Bệnh tiểu đường đang trẻ hóa
lượt xem 4
download
Tiểu đường là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chưa có thuốc phòng ngừa. Bệnh tiểu đường được xếp vào bệnh lý nội tiết, với đặc điểm có đường gluco trong máu tăng cao. Triệu chứng điển hình biểu hiện trên người tiểu đường là “3 tăng, 1 giảm”: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều nhưng sụt cân, mệt mỏi, đói.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh tiểu đường đang trẻ hóa
- Bệnh tiểu đường đang trẻ hóa Tiểu đường là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chưa có thuốc phòng ngừa. Bệnh tiểu đường được xếp vào bệnh lý nội tiết, với đặc điểm có đường gluco trong máu tăng cao. Triệu chứng điển hình biểu hiện trên người tiểu đường là “3 tăng, 1 giảm”: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều nhưng sụt cân, mệt mỏi, đói.
- Nguyên nhân gây bệnh Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Thị Hương Lan, khoa Khám bệnh, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, sau khi hấp thu thực phẩm, các thành phần này sẽ được tiêu hóa thành dạng vật chất dinh dưỡng đơn giản thì cơ thể mới hấp thụ được. Qua tác dụng của insulin- một kích thích tố được tụy tạng (còn gọi lá lách) tiết ra. Những chất đơn giản mới hợp thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần như: glucoza, albumin, axit béo cố định và dự trữ. Nhưng người bị bệnh tiểu đường do insulin trong cơ thể không đủ hay tính mẫn cảm của insulin thấp không thể tiến hành sự trao đổi bình thường các chất đường, đạm, chất béo khiến cho chất dinh dưỡng từ thức ăn không được cơ thể sử dụng và dự trữ. Đường không được sử dụng dẫn đến nồng độ đường trong máu tăng cao vượt quá giới hạn quy định. Khi đường trong máu tăng cao đến 160 – 180 ml% (8,9 – 10.0mmol/l), đường gluco sẽ được đào thải qua thận ra ngoài thành “tiểu đường”. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tiểu đường và y học vẫn chưa có thuốc khống chế những nhân tố gây bệnh này. Tiểu đường được chia làm 2 loại: Tiểu đường type 1: Thể bệnh xảy ra khi tụy tạng tiết ra không đủ insulin. Bệnh xuất hiện ở trẻ em hoặc thanh niên dưới 30 tuổi. Nhưng bệnh cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 phải chích insulin hàng ngày. - Tiểu đường Type 2: Thể bệnh không phụ thuộc vào insulin. Bệnh xảy ra khi các tế bào của cơ thể trở nên “đề phòng” với insulin khiến giảm lượng glucoz (có thể được các tế bào này sử dụng vào 1 thời điểm nào đó) giảm đi. Trên 90% người bệnh thuộc thể này là người ≥ 40 tuổi. Các triệu chứng 3
- tăng, 1 giảm trên lâm sàng không thấy rõ. Người bị bệnh tiểu đường type 2 có thể kiềm chế được lượng đường trong máu bằng cách kiểm soát trọng lượng cơ thể, tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống hợp lý. Phương pháp điều trị tiểu đường type 2 là dùng thuốc uống để hạ thấp lượng đường trong máu. Chỉ chích insulin trong những trường hợp không còn đáp ứng với thuốc uống hoặc không kiểm soát được chế độ ăn. Phòng ngừa Điểm quan trọng của tiểu đường là dự phòng, phát hiện và điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa các biến chứng như: biến chứng mạch máu gây bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, mạch máu não, mạch máu ngoại vi … Biến chứng thần kinh: đau dây thần kinh, viêm dây thần kinh ngoại biên … Biến chứng ở mắt: cườm, đục thủy tinh thể, mù sắc … Các biến chứng khác: dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ở phổi, da, … Thiểu năng sinh dục… Những trường hợp cần thường xuyên kiểm tra: người có nguy cơ mắc bệnh cao gồm: gia đình có cha hoặc mẹ bệnh tiểu đường; tiểu đường khi mang thai; mỡ trong máu cao; bệnh lý tim mạch; béo phì; thừa cân. Người trên 45 tuổi cần lưu ý đặc biệt. Ngày nay, bệnh nhân tiểu đường ngày càng trẻ hóa do lối sống, như ăn quá dư thừa chất đường, chất đạm, chất béo, uống nhiều bia rượu và lười vận động thể lực, lạm dụng các thuốc hỗ trợ sức khỏe khiến tần suất bệnh ngày một gia tăng ở những người dưới 40 tuổi. Bệnh nhân tiểu đường nên có máy đo đường huyết cá nhân. Khi sử dụng máy đo đường huyết tại nhà, nồng độ gluco trong máu được xác định qua
- mao mạch ngón tay nên cho kết quả rất nhanh. Nên kiểm tra đường huyết trước khi ăn và kiểm tra đường trong máu sau khi ăn 2 giờ. Kiểm tra đường huyết nhiều lần không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn điều chỉnh chế độ điều trị (dinh dưỡng, thuốc…) phù hợp và dự phòng các biến chứng tiểu đường. Những nguyên tắc cần tuân thủ trong chế độ dinh dưỡng Tiểu đường là do rối loạn bài tiết insulin trong cơ thể, chế độ ăn phản ánh lượng đường trong máu và trong nước tiểu. Điều chỉnh chế độ ăn góp phần giảm nhẹ gánh nặng của tuyến tụy, giúp khống chế lượng đường trong máu và đường trong nước tiểu, hạn chế những biến chứng có thể xảy ra. - Tiểu đường type 1: điều trị bằng chế độ dinh dưỡng và tiêm insulin. - Tiểu đường type 2: • Giai đoạn nhẹ: điều trị bằng chế độ dinh dưỡng. • Giai đoạn nặng: điều trị bằng chế độ dinh dưỡng phối hợp thuốc. Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (A.D.A) đưa ra khuyến cáo: Khống chế hấp thu lipid (chất béo): Lượng lipid không vượt quá 20%/ngày. Dầu nấu ăn nên dùng: dầu đậu nành, dầu cải, dầu bắp, dầu mè… Hạn chế chất béo động vật như mỡ heo, mỡ bò, phô mai … Việc này rất có lợi cho việc phòng ngừa tăng cholesterol máu dự phòng biến chứng mạch máu. Khống chế protid (chất đạm): Protid là cơ sở cung cấp năng lượng cho tất cả hoạt động sống của cơ thể. Đối với người tiểu đường, chất đạm chiếm không
- quá 20% năng lượng trong ngày. Protid có lợi là thịt nạc, sữa, các loại đậu … Nếu người bệnh có thêm biến chứng ở thận thì lượng protid nên ít hơn. Khống chế chất đường (cacbonhydrat): Lượng cacbonhydrat hấp thu chiếm 50% so với tổng số năng lượng mà cơ thể cần dùng mỗi ngày. Cacbonhydrat chủ yếu có trong mì, gạo, bún, trái cây… Các loại ngũ cốc thô như yến mạch, kiều mạch, gạo lức có chỉ số đường thấp nên khi ăn đường huyết tăng chậm, khuyến khích người bị tiểu đường nên dùng. Tăng cường thực phẩm nhiều chất xơ: Lượng chất xơ hấp thụ khoảng 20- 40g mỗi ngày. Chất xơ chủ yếu có trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau, củ, quả, đậu, yến mạch, … chúng có tác dụng giảm đường huyết , giả m mỡ trong máu, giảm phát sinh các biến chứng … Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất: Đối với bệnh lý tiểu đường cần cung cấp đủ vitamin nhóm B,C, canxi, kẽm, crôm … Đây là những chất dinh dưỡng không thể thiếu để duy trì sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Phân bổ bữa ăn hợp lý : Để phòng ngừa hiện tượng đường huyết tăng giảm đột ngột tạo gánh nặng cho tụy tạng, người bệnh cần ăn đúng giờ, đủ liều lượng, hạn chế đường, chia nhỏ các bữa ăn từ 3 bữa chính thành 6 bữa ăn nhỏ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những bài thuốc hay chữa bệnh tiểu đường
5 p | 545 | 96
-
Một Số Ngộ Nhận với Bệnh Tiểu Ðường
9 p | 258 | 67
-
Bổ sung men tiêu hóa cho trẻ em khi nào?
6 p | 221 | 20
-
Những bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ
5 p | 103 | 12
-
Dược thiện trị rối loạn tiêu hóa
5 p | 84 | 6
-
Nguy cơ tiểu đường ở trẻ bị béo phì
4 p | 88 | 6
-
Có nên cho trẻ uống nước trái cây khi bị táo bón?
5 p | 110 | 5
-
Trẻ em mắc bệnh lỵ cần được ăn uống như thế nào?
3 p | 165 | 5
-
Thực phẩm đắng có lợi cho sức khỏe của trẻ
3 p | 65 | 5
-
Tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng của trẻ em tiêu chảy kéo dài tại Bệnh viện nhi đồng 2
6 p | 76 | 4
-
Tiêu chảy ở trẻ do Rota virút đang vào mùa
9 p | 76 | 4
-
Dinh dưỡng sớm đường tiêu hoá cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ rò dưỡng chấp nặng kéo dài: Báo cáo ca bệnh
7 p | 16 | 4
-
Trẻ em bị lạm dụng, lớn dễ mắc bệnh tim và tiểu đường
4 p | 50 | 3
-
Bệnh đái dầm ở trẻ em và cách điều trị
7 p | 111 | 3
-
Trẻ em cũng có thể bị thoái hoá khớp
6 p | 65 | 3
-
Khắc phục hiện tượng nôn ói ở trẻ
5 p | 95 | 2
-
Khi trẻ tiêu chảy do bất dung nạp Lastose
3 p | 55 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn