intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết từ cách làm hay, phương pháp tốt

Chia sẻ: Ngoclan Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

62
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mặc dù dịch bệnh trên tôm lan rộng và gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi nhưng nhiều mô hình cũng có những cách làm hay, phương pháp tốt nên vẫn thu hoạch tốt. Hai mô hình Con Tôm giới thiệu dưới đây là ví dụ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết từ cách làm hay, phương pháp tốt

  1. Bí quyết từ cách làm hay, phương pháp tốt
  2. Mặc dù dịch bệnh trên tôm lan rộng và gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi nhưng nhiều mô hình cũng có những cách làm hay, phương pháp tốt nên vẫn thu hoạch tốt. Hai mô hình Con Tôm giới thiệu dưới đây là ví dụ. Mô hình của ông Trần Thanh Ngọc (Trà Vinh) Địa chỉ: ấp Cái Già, xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang. Diện tích: 1 ao lắng 0,6 ha và 4 ao nuôi với diện tích 1,6 ha. Độ sâu ao là 1,4m, hệ thống mương cấp thoát riêng biệt. Quy trình nuôi Cải tạo ao: Đầu vụ nuôi vét bùn đáy ao, bón vôi bột 150kg/1.000m3, phơi 3 - 5 ngày. Lấy nước vào ao qua túi lọc bằng vải kate mịn từ ao lắng, sau 10 ngày sau dùng Chlorine liều lượng 30kg/1.000m3 để xử lý diệt tạp, diệt trùng, quạt nước từ 4 - 6 tiếng/ngày. Gây màu nước: Dùng Dolomite liều lượng là 25kg/1.000m3 và men vi sinh loại BZT xuất xứ từ Mỹ của Công ty Công nghệ sinh học A.T.C - Tp Hồ Chí Minh, với liều lượng 300g/ha, hằng ngày có quạt nước. Gây màu nước xong đợi 25 ngày sau thả giống.
  3. Thả giống: Con giống được lấy từ Công ty Minh Phú tại Ninh Thuận, giống được xét nghiệm không có bệnh: đốm trắng, đầu vàng, MBV, hoại tử vỏ và cơ quan tạo máu tại Viện Nghiên cứu NTTS III. Giống mang về ngâm xuống ao, sau 30 phút thả ra ngoài; mật độ thả 30 con/m2. Một số mô hình được người nuôi tôm áp dụng đem lại kết quả tốt - Ảnh: Thanh Ngân Chăm sóc và quản lý
  4. Duy trì độ mặn ổn định khoảng 12‰; đo pH 1 ngày 2 lần, đo Độ kiềm 2-3 ngày/lần. Thức ăn: Của Công ty Tomboy, cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Quản lý nước: Không bổ sung thêm nước mới; Không dùng hóa chất diệt khuẩn trong ao nuôi. Cứ 5 ngày/1 lần dung men vi sinh BZT, liều lượng 50 - 80g/ha. Màu nước khi mới thả tôm là màu xanh, sau 15 ngày dung men vi sinh BZT với liều lượng cao hơn (khoảng 100g/ha) để chuyển màu nước từ xanh sang màu nước đục, các yếu tố môi trường (pH, độ kiềm) sẽ ổn định, tăng cường quạt nước. Trong quá trình nuôi, bổ sung men tiêu hóa, Vitamin C, khoáng, giải độc gan và định kỳ sử dụng kháng sinh để ngừa bệnh. Mô hình của bà Nguyễn Thị Nhung (Bến Tre) Địa chỉ: xã Trung Định, huyện Bình Đại. Diện tích: 1 ha (2 ao nuôi, mỗi ao 0,5 ha). Độ sâu của ao 1,6m, độ sâu nước ao 1 - 1,3m, có ao lắng, xử lý nước trước khi đưa vào nuôi. Khu ao nuôi thuận lợi giao thông, có lưới điện quốc gia, nguồn nước chủ động thích hợp cho nuôi tôm thẻ
  5. chân trắng bán thâm canh và thâm canh. Bờ ao tương đối vững chắc do được kè chắn, xung quanh bờ ao nuôi có lưới rào ngăn sự xâm nhập của các sinh vật trung gian mang mầm bệnh vào ao nuôi. Quy trình nuôi Cải tạo ao: Tháo cạn nước, phơi đáy ao và tiến hành bón vôi. Sử dụng vôi CaO dạng bột với liều lượng 10kg/100m2 rải đều khắp đáy ao và xung quanh bờ. Phơi ao 7 ngày để vôi phát huy hết tác dụng (tăng và ổn định pH đáy, diệt khuẩn), sau đó tiến hành lấy nước vào ao. Lấy nước từ mương cấp qua túi lọc bằng vải kate khoảng 1m, để sau 3 ngày mới tiến hành diệt cá tạp và xử lý nước. Dùng Saponin với liều lượng 0,8kg/100m2 để diệt cá tạp; Sử dụng BKC để xử lý nước với nồng độ 100ml/100m3. Bón phân gây màu: Dùng Dolomite kết hợp Supercanxi (tỷ lệ 1:1): 3kg/100m3. Dùng 8 kg urê + NPK, kết hợp thuốc gây tảo 45 liều lượng 1 lít/1.000m3. Dùng men vi sinh Prawnbac 100g/7.000m3. Chọn và thả giống Tôm giống được chọn mua từ trại sản xuất giống thuộc Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Trung (Tp Nha Trang). Cỡ giống PL 12, có ngoại hình đẹp, màu sắc sáng, phản xạ nhanh; Giống được kiểm tra các bệnh MBV (bệnh còi), WSSV
  6. (bệnh đốm trắng) và YHV (bệnh đầu vàng) bằng phương pháp mô học và phương pháp PCR. Thả giống vào buổi sáng sớm; mật độ thả 120 con/m2. Chăm sóc: Sử dụng thức ăn công nghiệp. Kích cỡ, chất lượng thức ăn sử dụng tùy theo giai đoạn phát triển của tôm. Cách cho ăn: Rải thức ăn xung quanh ao cách mép bờ 1m, sau đó dùng thuyền (hoặc phao kéo) rải đều khắp mặt ao. Thời gian tối thiểu 30 phút. Đặt nhá (sàng ăn) trong ao nuôi, mỗi ao đặt tối thiểu 4 nhá ở 4 góc ao để kiểm tra mức độ sử dụng thức ăn và tình trạng sức khỏe cho tôm. Cho tôm ăn 4 lần/ngày vào lúc 4h, 11h, 17h, 22h. Tùy theo thời điểm trong ngày mà lượng thức ăn có thể thay đổi. Tùy theo điều kiện môi trường, tùy theo sức khỏe tôm nuôi mà có thể tăng hay giảm lượng thức ăn giữa các buổi trong ngày, hoặc giữa các ngày. Tính đến thời điểm khảo sát, hệ số thức ăn (FCR) cho tôm là 1,2. Quản lý ao nuôi Cung cấp thức ăn đảm bảo chất lượng cho tôm. Mỗi ao có bố chí 2 dàn quạt nước, tuy nhiên thời gian chạy máy chủ yếu vào thời điểm tôm lột xác và xử lý hóa chất. Hàng ngày kiểm tra bờ ao và lưới rào xung quanh ao nhằm hạn chế vật trung gian mang mầm bệnh vào ao nuôi. Thường xuyên quan sát, kiểm tra chất lượng nước để
  7. kịp thời thay nước cho ao nuôi. Định kỳ 1 tháng/lần kiểm tra tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm bằng phương pháp mô học. Phòng trị bệnh: Trong quá trình nuôi tôm có hiện tượng bị đen mang và thân đóng rong ở giai đoạn tháng thứ 2 trở đi. Cách điều trị: Xử lý nước và dùng Zeolite với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2