intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH HẠI LÚA BỆNH ĐỐM NÂU

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

293
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(Cercospora oyzae Myyake Sephaerulina oryzina Hara) Bệnh đốm nâu do nấm gây nên. Có thể quan sát dễ dàng thấy những vết bệnh màu nâu tròn hay bầu dục trên lá, trên bẹ, cuống gié lúa và vỏ hạt lúa. Trong thời kỳ ngâm ủ, bệnh làm cho rễ mầm bị thối đen, lá mầm bị biến dạng, nếu bị nặng cây mầm bị chết hoặc phát triển không bình thường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH HẠI LÚA BỆNH ĐỐM NÂU

  1. BỆNH HẠI LÚA - BỆNH ĐỐM NÂU vết bệnh trên hạt (Cercospora oyzae Myyake Sephaerulina oryzina Hara) Bệnh đốm nâu do nấm gây nên. Có thể quan sát dễ dàng thấy những vết bệnh màu nâu tròn hay bầu dục trên lá, trên bẹ, cuống gié lúa và vỏ hạt lúa. Trong thời kỳ ngâm ủ, bệnh làm cho rễ mầm bị thối đen, lá mầm bị biến dạng, nếu bị nặng cây mầm bị chết hoặc phát triển không bình thường.
  2. Vết bệnh trên lá ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu nhạt, sau đó phát triển thành các vết bệnh màu nâu đậm hơn. Ở giống lúa kháng bệnh, đốm bệnh hẹp, ngắn, màu nâu đậm có kích thước từ 2-10 x 1 mm; với những giống nhiễm bệnh, đốm bệnh dài và rộng hơn, có màu nâu nhạt hơn và ở giữa có màu sáng. Tổng thể đốm bệnh thường có màu nâu đỏ, ở mép lá màu nhạt hơn nên ruộng bị nhiễm nặng có màu đỏ rực. Vết bệnh gây hại trên hạt có màu nâu, sau biến màu đen. Nấm bệnh tồn tại trên hạt và là nguồn bệnh cho vụ sau. Bệnh đốm nâu phát triển ở vùng đất nghèo chất dinh dưỡng như vùng đất phèn, vùng đất cát bán sơn địa ven chân núi hay ở vùng đất bị độc hữu cơ, nói chung là những nơi đất có vấn đề làm bộ rễ lúa phát triển kém. Bệnh cũng thường xuất hiện ở những vùng đất quá úng hay khô hạn. Các bất lợi từ việc đất thường xuyên bị khô hay ngập liên tục làm cho bộ rễ lúa kém phát triển, không lấy được dinh dưỡng làm giảm tính kháng và cây lúa dễ nhiễm bệnh hơn. Bệnh phát sinh phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp. Khi nhiều vết bệnh đốm nâu xuất hiện trên lá làm cho lá bị cháy vàng, ruộng có vẻ xơ xác. Giai đoạn lúa trỗ và sau trỗ bệnh tấn công vào hạt gây lem lép gọi là lúa bị trứng cút, hạt bị lửng hoặc lép, giảm phẩm chất gạo.
  3. Vết bệnh trên lá Ruộng lúa bị bệnh
  4. Biện pháp phòng trừ: ● Xử dụng các giống ít nhiễm bệnh trên những vùng thường xuyên bị nhiễm bệnh này. ● Đảm bao xuống giống, gieo cây đúng mùa vụ; cung cấp đủ nước cho vùng khô hạn, giảm độc chất phèn hay ngộ độc hữu cơ bằng hệ thống mương thoát phèn; tăng cường bón sớm vôi và các loại phân lân ● Xử lý hạt giống là biện pháp quan trọng để giảm sự gây hại. Sử dụng Carban 50SC ngâm giống theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì trong 16-24 giờ, sau đó rửa bằng nước sạch và ủ bình thường. ● Trừ bệnh bằng cách phun Tilt Super 300 EC hay Bonanza 100SL trước khi lúa trỗ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2