intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực tập chuyên ngành: Chế tạo máy

Chia sẻ: Nguyenthanhnam Nam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

669
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Chuyên ngành : CHẾ TẠO MÁY I. Mục đích : Là đợt thực tập cuối cùng của sinh viên trước khi làm luận văn tốt nghiệp. Vì vậy mục tiêu cần đạt được của

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực tập chuyên ngành: Chế tạo máy

  1. ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Chuyên ngành : CHẾ TẠO MÁY I. Mục đích : Là đợt thực tập cuối cùng của sinh viên trước khi làm luận văn tốt nghiệp. Vì vậy mục tiêu cần đạt được của đợt thực tập này là trang bị cho sinh viên các năng lực cần thiết trong việc đánh giá tổng quan các quá trình hoạt động về sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp nói chung, v ề hệ thống tổ chức và trình độ kỹ thuật thực tế trong các dây chuyền công nghệ và thiết bị. Tập làm quen với các công việc của một cán bộ kỹ thuật trong các xí nghiệp công nghiệp, tiếp xúc với cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân trong các doanh nghiệp. II. Nội dung : 1. Tìm hiểu những vấn đề chung Tìm hiểu hệ thống tổ chức và chức năng của từng bộ phận trong một doanh nghiệp nói chung cũng như đặc thù của mỗi một doanh nghiệp mà sinh viên đến thực tập. Tìm hiều các phương án sản phẩm chính và phụ về các lĩnh vực như trình độ công nghệ của các dây chuyền thiết bị, năng lực sản xuất, giải pháp kỹ thuật và khả năng tiêu thụ. Có đánh giá khách quan về các vấn đề như tính thời sự của sản phẩm, khả năng cạnh tranh, hàm lượng chất xám trong sản phẩm. Có đánh giá chung về các tác động đến môi trường của doanh nghiệp, mức độ xử lý ô nhiễm hoặc đề xuất giải pháp công nghệ mới ... Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ và thiết bị sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp về các lĩnh vực. Mức độ tiên tiến và hiện đại của thi ết bị, mức độ ứng dụng các thành quả mới về khoa học và công nghệ ở các doanh nghiệp. Mức độ ứng dụng tin học trong các lĩnh vực như : qu ản lý, tổ chức sản xuất, kỹ thuật của doanh nghiệp. Đánh giá về mức độ tự động hoá và các vấn đề trong hệ thống dây chuyền thiết bị.
  2. Tìm hiểu các hệ thống đảm bảo an toàn cho công nhân và thiết bị cũng như các vấn đề về trang bị bảo hộ lao động trong các dây chuyền công nghệ. 2. Tìm hiểu phần chuyên môn chính : Đi sâu nghiên cứu một đề tài cụ thể được cán bộ kỹ thuật (CBKT) ở nhà máy và giáo viên hướng dẫn (GVHD) chỉ định về các nội dung sau đây : • Chức năng hoạt động của thiết bị và vị trí của nó trong dây chuyền công nghệ. • Mức độ tiên tiến, hiện đại và tự động hoá về hệ thống điều khiển, các thuận lợi và khó khăn khi vận hành và sử dụng. • Nguyên tắc làm việc và sơ đồ nguyên lý hoạt động của thiết bị. Các s ố liệu cơ bản như về năng suất, công suất và các thông số công nghệ chính. • Cấu tạo của cụm hoặc bộ phận công tác chủ yếu của thiết bị. Các chi tiết thường hay bị hư hỏng phải thay thế. Khả năng cung ứng phụ tùng như nhập ngoại hay tự chế tạo ... • Đánh giá chung về yêu cầu kỹ thuật của các chi tiết, về các ưu khuyết điểm của thiết bị. Đề xuất phương án xử lý hoặc cải tiến. • Nghiên cứu khả năng hiện đại hoá hoặc đề xuất các giải pháp kỹ thuật mới. III. Yêu cầu : 1. Nắm được sơ đồ tổ chức và chức năng của từng bộ phận và cá nhân. 2. Tổng thể về nhà xưởng và sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị công nghệ. 3. Hệ thống an toàn, bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ. 4. Thiết lập sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm (có tính đ ến khả năng mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất). 5. Xây dựng một bản vẽ sơ đồ nguyên lý và các thông số kỹ thuật của thiết bị được chỉ định tìm hiểu. Thiết kế một bãn vẽ lắp bộ phận công tác chính của thiết bị đó (hoặc của cả máy nếu máy đơn gi ản) cũng như các chu trình làm việc của nó (bản vẽ A0 hoặc A1). 6. Đảm bảo đủ thời gian thực tập, có nhật ký thực tập được ghi chép đầy đủ nội dung các công việc.
  3. 7. Quan hệ tốt với cán bộ và công nhân của các xí nghiệp. Chấp hành tốt mọi nội quy, quy định của doanh nghiệp nơi mình đến thực tập đ ược đại diện doanh nghiệp xác nhận. Trước khi kết thúc đợt thực tập, sinh viên phải làm một bản báo cáo TTTN với các nội dung trên đây và phải thông qua CBKT c ủa nhà máy và GVHD trực tiếp trước khi bảo vệ trước hội đồng. Nghiêm cấm mọi hình thức photocopy và sao chép lẫn nhau các nội dung trong bản báo cáo thực tập tốt nghiệp. Số lượng trang báo cáo và nội dung trình bày phải theo đúng quy định chung. QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CỦA BẢN BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 1. Giới thiệu tóm tắt mục tiêu và nhiệm vụ của đợt thực tập tốt nghiệp. 2. Nêu rõ tên và địa chỉ nhà máy cũng như sơ đ ồ t ổ ch ức, ch ức năng nhi ệm v ụ của các thành viên chính trong nhà máy. 3. Sơ đồ tổng thể về mặt bằng bố trí dây chuyền công nghệ và thi ết bị, n ắm rõ được chức năng của từng thiết bị trong dây chuyền. Giới thiệu và có minh ho ạ các sản phẩm chính và phụ của nhà máy cũng như năng lực sản xuất c ủa các thi ết b ị hi ện có cũng như xu hướng phát triển. 4. Mức độ tự động hoá và ứng dụng tin học vào trong các lĩnh v ực t ổ ch ức s ản xuất, quản lý và trong điều khiển vận hành các thiết bị. 5. Hệ thống an toàn lao động và phòng chống cháy nổ. 6. Trình bày đầy đủ các nội dung trong phần chuyên môn chính theo đúng quy định trong phần yêu cầu. 7. Nhận xét, đánh giá và đưa ra kết luận hay giải pháp nếu có.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2