BÁO CÁO: TÌNH HÌNH DÂN SỐ VIỆT NAM 2010
lượt xem 263
download
Theo báo cáo Tình hình Dân số Thế giới 2010 cuả Liên Hiệp Quốc, dân số Viêṭ Nam 2010 là 89 triêụ ngươì và sẽ tăng lên 111,7 triêụ ngươì vào năm 2050. Viêṭ Nam hiêṇ đưń g thứ 14 trong sô ́ nhưñ g nươć đông dân nhât́ thê ́ giơí, mặc dù hiện có ưu thế về việc có đông người.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÁO CÁO: TÌNH HÌNH DÂN SỐ VIỆT NAM 2010
- TÌNH HÌNH DÂN SỐ VIỆT NAM 1
- MỤC LỤC 1.Thời kỳ đặc biệt: Dân số vàng 3 2.Ồ ạt ra thành thị 3 3.Những thách thức 4 4.Nâng cao chất lượng dân số 5.Chất lượng dân số gắn với phát triển kinh tế - xã hội 5 6.Dân số, yếu tố quan trọng để phát triển bền vững 8 7.Kết luận 13 2
- Theo báo cáo Tình hình Dân số Thế giới 2010 của Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam 2010 là 89 triệu người và sẽ tăng lên 111,7 triệu người vào năm 2050. Việt Nam hiện đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Mặc dù hiện có ưu thế về việc có đông người trong độ tuổi lao động, nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề như dân di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị, mất cân bằng giới tính cũng như nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội. 1. Thời kỳ đặc biệt: Dân số vàng Việt Nam đang b ước vào th ời kỳ dân số vàng, tức là tổng số người trong độ tuổi lao động lớn h ơn tổng số ngư ời phụ thuộc (già và trẻ em), hiện tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 60% dân số, theo phân tích thì bình quân 2 n gười lao động nuôi 1 ngư ời phụ thuộc. Rõ ràng Việt Nam đang có một cơ hội “vàng” khi sử dụng một lực lượng lao động trẻ dồi d ào trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế 2010-2020. Kế hoạch hóa gia đình là điều cấp thiết trong điều kiện nước nghèo, đất ít như Việt Nam . Sau nhiều năm đẩy mạnh chiến lược Kế hoạch hoá gia đình ‘mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 1-2 con’, tỷ lệ sinh ở Việt Nam đã giảm mạnh và hiện ở mức sinh thấp 2,11 con/ người mẹ trong độ tuổi sinh đẻ (bằng với mức sinh thay thế). Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam cũng có bước tiến rõ rệt khi tăng lên đến 73,1 tuổi và dự kiến đạt 75 tuổi vào năm 2020. 2. Ồ ạt ra thành thị Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở gần nhất của Việt Nam là vào năm 2009 và được Tổng cục Thống kê công bố chính thức ngày 21 tháng 7 năm nay cho thấy bình quân mỗi năm dân số Việt Nam tăng 952 .000 n gười. Mặc dù dân thành thị hiện chiếm 30 % tổng dân số ở Việt Nam nhưng lại đang tăng nhanh với tốc độ trung bình 3,4 %/năm. Khu vực miền Đông Nam Bộ là nơi có mức đô thị hóa cao nhất. Nguyên nhân chính là do thị trường lao động mở rộng. Mật độ dân số ở Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê, có sự phân bố rất chênh lệch và mức gia tăng không đồng đều. Cụ thể khu vực đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc đông nhất trên cả nước (25 triệu người) trong khi vùng Tây 3
- nguyên chỉ hơn 5 triệu người. Một số tỉnh như Nam Định, Thanh Hóa... tỉ lệ tăng dân số không đáng kể vì số người di cư vào các tỉnh thành phía Nam (chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh) đ ể làm ăn sinh sống. Ư ớc tính trong năm năm 2004- 2009 có tới 9,1 triệu người di cư. 3. Những thách thức Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Có sự khác biệt lớn trong các ch ỉ số phát triển giữa khu vực đồng bằng châu thổ và các khu vực miền núi. Ví dụ như tỷ lệ bà mẹ tử vong khi sinh nở ở các vùng sâu vùng xa và khu vực người dân tộc ít người còn cao hơn rất nhiều các vùng khác, gần gấp hai lần so với khu vực thành thị. Tuy được Liên Hiệp Quốc đánh giá là một trong những nước thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) thành công nhất nhưng Việt Nam vẫn cần giải quyết vấn đề liên quan tới mục tiêu giảm tỉ lệ tử vong ở bà mẹ khi sinh nở. Hiện tỷ lệ này ở mức 69/100.000 . Việt Nam có 5 -7 phụ nữ tử vong/ngày liên quan đến thai sản. Đến nay Việt Nam vẫn là quốc gia “đất chật, người đông”, có quy mô dân số rất lớn, mật độ dân số rất cao (260 người trên 1km2, gần gấp đôi Trung Quốc). Tỉ lệ sinh đẻ ở nông thôn vẫn cao hơn thành thị, d ẫn đến nguy cơ tỷ lệ sinh cao có thể tăng trở lại. Một vấn đề lớn ở Việt Nam là chênh lệch giới tính khi sinh rất cao . Tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh đã tăng lên 112 trẻ trai/100 trẻ gái. Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước nhận định rằng sự mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh sẽ tác động lên cơ cấu giới tính dân số trong tương lai và chắc chắn dẫn tới hiện tượng thừa nam giới. Việc di cư từ nông thôn ra thành thị một mặt thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nhưng mặt khác lại gây áp lực rất lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội , nhà ở, môi trường... ở các đô thị lớn. Tình trạng kẹt xe, ô nhiễm đã diễn ra ngày càng nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh (nơi đông dân nhất nước với trên 7,1 triệu người) hay Hà Nội (6,5 triệu người). Mặc dù nguồn lao động hiện đang dồi dào và được gọi là ‘dân số vàng’ nhưng vấn đề này cũng tạo ra thách thức lớn về việc làm, an sinh xã hội cũng như tỉ lệ lao động qua đ ào tạo còn thấp. Tổng số người thất nghiệp, thiếu việc 4
- làm thường xuyên và thu nhập thấp ở Việt Nam khoảng gần 10%. Dân số Việt Nam tăng nhưng chỉ số phát triển con người (HDI - tổng hợp từ các chỉ số về kinh tế, giáo dục và sức khoẻ) vẫn ở thứ hạng rất thấp so với thế giới (hạng 116). 4. Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam đã có chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số – kế họach hóa gia đình với mục tiêu ‘Nâng cao chất lượng dân số’ cũng như dự thảo chiến lược Dân số và sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2011-2020. Chương trình này bao gồm nâng cao chất lượng dân số ; cải thiện sức khoẻ sinh sản ; duy trì cơ cấu dân số; quy mô, m ật độ dân số và mức sinh... Chiến lược này cũng ưu tiên quan tâm đến người nghèo, vùng sâu vùng xa ở Việt Nam lẫn vấn đề giáo dục cho trẻ em ở miền núi và nông thôn Việt Nam cần phải tiếp tục củng cố hệ thống y tế và cải thiện các dịch vụ cấp cứu sản khoa và chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh, n âng cao năng lực và tay ngh ề cho các nữ hộ sinh, đồng thời thực hiện giáo dục về sinh đẻ an toàn. Việt Nam “đang đi đúng hướng” trong nỗ lực kiềm chế xu hướng tăng tỷ lệ chênh lệch giới tính. Những biện pháp giảm chênh lệch tỉ số giới tính đã được triển khai ở mười địa phương tại Việt Nam từ cuối năm 2009. Việt Nam cần chú trọng hơn nữa tới việc nâng cao vai trò của phụ nữ và trẻ em gái trong xã hội, nâng cao vị thế và tăng cường các quyền cho họ. 5. Chất lượng dân số gắn với phát triển kinh tế - xã hội Cơ hội dân số xuất hiện khi tổng tỷ suất phụ thuộc có xu hướng giảm và nó đạt tới “kỷ nguyên vàng” khi ch ỉ số n ày giảm dưới 50%. Nhiều quốc gia trong khu vực đ ã tận dụng được cơ hội dân số để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội. Đối với với Việt Nam, chúng ta cần nâng cao nhận thức, tạo môi trường chính sách thuận lợi, tăng cư ờng nghiên cứu để hiện thực hóa khi cơ hội dân số đang diễn ra, đặc biệt là khi “k ỷ nguyên vàng” như hiện nay. Trong những năm qua, với sự quan tâm lãnh đ ạo, chỉ đạo và đầu tư của Đảng, Nh à nước, sự tham gia trách nhiệm của các cấp, các ngành, sự đồng tình hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, chương trình DS - KHHGĐ đã đạt đư ợc những kết quả quan trọng. Quy mô gia đình chỉ có từ một đến hai con được chấp nhận rộng rãi, tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đ ẻ) đ ã đ ạt mức sinh thay thế, công tác DS - KHHGĐ đ ã góp phần giảm bớt 5
- được sức ép về sự gia tăng dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, an sinh xã hội, tạo cơ hội cho ngư ời dân tiếp cận thuận tiện và hiệu quả hơn các d ịch vụ y tế, giáo dục, việc làm và các dịch vụ xã hội khác. Bên cạnh những kết quả đ ã đ ạt được, công tác DS - KHHGĐ đang đ ối mặt với những khó khăn, thách thức. Quy mô dân số lớn, vẫn tiếp tục tăng về số lượng tuyệt đối, song tốc độ tăng có xu hướng giảm. Dân số năm 2000 là 77,6 triệu ngư ời, năm 2007 là 85,154 triệu người, đ ạt 89 triệu người vào năm 2010 và đ ạt mục tiêu Chiến lược Dân số Việt Nam 2001 -2010. Trong 10 năm (2001-2010), dân số Việt Nam tăng thêm 11,2 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 1,12 triệu người. Trong 10 năm tới (từ 2011 - 2020), bình quân mỗi năm dân số vẫn tăng kho ảng một triệu người và sẽ đạt cực đại ở mức 110-120 triệu người vào giữa thế kỷ 21. Trong suốt thời gian d ài, dân số nước ta luôn được gọi là "cơ cấu dân số trẻ"; tuổi trung vị của dân số có chiều hư ớng tăng từ 18,3 tuổi (năm 1979) lên 25,5 tuổi vào năm 2005, đánh dấu sự kết thúc giai đoạn "cơ cấu dân số trẻ". Từ năm 2007, dân số bước vào giai đoạn "cơ cấu dân số vàng" với tỷ lệ dân số phụ thuộc chiếm dưới 50%; dân số trong độ tuổi lao động (15 - 59 tuổi) tăng nhanh, mỗi năm có 1,4 - 1,6 triệu người bước vào độ tuổi lao động và dự kiến quy mô dân số lao động đạt cực đại vào năm 2020. Còn "Cơ cấu dân số già" sẽ bắt đầu từ sau năm 2017 do tỷ lệ người già từ 60 tuổi trở lên tăng nhanh; già hóa dân số sẽ là một thách thức lớn mà nước ta sẽ phải đối mặt trong thời gian tới. Bên cạnh đó, tỷ số giới tính khi sinh có xu hư ớng tăng mạnh trong giai đoạn 2000 -2006; nh ất là năm 2008 (112 bé trai/100 bé gái) đó là dấu hiệu của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Đặc biệt, cả nước có chín tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh ở mức báo động và rất cao từ 115 đến 128 bé trai/100 bé gái. Trong khi đó, nước ta phải đối mặt với việc dân cư phân bổ không đồng đều giữa các vùng. Từ năm 1999 đến năm 2006, hai vùng có tỷ trọng dân số thay đổi đáng kể là Đông Bắc (giảm từ 14,2% xuống 11,1%) và Tây Nguyên (tăng từ 4,0% lên 5,8%). Hai vùng đông dân nh ất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng 6
- sông Cửu Long (43,3% tổng số dân), trong khi diện tích đất chỉ chiếm 16,6% diện tích cả nước. Ngược lại, Tây Bắc và Tây Nguyên là nơi thưa dân nh ất (8,9%), nhưng diện tích chiếm hơn một phần bốn lãnh thổ. Mật độ dân số ngày càng tăng, phân bố không đồng đều giữa các vùng đã làm ảnh hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kể cả dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Chỉ số con người tiếp tục gia tăng, nhưng vẫn ở mức thấp so với nhiều nước trong khu vực và thấp xa so với các n ước công nghiệp. Giá trị chỉ số HDI tăng từ 0,671 điểm xếp thứ 108/177 nước trên thế giới (năm 2000) lên 0,733 điểm và xếp thứ 105/177 (năm 2008). Dự kiến chỉ số HDI đạt mục tiêu Chiến lược dân số đề ra là ở mức trung bình tiên tiến. Tình trạng về sức khỏe bà mẹ, trẻ em được cải thiện đáng kể, nhưng còn ở mức thấp: tỷ lệ trẻ em đ ược tiêm chủng đầy đủ đạt hơn 95%; tỷ suất chết trẻ em dưới một tuổi giảm từ 31,2 phần nghìn xuống 15 phần nghìn trẻ đẻ ra sống (đạt mục tiêu năm 2010). Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới năm tuổi giảm từ 33,8% (năm 2000) xuống còn 21,2% (năm 2008) , tuy nhiên ở một số vùng còn cao tới 30 - 35% như Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Đáng chú ý, các yếu tố về thể lực con người còn th ấp, đặc biệt có tới 6,3% dân số bị tàn tật với các mức độ khác nhau, có 1,5% dân số bị thiểu năng về trí tu ệ, không đủ khả năng sinh hoạt và tự nuôi bản thân. Các tố chất về tầm vóc thể lực còn nhiều hạn chế, nhất là chiều cao, cân nặng và sức bền còn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Để khắc phục có hiệu quả những khó khăn, thách thức nói trên, công tác DS - KHHGĐ đang đư ợc đẩy mạnh triển khai thực hiện sáu dự án của chương trình mục tiêu quốc gia và các hoạt động khác theo kế hoạch được giao; phấn đấu hoàn thành các hoạt động, nhiệm vụ theo tiến độ, tạo cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu giảm mức sinh trong năm 2009 - 2010. Xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011 - 2020. Đôn đốc theo dõi các địa phương, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện mô hình, giải pháp nâng cao chất lượng dân số, quy mô dân số cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hoạt động trong năm 2009, bao gồm đề án can thiệp làm giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại mười tỉnh có mức chênh lệch giới tính cao nhất; xây dựng đề án can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại một số địa phương miền núi phía bắc và Tây Nguyên... . 7
- 6. Dân số, yếu tố quan trọng để phát triển bền vững Chiến lược dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lư ợc phát triển đất nước; một trong những vấn đề hàng đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế - xã hội; là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy, dân số vừa là m ục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội là ngu ồn nhân lực, mà nguồn nhân lực luôn luôn gắn liền sự biến đổi dân số cả về số lượng và ch ất lượng. Mục tiêu của sự phát triển suy cho cùng là nh ằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt đư ợc khi quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác động tích cực đến sự phát triển. Ðể có sự phát triển bền vững, việc đáp ứng tăng nhu cầu và nâng cao ch ất lượng cuộc sống của các thế hệ hiện tại không được ảnh h ưởng các thế hệ tương lai trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái và chất lượng của sự phát triển. Trong thực tế, các yếu tố dân số có ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên thiên nhiên và trạng thái môi trường. Dân số phù hợp sự phát triển đòi hỏi sự điều chỉnh các xu hướng dân số phù h ợp sự phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước. Sự phù h ợp đó là yếu tố quan trọng kích thích sự phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nâng cao tiềm lực của lực lượng sản xuất; là yếu tố cơ bản để xóa đói, giảm nghèo, giảm tình trạng thất nghiệp, giảm tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao trình độ học vấn, nâng cao vị thế của người phụ nữ, giảm rủi ro về môi trường, mở rộng dịch vụ y tế, xã hội và huy đ ộng nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất, kinh doanh, khoa học và công nghệ; góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nư ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chiến lư ợc dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lư ợc phát triển đất nước; một trong những vấn đề hàng đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế - xã hội; là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy, dân số vừa là m ục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. . 8
- Là thành viên của các mục tiêu phát triển thiên niên k ỷ, Việt Nam đ ã đ ạt được nhiều thành tựu to lớn, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Ðảng và Nhà nước ta luôn coi việc xóa đói, giảm ngh èo là mục tiêu phát triển cốt lõi, là nhân tố căn bản đ ể bảo đảm công bằng xã hội và phát triển bền vững, và là một bộ phận thiết yếu trong chiến lược 10 năm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (2001 - 2010). Các hoạt động về dân số và sức khỏe sinh sản luôn đư ợc dành sự ưu tiên đặc biệt với những chỉ báo và khuôn khổ đầu tư cụ thể. Mối quan hệ tương tác giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội bền vững luôn là mối quan tâm hàng đầu của Ðảng và Nhà nước. Báo cáo Phát triển con người năm 2005 hoan nghênh Việt Nam về thành tích giảm một nửa tỷ lệ ngh èo so với năm 1990, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và trẻ sơ sinh cũng như tăng cường sự gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói, giảm nghèo. Báo cáo ca ngợi Việt Nam đã đạt đư ợc tăng trưởng nhưng vẫn bảo đảm sự công bằng xã hội. Ông Kevin Watkins - Giám đốc Văn phòng Báo cáo phát triển con người - tác giả chính của Báo cáo khẳng định: "Bất cứ ai băn khoăn liệu việc phân phối thu nhập có quan trọng không, cần biết một thực tế là 10% số dân nghèo nh ất ở Bra-xin còn nghèo hơn cả những người ngh èo nhất ở Việt Nam, m ặc dù Việt Nam có mức thu nhập trung b ình thấp hơn nhiều". Cùng với các chương trình mục tiêu quốc gia khác, Chương trình mục tiêu quốc gia "Dân số - kế hoạch hóa gia đình" đã đóng góp hết sức quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nếu như sau 32 năm (1960 - 1992) số dân nước ta đã tăng gấp 2,3 lần với mức giảm sinh bình quân mỗi năm chỉ được 0,45 phần nghìn, thì ch ỉ trong vòng mười năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của BCH T.Ư Ðảng (khóa VII) từ 1993 - 2003, tỷ lệ sinh giảm nhanh, bình quân mỗi năm giảm một phần nghìn. Kết quả điều tra biến động dân số 1-4 -2005 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ độ tuổi sinh đẻ) là 2,1 con. Như vậy, hiện nay chúng ta đã tiếp cận mục tiêu đạt mức sinh thay thế, sớm hơn mười năm so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược dân số 2001 - 2010. Trên phương diện giảm mức sinh và kiểm soát tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, chúng ta cũng đ ã đ ạt đ ược mục tiêu của chương trình hành động Cai-rô sớm gần mười năm. 9
- Theo tính toán, dựa vào kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở (1 -4 -1999), thì đ ến năm 2010, số dân Việt Nam là 100 triệu dân, nhưng trong thực tế, có khả năng quy mô dân số này sẽ được khống chế chậm lại 15 năm (vào năm 2025). Sự khống chế thành công tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, bước đầu kiểm soát được việc gia tăng dân số sẽ là cơ sở cho sự ổn định quy mô dân số ở mức kho ảng 115 - 120 triệu người vào giữa thế kỷ 21. Việc giảm sinh đư ợc vài chục triệu người thật sự là con số có ý nghĩa lớn cho sự ph át triển bền vững trong tương lai của đất nước. Kết quả giảm sinh trong thời gian qua đ ã góp phần tăng GDP bình quân đ ầu người 1% mỗi năm, tác động quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và thành tựu xóa đói giảm nghèo, nâng cao ch ất lư ợng cuộc sống cho nhân dân. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, nếu Việt Nam thực hiện tốt Chương trình Dân số - kế hoạch hóa gia đình thì quy mô dân số sẽ ổn định ở mức 120 triệu ngư ời vào năm 2035 và GDP bình quân đầu người sẽ bằng 31,2 lần GDP bình quân đầu người năm 1990. Ngược lại, nếu không thực hiện tốt Chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình thì quy mô dân số sẽ ở mức 160 triệu ngư ời vào năm 2035 và GDP bình quân đ ầu người chỉ bằng 25 lần GDP bình quân đầu người của năm 1990. Mặc dù công tác dân số của chúng ta đã có những tiến bộ vượt bậc, đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nh ưng trên chặng đường hướng tới việc giải quyết một cách toàn diện, đồng bộ và vững chắc các vấn đề dân số, trư ớc mắt chúng ta còn nhiều khó khăn và thách thức. Do tác động mức sinh cao những n ăm trước đây, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ hằng năm vẫn gấp gần ba lần số người bước ra khỏi độ tuổi sinh đẻ. Nh ững yếu tố đó tạo ra áp lực phát triển dân số rất lớn. Bên cạnh đó, những kết quả nhận thức và hành động về dân số của chúng ta chưa vững ch ắc. Nhiều vấn đề trong lĩnh vực dân số như tình trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên, sự phát triển của đại dịch HIV/AIDS, chất lư ợng dân số thấp, di dân và quản lý dân số, an toàn cho các bà mẹ... chưa được giải quyết tốt. Dân số là cửa ngõ xung yếu để chúng ta vượt qua những rào cản xã hội trên ch ặng đường phát triển bền vững của đất nước. Nhằm đạt đ ược các mục tiêu về dân số và kế hoạch hóa gia đ ình trong Chiến lư ợc dân số 2001 - 2010, tiến tới 10
- ổn định ở mức hợp lý về quy mô dân số vào giữa thế kỷ 21 đòi hỏi phải được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự tham gia của to àn xã hội, cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ từ công tác lãnh đạo, ch ỉ đạo đến củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ từ trung ương đ ến cơ sở; cải tiến cơ chế quản lý, chính sách, chế độ, nâng cao hiệu quả truyền thông, giáo dục; vận động và cung cấp các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, v.v. Hình 1 : Dân số với sự tồn tại và phát triển của xã hội Mục tiêu đặt ra đối với quốc gia, lãnh thổ là đảm bảo dân số ổn định, phát triển kinh tế xã hội bền vững đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt cho cộng đồng. Dân số và phát triển tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Bước tiến của lĩnh vực này thúc đẩy, tạo thuận lợi cho lĩnh vực kia. Giải quyết tốt dân số nhưng kinh tế xã hội không phát triển th ì chất lượng cuộc sống cũng không được đảm bảo. Ngược lại kinh tế xã hội phát triển nhưng dân số tăng quá cao thì tổng sản phẩm quốc nội theo đầu ngư ời (GDP) sẽ sụt giảm và cuối cùng ch ất lượng cuộc sống vẫn cứ thấp. Vấn đề đặt ra cho toàn thế giới là việc lồng gh ép vấn đề dân số với phát triển để đảm bảo sự hài hòa. Mục tiêu lồng ghép 2 nội dung là đảm bảo sự hài hòa giữa dân số ổn định và phát triển kinh tế xã hội bền vững. 11
- Tóm lại, dân số vừa là phương tiện vừa là động lực của phát triển bền vững. Điều quan trọn g nh ất khi lồng ghép vấn đề dân số với phát triển bền vững là việc đặt chúng vào mối quan tâm tổng thể trong chiến lư ợc và chính sách chung. Vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết là: Thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đ ình và xây dựng quy mô gia đình hợp lý ở đây không chỉ là việc của dân số học, mà nó liên quan đến nhiều phạm vi kinh tế, xã hội, văn hóa. Bởi lẽ, gia đình là tế bào của xã hội. Quan niệm truyền thống về gia đình cũng như mô h ình gia đình đang có những biến đổi, cần thực hiện chính sách pháp luật tạo điều kiện để xâ y d ựng gia đình 1-2 con; tạo cơ hội để mọi thành viên trong gia đ ình đều đư ợc tôn trọng, xây dựng nếp sống văn hóa gia đình; đẩy mạnh dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, phòng tránh thai, tư vấn sức khỏe tình d ục. Dân số gắn với phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo công bằng xã hội. Các nội dung chính như giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp; Đẩy mạnh chương trình xóa đó i giảm ngh èo, tạo việc làm hơn là cho tiền của; Chăm sức sức khỏe cộng đồng; Phát triển giáo dục. Chính sách và chương trình cụ thể đối với những nhóm đ ặc thù như vị thành niên, người già, người tàn tật (trong thập niên tới người già sẽ tăng 8-25%), người dân tộc thiểu số. Chính sách về môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường, phát triển bền vững. Chính sách xã hội về di cư. Thực hiện di cư có quy hoạch, kế hoạch nằm trong phương hướng chiến lược tái phân bố dân cư và lao động giảm sức ép nơi quá đông dân, nhưng không đư ợc mang con bỏ chợ. Chính sách về đô thị hóa. Đô thị hóa là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội là xu hướng chuyển đổi từ xã hội nông thôn là phổ biến sang xã hội đô thị là phổ biến tại các nước phát triển và đang phát triển. Đô thị hó a phải tiến hành trên cơ sở dữ liệu cụ thể, có phương án thực hiện một cách thấu đáo; phải được thực hiện một cách đồng bộ, có đầy đủ các yếu tố đảm bảo cho dân cư có cuộc sống ổn định, đ ược hưởng các quyền lợi về chăm sóc y tế, giáo dục, và văn hó a. 12
- Nhà nước ta coi công tác dân số là một trong những bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển toàn diện đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu, là yếu tố cơ b ản để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người và toàn xã hội. Theo ước tính của Liên hợp quốc, tổng tỷ suất phụ thuộc của dân số nước ta b ắt đầu giảm sau 1975, tuy nhiên chỉ giảm nhanh từ giữa những năm 80. Chỉ số này giảm xuống dư ới 50% vào năm 2010. Theo dự báo dựa trên Tổng điều tra dân số 1999, nếu phương án m ức sinh giảm là hiện thực, nước ta có tổn g tỷ suất phụ thuộc là 61% vào năm 2000; 50% vào năm 2005 và 43% vào năm 2010 (Tổng cục thống kê/Dự án VIE/97/P14. 2001). Trong thời kỳ từ năm 2000 đến 2005, tổng tỷ suất phụ thuộc giảm 11%; trong vòng 10 năm (2000 -2010) giảm tới 17%, một tốc độ giống Trung Quốc thời kỳ từ năm 1975 đến 1990 và Hàn Quốc thời kỳ từ năm 1970 đến 1990. Như vậy, giai đoạn đầu của cơ hội dân số đã đến với nước ta từ khoảng thập niên 80 của thế kỷ trước. Sau năm 2005, cơ h ội dân số sẽ bước vào giai đoạn hai: Nước ta tiến vào kỷ nguyên dân số vàng của mình, kéo dài khoảng 30 năm. Nếu cơ h ội dân số, đặc biệt là giai đo ạn dân số vàng diễn ra trùng với thời kỳ kinh tế ổn định và cất cánh, đồng thời hệ thống giáo dục đã thực hiện tốt chức năng chuẩn bị tri thức và nghề nghiệp cho lao động, nguồn lực lao động đư ợc qua đào tạo, có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp sẽ trở thành động lực mạnh của nền kinh tế (tăng việc làm, thu nhập, tiết kiệm…). Ngược lại, nếu hệ thống kinh tế và giáo dục yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu của sự bùng nổ nguồn nhân lực này, sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong xã hội tràn lan nh ất là giới trẻ, vừa thiếu việc làm, lại vừa thiếu nhân lực lao động kỹ thuật cao, dẫn đến tệ nạn và mất ổn định xã hội. Cơ hội dân số đòi hỏi nhà hoạch định chính sách phải có những lựa chọn đúng để nắm bắt được nó. 7. Kết luận Đối với nước ta, tận dụng cơ hội dân số đòi hỏi phải chú ý đến ba vấn đề: Thứ nhất, về nhận thức, cơ hội dân số đang diễn ra, kỷ nguyên vàng của dân số Việt Nam đang đ ến, điều n ày cần được đặt vào đúng vị trí của nó trong mọi tính toán chiến lược hiện nay. Thừa nhận đúng mức tầm quan trọng của yếu 13
- tố này sẽ khiến cho nhiều yếu tố khác phải được nhìn nh ận theo một cách hoàn toàn mới. Chẳng hạn, nếu thực sự thừa nhận "yếu tố dân số" thì chiến lược kinh tế không thể không đi theo hướng ưu tiên tạo nhiều việc làm, còn giáo dục sẽ trở nên một yếu tố có tầm chiến lược đặc biệt và lâu dài, phải được nhấn mạnh theo hướng phổ cập, tiên tiến. Ngược lại, những mục tiêu kinh tế hoặc xã hội nào đó, cho dù rất hấp dẫn hoặc đầy tính thuyết phục, nhưng n ếu tỏ ra không tận dụng được cơ hội dân số hoặc có khả năng khiến cơ hội này trở thành nguy cơ, th ì kiên quyết không đ ưa vào lựa chọn chính sách hoặc ít nhất cũng phải tính đến những hậu quả của chúng. Thứ hai, về chính sách, cơ hộ i dân số tác động đến kinh tế thông qua 3 cơ ch ế: Cung cấp lao động; tiết kiệm và vốn con người. Những cơ chế này có phát huy được tác động tiềm tàng của chúng hay không là phụ thuộc vào môi trường chính sách. Một lượng lớn người trong độ tuổi lao động sẽ chỉ có thể tham gia sản xuất với năng suất và hiệu quả cao nếu thị trư ờng lao động đủ năng động và linh hoạt, cho phép sử dụng triệt để lao động; nếu chính sách kinh tế vĩ mô khuyến khích đầu tư; nếu nguồn lao động này đ ã được trang bị đủ kỹ năng thích hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Con người chỉ tiết kiệm khi họ tiếp cận được các cơ chế tiết kiệm thích hợp, tin vào sự chắc chắn và ổn định 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài báo cáo: Chính sách dân số và giải quyết việc làm
17 p | 589 | 70
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu thực tế: Một số biện pháp hình thành ý thức tự giác của cán bộ, đảng viên trong việc “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại chi bộ trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng được nghiên cứu
16 p | 834 | 43
-
Báo cáo: Dân số "vàng" và những lợi ích - tác hại của dân số "vàng"
8 p | 359 | 31
-
Báo cáo khoa học: "các mô hình ứng xử của bê tông, đánh giá mô hình tối -u dùng trong mô phỏng số các kết cấu bê tông"
7 p | 141 | 30
-
Báo cáo khoa học: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÂY THUỐC CHỮA BỆNH CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN
6 p | 222 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Thép Đan Việt
97 p | 90 | 20
-
Báo cáo khoa học: "Một số kết quả nghiên cứu dao động uốn phi tuyến của cầu dây văng chịu tác dụng của hoạt tải khai thác"
12 p | 94 | 18
-
Luận văn " Nghiên cứu hành vi chọn giống lúa của nông dân Huyện Thoại Sơn "
53 p | 106 | 17
-
Báo cáo tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may mặc vào thị trường Mỹ tại Công ty Cổ phần Dệt May Đầu tư Thương mại Thành Công - TS. Phạm Thị Hà
10 p | 129 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ĐỔI MỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC DÂN SỐ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƯỚC TA TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY"
6 p | 106 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Sử dụng mô hình "bữa ăn nhìn thấy và thực hành" cho việc phòng, chống suy dinh dưỡng của trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi trong phu xã, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên"
7 p | 147 | 12
-
Báo cáo: Yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự tiếp nhận và áp dụng tiến bộ kỹ thuật của nông dân sản xuất lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long: phân tích số liệu từ điều tra nông dân
7 p | 126 | 10
-
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng mô hình kinh tế hộ gia đình nhẳm ổn định và nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc xã Lộc Lâm huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng
30 p | 103 | 10
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển nuôi bò cho đồng bào dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên
80 p | 89 | 9
-
Báo cáo khoa học: Xác định tỷ lệ nhiễm một số loài vi khuẩn th-ờng gặp trong các cơ quan, tổ chức của cá trôi ấn độ (Labeo rohita) khoẻ
7 p | 86 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Hệ thống quản lý dân số và dự báo biến động dân số trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
82 p | 13 | 6
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy trên đàn bê từ sơ sinh đến cai sữa nuôi tại Trang trại thuộc Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH
39 p | 14 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn