyên, một số cán bộ phụ trách xóm, trưởng xóm còn hạn chế về trình độ, năng lực chưa thật sự tham mưu đắc lực cho cấp ủy, chính quyền địa phương. Thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn chậm, một số xóm vẫn còn duy trì sản xuất nông, lâm nghiệp theo cách thủ công truyền thống năng suất thấp, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, ngành dịch vụ còn nhỏ lẻ chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. 2. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo a. Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo: Chương trình cho vay vốn hộ nghèo, hộ cận nghèo: Hàng năm các hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện có nhu cầu vay vốn đều được UBND xã tư vấn hỗ trợ làm hồ sơ và xét đề nghị đều được Ngân hàng Chính sách xã hội giải quyết cho vay kịp thời. Cho vay năm 2018 tổng dư nợ trong toàn xã 90 hộ với 04 tổ bằng 3.771 triệu Cho vay hộ nghèo 32 hộ với tống số tiền 1.635 triệu đồng, tổng dư nợ 32 hộ, số tiền 1.635 triệu, bình quân mỗi hộ được vay 41 triệu đồng. Cho vay hộ cận nghèo 9 hộ, số tiền 400 triệu đồng, tổng dư nợ 4 hộ, số tiền 400 triệu đồng, bình quân mỗi hộ được vay 44đồng. Cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 31 hộ với tổng số tiền 1.440 triệu đồng, tổng dư nợ là 31 hộ, số tiền 1.440 triệu đồng. Cho vay hỗ trợ vệ sinh môi trường 16 hộ, số tiền 196 triệu đồng, tổng dư nợ 16 hộ, 196 triệu đồng. 2
- Cho vay làm nhà ở 02 hộ với số tiền 100 triệu đồng, tổng dư nợ 02 hộ với số tiền 100 triệu đồng b) Hỗ trợ nhà ở cho người nghèo: Trong những năm qua tại xã Huy Giáp đã hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho 02 hộ gia đình hộ nghèo với tổng số tiền là 40 triệu đồng. c) Chính sách hỗ trợ sản suất: Về đất sản xuất: giai đoạn 2016 2018 huyện giao chỉ tiêu khai hoang, phục hóa 7 ha với tổng số tiền là 105.000.000đ, diện tích đất tạo ruộng bậc thang đã hoàn tất thủ tục và đã giải ngân xong trong năm 2016. d) Hỗ trợ y tế cho người nghèo: Chỉ đạo Cán bộ làm công tác Lao động thương binh xã hội, cán bộ phụ trách xóm, trưởng xóm rà soát lập danh sách tăng, giảm đề nghị mua thẻ BHYT cho người nghèo và người dân tộc thiểu số đúng theo quy định của nhà nước. đ) Chính sách hỗ trợ tiền điện Hàng năm các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội đều được hỗ trợ tiền điện: Số lượt hộ nghèo được hỗ trợ trong năm 2016 2017 là 378 hộ với tổng số tiền là 208.654.000đ, năm 2018 dự trù danh sách là 261 hộ với tổng số tiền là 144.072.000đ Số lượt hộ CSXH được hỗ trợ trong năm 2016 2017 là 251 hộ với tổng số tiền là 138.552.000đ, năm 2018 dự trù danh sách 242 hộ với tổng số tiền là 133.584.000đ. e) Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo: Tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên theo quy định hiện hành, miễn thu học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường học trên địa bàn xã. f) Chính sách hỗ trợ các đối tượng Bảo trợ xã hội Trợ cấp xã hội thường xuyên hàng tháng tại cộng đồng: năm 2016: 73 ngươi, năm 2017: 76 người, tháng 9 năm 2018: 86 người. Hàng năm cứu đói tết và cứu đói giáp hạt đều được xã quan tâm trú trọng, cứu đói tết giai đoạn 20162018 là 366 hộ với 1467 nhân khẩu tổng số gạo là 22.005kg, cứu đói giáp hạt là 507 hộ với 2555 nhân khẩu tổng số gạo cứu đói là 39.510kg. 3
- II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 20162020. 1. Đánh giá việc thiết kế Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 2020 và các dự án, tiểu dự án, hoạt động thuộc chương trình Về mục tiêu: Phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội chung của đất nước, thực hiện được mục tiêu giảm nghèo nhưng chưa thật sự bền vững. Về đối tượng hưởng lợi từ các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững xã luôn rà soát, xem xét ưu tiên cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trước giúp các hộ vươn lên thoát nghèo đồng thời cũng ưu tiên hộ cận nghèo, các hộ mới thoát nghèo và các hộ có phụ nữ làm chủ hộ được hưởng đầy đủ các chế độ của nhà nước. Các hoạt động dự án được thiết kế khá phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương tuy nhiên cần có cơ chế riêng như tăng thêm mức đầu tư để xã hoàn thành mục tiêu đặt ra cho xã thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn. Đầu ra của các dự án phù hợp đảm bảo đạt được các mục tiêu giảm nghèo đã đề ra. Công tác chỉ đạo điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đồng bộ và hợp lý nhưng cần phải giám sát, theo dõi và chỉ đạo sát sao hơn, đôn đốc và điều điều chỉnh các chương trình dự án kịp thời để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phương Về cơ chế tổ chức thực hiện đã phù hợp và đồng bộ. 2. Bố trí nguồn lực cho chương trình Tổng kinh phí đã được bố trí để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chính sách giảm nghèo là 21.654.800 triệu đồng cụ thể: Ngân sách trung ương: + Vốn đầu tư phát triển là 20.429.000.000đ + Vốn sự nghiệp là: 1.225.800.000đ Ngân sách địa phương: + Vốn đầu tư phát triển: 0 + Vốn sự nghiệp: 0 4
- Nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi: Tổng số hộ vay là 149 hộ với số tiền 6.365 triệu đồng trong đó: Cho vay hộ nghèo 122 hộ với số tiền 5.155 triệu đồng, cho vay hộ cận nghèo 27 hộ với số tiền 1.210 triệu đồng. Nguồn vốn từ các chương trình, dự án chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác đã và đang thực hiện trên đại bàn: 20.000 triệu đồng Các nguồn vốn cơ bản đã được phân bổ để tổ chức thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm công khai, minh bạch và tập trung vào các xóm khó khăn, xóm trọng điểm, và phân bổ theo từng tiêu chí cụ thể, từng loại đối tượng và từng chính sách theo quy định. Kinh phí để thực hiện các chương trình dự án đã đã giải ngân kịp thời, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về kinh phí, có nhiều dự án có nhu cầu nhân rộng như trồng các cây ăn quả là thế mạnh của địa phương có nhiều hộ có nhu cầu trồng nhưng nguồn kinh phí mua giống còn hạn chế. Những năm qua xã Huy Giáp đã được huyện ưu tiên đầu tư vốn Chương trình 135, chương trình 30a nhưng mới phần nào giải quyết được những nhu cầu cơ bản của người dân. Hàng năm nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp, sự đóng góp của các danh nghiệp, các đoàn thể và cộng đồng còn thấp do vậy cần tăng mức hỗ trợ của các chương trình 135, 30a hàng năm bố trí nguồn vốn đầy đủ, kịp thời, nhất là vốn hỗ trợ phát triển sản xuất. 3. Tiến độ thực hiện Chương trình thông qua các dự án Ngay khi có kế hoạch của huyện UBND xã đã chỉ đạo công chức phụ trách tiến hành triền khai xuống các xóm, thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng, tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án luôn đúng theo kế hoạch của giai đoạn. Tuy nhiên vẫn còn một số chương trình, dự án hỗ trợ vốn chậm tiến độ; như chương trình hỗ trợ phương thức sản xuất theo Nghị quyết 30a hỗ trợ về giống cây trồng chậm so với mùa vụ. III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH 1. Kết quả thực hiện Chương trình Thông qua việc thực hiện các dự án, chính sách thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong xã tỷ lệ hộ nghèo qua các năm có sự biến động. Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 5
- Tổng 673 hộ 685 hộ 692 hộ Cận nghèo 197 hộ 336 hộ 122 hộ Nghèo 140 hộ 86 hộ 289 hộ Chỉ tiêu giảm nghèo cấp trên giao (%) 6% 5% 5% Kết quả thực hiện (đạt %) 7% 11,8% 7,3% Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ giảm nghèo qua các năm có biến động, kết quả thực hiện giảm nghèo tại xã có xu h ướng tăng năm sau cao hơn năm trước; tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, trong năm 2017 số hộ nghèo 289/692 hộ chiếm 41,76% trên tổng số hộ dân. Kết quả thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo đạt được là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và những hiệu quả mang lại từ các ch ương trình hỗ trợ sản xuất cho bà con nông dân như: chương trình 135, Nghị quyết 30a và một số chương trình dự án hỗ trợ khác Kết quả thực hiện mục tiêu tăng thu nhập của hộ nghèo, cận nghèo so với kế hoạch của giai đoạn; kêu gọi doanh nghiệp đóng trên địa bàn thu hút nhiều lao động tham gia, giảm dần lao động trong nông nghiệp, tăng lao động phi nông nghiệp; thúc đẩy các nghề thủ công tại địa phương như: làm đũa trúc, giấy bản, rèn đúc lưỡi cày, đan gùi…hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèo để phát triển kinh tế gia đình thoát nghèo bền vững. Thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm năm 2016: 17.000 triệu đồng , năm 2017 là 18.000 triệu đồng, chỉ tiêu giao năm 2018 là 19.000 triệu đồng. Tỷ lệ người có việc làm trên tổng số dân trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động hiện đạt 2.22./2367 người chiếm 93%. Hết năm 2017 có 655/692 hộ = 94% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, trừ 37 hộ của xóm Lũng Pèng chưa được sử dụng nước hợp vệ sinh. Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới cho đến thời điểm hiện nay xã đã đạt được 12/19 tiêu chí chiếm 63,2% Hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn xã đã được các cấp, các ngành hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại cũng như phục vụ vận tải thông thương hàng hóa. Tuy nhiên việc đầu tư xây dựng chưa được đồng bộ, một số thôn xóm chưa có đường ô tô đến trung tâm xóm, các tuyến đường đã đầu tư nay xuống cấp trầm trọng; mạng lưới đường giao thông trên địa bàn xã chưa đạt chuẩn quốc gia theo các quy định của Chính phủ về xây dựng nông thôn mới. Trạm y tế xã đã được nhà nước đầu tư vốn xây dựng đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân theo quy định. Đến năm 2012 6
- Trạm y tế xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Bộ máy nhân sự của trạm hiện nay có 5 người, có 3 phòng bệnh nhân, 01 phòng đẻ, có tất cả 5 giường. Đội ngũ y bác sỹ đảm bảo đủ năng lực trình độ chuyên môn, tổ chức khám và cấp phát thuốc đúng đối tượng theo thẻ BHYT 2. Đánh giá mức độ tham gia của các đối tượng hưởng lợi Tính hiệu lực và hiệu quả thực thi chính sách và giải pháp giảm nghèo thể hiện ở các lĩnh vực sau: cụ thể hóa các văn bản, chính sách hỗ trợ của nhà nước và ban hành các chính sách đặc thù trên địa bàn, đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện chính sách tới đối tượng thụ hưởng là phù hợp; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan để thực hiện chính sách và giải pháp phù hợp theo từng địa bàn; bố trí và sử dụng nguồn lực phân công cụ thể các thành viên trong Ban Chỉ đạo đi vào hoạt động tốt. Tác động của việc thực hiện chính sách và giải pháp giảm nghèo đến đối tượng thụ hưởng, công tác giảm nghèo ngày càng mang tính xã hội cao, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội tham gia, với sự đóng góp tích cực về công sức, tiền của cho người nghèo, hộ nghèo thông qua các cuộc vận động “Ngày vì người nghèo, Quỹ vì người nghèo…” đã thu hút đông đảo sự quan tâm và giúp đỡ của những cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong và ngoài xã. 3. Kết quả thực hiện chương trình theo một số chủ đề, lĩnh vực với sự hợp tác, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, đối tác cùng quan tâm Việc thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo được thực hiện theo phương châm “nhà nước hỗ trợ nguồn vốn, nhân dân là chủ thể thực hiện trực tiếp”. Trên cơ sở nguồn vốn được hỗ trợ của các cấp, các ngành; UBND xã đã chỉ đạo bà con nhân dân tích cực chủ động áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển kinh tế để xóa đói giảm nghèo như: trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng của địa phương như cây mận máu, lê xanh, lê vàng, cây lâm nghiệp, cây trúc sào và một số loại cây khác. Qua triển khai thực hiện các chương trình, dự án của Nhà nước cho thấy bộ mặt của nông thôn đã có những biến đổi tích cực về mọi mặt. Tình trạng nghèo đói dần được đẩy lùi, các tệ nạn xã hội cũng được giảm dần, tư tưởng trong nhân dân trong việc phấn đấu vươn lên làm giàu cũng được nâng cao, góp phần thực hiện thành công công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã. Từ khi triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ cho bà con nhân dân đến nay 7
- UBND xã chưa nhận được phán ánh, khiếu nại có liên quan đến việc triển khai thực hiện các chế độ, chính sách cho người dân. Các chương trình chính sách được triển khai tới toàn thể nhân dân các dân tộc trên địa bàn, không phân biệt đối tượng, nhờ đó đã tạo được sự gắn kết khối đại đoàn kết nhân dân trong việc chăm lo phát triển kinh tế xã hội, tình hình an ninh luôn được đảm bảo giữ vững. Trẻ em được chăm sóc và bảo vệ ngày càng được quan tâm, không có tình trạng bạo hành trong học đường và lao động. Nhờ có những chính sách đúng đắn và triển khai thực hiện kịp thời của chính quyền địa phương đã hình thành được những tư tưởng trong nhân dân về chủ động tăng gia phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; nhân rộng và phát triển các mô hình chăn nuôi có giá trị kinh tế, tạo được nhiều công ăn việc làm cho nhân dân, tăng thu nhập trong lao động góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã. IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH 1. Công tác chỉ đạo, điều hành Chương trình Thực hiện Nghị quyết 80/NQCP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 20112020; Quyết định số 1722/QĐTTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 20162020. Kế hoạch số 449/KHUBND ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Cao Bằng giai đoạn 20162020. Căn cứ Quyết định số 2340/QĐUBND ngày 8/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 – 2020; theo đó Ủy ban nhân dân xã Huy Giáp ban hành Quyết định số 70 /QĐUBND ngày 26 tháng 6 năm 2017 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia xã Huy Giáp giai đoạn 2016 – 2020 và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo. Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 20120 xã tham mưu Ủy ban nhân dân xã xây dựng Kế hoạch số 12/KHUBND ngày 16 tháng 07 năm 2016 về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo theo hướng bền vững, tăng cường khả 8
- năng tiếp cận của đối tượng thụ hưởng và sự tham gia của người nghèo theo hướng đa chiều. Ban Chỉ đạo xã kịp thời tiếp thu các văn bản của cấp trên và cụ thể hóa thành các kế hoạch và văn bản chỉ đạo đến các xóm và các ngành có liên quan để tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện các ngành chuyên môn xã luôn quan tâm và có các văn bản chỉ đạo để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Nhìn chung, công tác củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo được thực hiện kịp thời, có phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên; quan tâm chỉ đạo giúp cơ sở tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện 2. Công tác quản lý thực hiện Chương trình Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các ban, ngành, đoàn thể xã có sự phối hợp đồng bộ, thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của người nghèo, gắn chương trình mục tiêu giảm nghèo với tiêu chí xây dựng nông thôn mới, với các chính sách an sinh xã hội; gắn chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đảm bảo người nghèo nhất là khu vực nông thôn có việc làm ổn định; giảm thiểu tình trạng gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị, chăm lo gia đình chính sách người có công và bảo vệ trẻ em phụ nữ nghèo. Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên tại các thôm xóm và các hộ dân trên địa bàn xã. Qua kết quả kiểm tra cho thấy tất cả các xóm đều triển khai thực hiện kế hoạch từ đầu năm thường xuyên phối hợp thực hiện có hiệu quả các chương trình giảm nghèo, công tác bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện dân chủ, công bằng, công khai và có sự tham gia của người dân, quan tâm thực hiện phân loại hộ nghèo, xác định đúng nguyên nhân nghèo tập trung giúp đỡ, tạo điều kiện để các hộ có khả năng vươn lên thoát nghèo bền vững. V. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ Hàng năm, công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát chương trình giảm nghèo trên địa bàn xã đã được triển khai thực hiện. Các hoạt động giám sát đánh giá đã nắm bắt, đánh giá được tình hình triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo ở địa phương; mức độ bao phủ của chính sách đến với người nghèo, những khó khăn, thắc mắc và những kiến nghị, đề xuất thông qua ý kiến đóng góp của người nghèo để giải quyết 9
- chính sách kịp thời. Đồng thời góp phần cho việc tuyên truyền phổ biến các chính sách, dự án đến với người dân, đặc biệt là dân nghèo. Tuy nhiên hoạt động giám sát đánh giá vẫn còn chưa được chặt chẽ do đa phần thành viên trong ban chỉ đạo giảm nghèo là cán bộ công chức trong cơ quan còn tập trung nhiều vào công tác chuyên môn, cán bộ làm công tác giảm nghèo của xã là công chức Lao động Thương binh và Xã hội kiêm nhiệm nên đôi lúc chưa tham mưu kịp thời. VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Thuận lợi Được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xã xây dựng Kế hoạch đề ra mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và giải pháp tổ chức thực hiện. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ cho hộ nghèo, người nghèo, các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ và kịp thời đã giúp cho người nghèo giảm bớt khó khăn, từ đó tạo điều kiện tìm kiếm được việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Việc huy động các nguồn lực xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực, giúp cho hộ nghèo có điều kiện hơn để ổn định cuộc sống bên cạnh đối với những hộ nghèo được xem xét hỗ trợ nhà ở cũng đã ý thức được, từ đó phấn đấu làm ăn có tích lũy để đối ứng xây dựng ngôi nhà khang trang ổn định nơi ở để từng bước chăm lo cuộc sống tốt hơn. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh được quan tâm đầu tư từng bước được cải thiện và nâng cao. Các chương trình y tế, giáo dục, mạng lưới thông tin tuyên truyền được các ngành quan tâm đã đáp ứng nhu cầu phục vụ cho nhân dân và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Qua công tác tuyên truyền, giáo dục người nghèo, đã nắm bắt thêm được nhiều tâm tư, nguyện vọng của người nghèo, từ đó đề ra những chính sách phù hợp hơn giúp cho người nghèo an tâm sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Nguồn vốn giải quyết việc làm và giảm nghèo được tăng dần hàng năm, việc xét cho vay vốn dần dần khắc phục được tình trạng cho vay không đúng đối tượng, sử dụng vốn không đúng mục đích. Từ đó, đã giúp cho các đối tượng cần vay vốn có điều kiện làm ăn phát triển kinh tế. 10
- Ban Chỉ đạo xã thường xuyên được củng cố, bổ sung đầy đủ, đúng thành phần, công tác phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện giảm nghèo ngày càng được chặt chẽ hơn. 2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân a) Tồn tại, hạn chế Mặc dù công tác giảm nghèo đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng nhìn chung trong tổ chức thực hiện vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế như: Việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo mới của Quốc gia áp dụng giai đoạn 2016 2020, theo hướng tiếp cận đa chiều dựa trên việc đánh giá tài sản để ước lượng thu nhập của hộ gia đình và thu thập các thông tin, thực trạng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của các hộ gia đình như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và tiếp cận thông tin… có nhiều điểm mới nên một số Ban chỉ đạo xã chỉ đạo và tổ chức thực hiện còn lúng túng, còn nhiều sai sót, phải phúc tra lại nhiều lần, thông tin báo cáo chưa kịp thời. Việc huy động các nguồn lực từ cộng đồng còn hạn chế, việc lồng ghép thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội với công tác giảm nghèo thực hiện có khi chưa đạt yêu cầu, kinh phí đầu tư cho mục tiêu giảm nghèo còn hạn hẹp, các chính sách hỗ trợ về vốn vay ưu đãi, y tế, giáo dục… cho hộ nghèo đôi lúc chưa kịp thời. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức chưa được thực hiện thường xuyên, một bộ phận người nghèo chưa nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác này, từ đó còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa phát huy tính chủ động để vươn lên thoát nghèo. b) Nguyên nhân: Thành viên của Ban Chỉ đạo xã có một số thành viên còn tập trung nhiều vào công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn, chưa dành nhiều thời gian cho công tác này, công tác phối hợp thực hiện, thông tin, báo cáo chưa kịp thời từ đó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả công việc; cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã do cán bộ Lao động Thương binh và Xã hội kiêm nhiệm nên đôi lúc tham mưu chưa kịp thời. Có nhiều chính sách hỗ trợ liên quan đến lợi ích trực tiếp của hộ nghèo, người nghèo từ đó làm mất đi động lực phát phiển, tạo nên tâm lý trông chờ, ỷ lại, không muốn thoát nghèo trong một bộ phận hộ nghèo. 11
- Công tác tuyên truyền vận động, tư vấn nghề nghiệp cho người lao động, hộ gia đình nghèo chưa thật sự hiệu quả. 3. Bài học kinh nghiệm Qua nhiều năm thực hiện Chương trình giảm nghèo có thể rút ra một số kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác giảm nghèo trong thời gian tới, đó là: Giảm nghèo là công việc lâu dài gắn liền với quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã, do đó cần phải kiên trì để thực hiện mục tiêu đề ra, tổ chức thực hiện chính sách, không chủ quan nóng vội, thành tích; phải khơi dậy ý chí tự vươn lên của chính bản thân người nghèo để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; Trên cơ sở các chính sách và chương trình giảm nghèo bền vững, Ủy ban nhân dân các xã xây dựng kế hoạch, giải pháp phù hợp từng loại hộ nghèo trên địa bàn để tổ chức thực hiện; phân công trách nhiệm cụ thể cho Ban Chỉ đạo, các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo. Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chính sách chương trình giảm nghèo cần được tổ chức thường xuyên, nhất là ở cấp xã, từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc tổ chức thực hiện các chính sách; thông qua đó để ngăn ngừa tiêu cực, lợi dụng chính sách, đồng thời phát hiện những hạn chế, bất hợp lý để kiến nghị bổ sung cho phù hợp. Thường xuyên tổ chức đa dạng các hình thức truyền thông về giảm nghèo để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo; phát hiện, tuyên truyền phổ biến các mô hình, điển hình giảm nghèo có hiệu quả để nhân rộng; phê phán các hiện tượng tiêu cực, không muốn thoát nghèo; tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm giảm nghèo; tạo sự đồng thuận cao trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Chú trọng làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm chắc đối tượng, cập nhật thông tin thường xuyên về hộ nghèo, tình hình thực hiện các dự án, chính sách để có đủ căn cứ cho phục vụ công tác lãnh đạo và chỉ đạo điều hành. Phát huy mạnh mẽ dân chủ trong cộng đồng mọi hoạt động từ việc xác định hộ nghèo, thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, bình xét thoát nghèo, lựa chọn đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu cho địa phương để nâng cao chất lượng hiệu quả cho từng hoạt động VII. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kiến nghị điều chỉnh mục tiêu và thiết kế 12
- Đề xuất điều chỉnh, hoàn thiện nội dung các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gia đoạn 2016 – 2020: Về mục tiêu: Hướng tới giảm nghèo bền vững Đối tượng thụ hưởng của dự án: là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân tộc thiểu số và người dân, cộng đồng trên địa bàn thực hiện chương trình (trong đó ưu tiên hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo…) Về cơ chế thực hiện: Đối với các dự án, chính sách thực hiện tại cấp xã cần được phân cấp triệt để cho cấp xã làm chủ đầu tư và trong quá trình thực hiện phải có sự tham gia của người dân. Về cơ chế bố chí vốn cho triển khai và thực hiện các chính sách giảm nghèo: trong giai đoạn 2016 – 2020, cần tăng thêm nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo và xã đặc biệt khó khăn. 2. Đề xuất bố trí vốn và cơ chế huy động vốn Nguồn vốn bố trí cho công tác giảm nghèo bao gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn vay ngân hàng, nguồn huy động, vận động các đơn vị doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước. Tích hợp nguồn vốn của chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình 30a, chương trình 135 thành một nguồn vốn chung để hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất, riêng đối với các xã nghèo thuộc chương trình 30a đề nghị tăng thềm nguồn vốn hỗ trợ để thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. 3. Đề xuất về chỉ đạo điều hành và quản lý Chương trình Cần có sự đồng bộ, thống nhất và kịp thời trong ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến lĩnh vực công tác giảm nghèo. Trong những năm qua Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã quan tâm và chỉ đạo sát thực tế; Các cấp, các ban ngành đã phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời, năng động, sáng tạo có tinh thần trách nhiệm cao trong triển khai tổ chức thực hiện; Ban chỉ đạo chương trình và cơ quan thường trực phát huy vai trò trong tham mưu, chủ động và hướng dẫn trong quá trình tổ chức thực hiện, đáp ứng cơ bản chức năng, nhiệm vụ được phân công; các tổ chức chính trị vào cuộc tích cực, hiệu quả; các tổ chức kinh tế, sự nghiệp hăng hái đóng góp, ủng hộ nguồn lực; nhân dân các dân tộc đồng tình hưởng ứng đã tác động tích cực đến hiệu quả của chương trình. Các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm 13
- nghèo đã tthực sự đi vào cuộc sống của người dân và được nhân dân phấn khởi đón nhận và tham gia ủng hộ. Nhận thức trong nhân dân, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục có chuyển biến mạnh dẫn đến chuyển đổi hành vi để tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo và phấn đấu vươn lên làm giàu. Nhiều dự án, chính sách giảm nghèo được thực hiện đồng bộ và phù hợp đã có tác động hỗ trợ mạnh mẽ giúp nhiều hộ nghèo nhanh chóng thoát nghèo. Nguồn lực đầu tư của nhà nước đã được ưu tiên cho các thôn đặc biệt khó khăn để tạo điều kiện nâng cao đời sống người dân, hạn chế tình trạng gia tăng khoảng cách chênh lệnh về giàu nghèo giữa các vùng, giữa các dân tộc, cộng đồng dân cư . Hoạt động giám sát, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tiếp tục được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời của các ban ngành trong quá trình thực hiện. Các chính sách xoá đói giảm nghèo tích cực được triển khai thực hiện với phương châm: hộ nghèo, người nghèo được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách và chế độ của Đảng và Nhà nước. Công tác giám sát, đánh giá của chương trình mới quan tâm đến các chỉ tiêu định lượng, chưa quan tâm đến kết quả hoặc sự tác động đa chiều của các hoạt động đến chương trình; đối với chất lượng đời sống và công tác giảm nghèo; công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo đã được các ngành, địa phương quan tâm song chưa thường xuyên và chưa sâu sát. Trên đây là báo cáo đánh giá sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 20162020 xã Huy Giáp./. Nơi nhận: TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TT ĐU xã; CHỦ TỊCH TT HĐND xã; Các Đại biểu HĐND CT, các PCT UBND xã; Lưu: VT. Mã Xuân Hoàn 14
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn