intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH HẠI LÚA BỆNH LÚA VON

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

250
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(Fusarium moniliforme Shel) Bệnh lúa von là loại bệnh do loài nấm Fusarium moniliforme Shel gây nên do nguyên nhân truyền nhiễm hoặc lây nhiễm. Nấm bệnh có thể phát triển ở điều kiện nhiệt độ từ 10-37oC (thích hợp nhất ở điều kiện 24-32oC), ẩm độ cao và ánh sáng yếu. Trên đồng ruộng, bào tử phân sinh có thể tồn tại và sống trong đất từ 4-6 tháng. Nấm bệnh tồn tại chủ yếu dưới dạng sợi và bào tử hữu tính trên tàn dư cây lúa bị bệnh, trong đất và trong phôi hạt giống. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH HẠI LÚA BỆNH LÚA VON

  1. BỆNH HẠI LÚA - BỆNH LÚA VON (Fusarium moniliforme Shel) Bệnh lúa von là loại bệnh do loài nấm Fusarium moniliforme Shel gây nên do nguyên nhân truyền nhiễm hoặc lây nhiễm. Nấm bệnh có thể phát triển ở điều kiện nhiệt độ từ 10-37oC (thích hợp nhất ở điều kiện 24-32oC), ẩm độ cao và ánh sáng yếu. Trên đồng ruộng, bào tử phân sinh có thể tồn tại và sống trong đất từ 4-6 tháng. Nấm bệnh tồn tại chủ yếu dưới dạng sợi và bào tử hữu tính trên tàn dư cây lúa bị bệnh, trong đất và trong phôi hạt giống. Bệnh có thể lây truyền qua không khí, qua tàn dư của cây bị bệnh, nhưng chủ yếu là qua hạt giống. Triệu chứng của bệnh biểu hiện như sau: cây mạ bị bệnh đôi khi phát triển cao gấp hai lần so với mạ bình thường, toàn bộ cây mạ có màu xanh vàng (nhạt), cây cứng giòn. Ngoài dạng bệnh trên, bệnh lúa von còn có triệu chứng như cây mạ (lúa) bị lùn đi hoặc cũng có thể không làm thay đổi chiều cao cây. Nguyên nhân chủ yếu do sự biến động của điều kiện thời tiết sẽ làm cho lượng độc tố của nấm bệnh tiết ra khác nhau.
  2. Phần lớn cây bị bệnh sẽ chết do thối gốc. Nếu cây lúa bị bệnh sống đến giai đoạn làm đòng, trỗ bông thì lóng cây vươn dài, rễ bất định mọc ở các đốt phía dưới gần gốc lúa; có thể quan sát thấy lớp nấm màu phấn trắng hoặc phớt hồng bao quanh trên vỏ hạt nếu thời tiết ẩm ướt, nếu khô trên đốt thân và vỏ hạt có nhiều chấm nhỏ li ti mầu xanh đen, đó chính là quả thể nấm. Cây bị bệnh sống được, có thể trỗ bông nhưng hạt bị lép hoặc lửng. Các bộ phận ở phía dưới mặt đất của cây (rễ, gốc thân) dễ bị nhiễm bệnh hơn các bộ phận ở phía trên mặt đất (bẹ lá, đốt thân...). Bệnh lúa von cũng có loại giống kháng hoặc giống nhiễm. Triệu chứng bệnh trên ruộng mạ
  3. Triệu chứng bệnh trên cây lúa
  4. Phòng trừ bằng cách: ● Không lấy hạt lúa ở những ruộng, những vùng đã bị bệnh làm giống cho vụ sau. ● Xử lý hạt giống bằng nước nóng 54oC. Hoặc dùng một trong các lọai thuốc trừ bệnh như Bendazol 50WP, Carbenzim 50WP, Derosal 50SC, Carben 50WP, Bavistin 50SC, Mancozeb 80WP... pha với tỷ lệ 20-30 ml thuốc pha vào 10 lít nước rồi cho hạt giống vào ngâm từ 24-36 giờ, vớt ra rửa lại bằng nước sạch, sau đó đem ủ bình thường để diệt nấm trên vỏ hạt. Cũng có thể sử dụng những lọai thuốc trên để phun xịt trừ nấm bệnh trên cây. ● Với lúa cấy khi nhổ mạ cần chú ý tránh làm đứt chồi, rễ mạ, tránh làm rập nát cây mạ để hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh. ● Kiểm tra ruộng lúa thường xuyên để phát hiện và nhổ bỏ kịp thời những cây bị bệnh đem ra khỏi ruộng tiêu hủy. ● Bón phân cân đối giữa đạm, lân và ka li để cây sinh trưởng, phát triển tốt cũng có tác dụng làm giảm bớt sự nhiễm bệnh của cây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2