intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 15 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện năm 2020-2021

Chia sẻ: Adelaide2510 Adelaide2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

357
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Bộ 15 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện năm 2020-2021 dành cho các bạn học sinh lớp 9 và quý thầy cô tham khảo, để hệ thống kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 trong học kì vừa qua cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi nhằm đánh giá năng lực học sinh một cách hiệu quả. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi sắp tới!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 15 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện năm 2020-2021

Tham khảo thêm: 

1. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện - Phòng GD&ĐT Hưng Hà

Câu 1 (6,0 điểm)

“Phép lịch sự chính là tấm giấy thông hành cho phép bạn đến mọi vùng đất, mọi văn phòng, mọi ngôi nhà và mọi trái tim trên thế giới”. Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên

Câu 2 (14,0 điểm)

“Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp” Hãy khám phá xứ sở của cái đẹp qua tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).


2. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện - Phòng GD&ĐT Khoái Châu

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi bên đưới.

Cả đời ra bể vào ngòi

Mẹ như cây lá giữa trời gió rung

Cả đời buộc bụng thắt lưng

Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng

Đường đời còn rộng thênh thang

Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời

Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười

Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương

Bát cơm và nắng chan sương

Đói no con mẹ xẻ nhường cho nhau

(Trích “Trở về với mẹ tạ thôi”- Đồng Đức Bốn)

Câu 1 (7,0 điểm). Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm). Nỗi vất vả nhọc nhằn của người mẹ được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 3 (0,5 điểm).Tìm câu thành ngữ được sử dụng trong câu thơ “Cả đời buộc bụng thắt lưng”.

Câu 4 (1.5 điểm). Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng”

Câu 5 (2,0 điểm). Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ trên. (Trình bày bằng đoạn văn từ 5 đến 7 dòng).

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (14,0 điểm)

Câu 1 (6,0 điểm)

Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế đựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: Vượt tường trần ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.

Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: "Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó. Bài học từ câu chuyện trên gợi cho em những suy nghĩ gì?

Câu 2 (8,0 điểm) Nhận xét về Truyện Kiều (Nguyễn Du) có ý kiến cho rằng: <<…Sự thành côn vĩ đại nhất của tác phẩm vẫn là tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện một cách thiết tha, mênh mông đến não lòng trong tác phẩm.>>

Bằng hiểu biết của mình về Truyện Kiều, đặc biệt là những đoạn trích đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên


3. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện - Phòng GD&ĐT Tam Dương

Câu 1. (4,0 điểm) Em hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả của các phép tu từ trong đoạn thơ sau:

Nắng trong mắt những ngày thơ bé

Cũng xanh mơn như thể lá trầu

Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau

Chờ sớm chiều tóm tém

(Trích Thời nắng xanh – Trương Nam Hương, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số ra ngày 4-12-2014) 

Câu 2. (6,0 điểm)

Câu chuyện của hai hạt mầm

Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên...

Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.

Và rồi hạt mầm mọc lên.

Hạt mầm thứ hai bảo:

- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.

Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.

Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.

(Nguồn: Hạt giống tâm hồn - Từ những điều bình dị - First News và NXB Tổng hợp TPHCM phối hợp ấn hành)

Suy nghĩ của em về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên?

Câu 3. (10 điểm) Nhận định về thơ có ý kiến cho rằng:

“Thơ ca là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”.

(Vôn - te)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào?

Bằng việc cảm nhận một tác phẩm hoặc một đoạn trích thơ ca tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 9, hãy làm sáng tỏ.

 

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 15 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện năm 2020-2021 để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về tài liệu về máy.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2