intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cẩm nang chẩn trị đông y - CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH VÀ CHÂM CỨU

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

350
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự ra đời các phương pháp chữa bệnh ở phương Đông do hoàn cảnh và điều kiện sống của con người. Ngoài ngoại thương ra, tất cả các bệnh thuộc nội thương, ngoại cảm, thường được dùng châm, cứu, chích rạch, uống thuốc và khí công, xoa bóp. Xin trích dẫn thiên "Châm cứu phương nghi thuỷ luận", sách "Tố vấn" để cùng tham khảo những suy nghĩ của người xưa về cách chữa bệnh. Hoàng đế hỏi: "Một bệnh mà cách chữa không giống nhau nhưng đều khỏi cả là tại sao?" Kỳ Bá trả lời rằng: "Địa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cẩm nang chẩn trị đông y - CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH VÀ CHÂM CỨU

  1. CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH VÀ CHÂM CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH VÀ CHÂM CỨU BÀN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH Sự ra đời các phương pháp chữa bệnh ở phương Đông do hoàn cảnh và điều kiện sống của con người. Ngoài ngoại thương ra, tất cả các bệnh thuộc nội thương, ngoại cảm, thường được dùng châm, cứu, chích rạch, uống thuốc và khí công, xoa bóp. Xin trích dẫn thiên "Châm cứu phương nghi thuỷ luận", sách "Tố vấn" để cùng tham khảo những suy nghĩ của người xưa về cách chữa bệnh. Hoàng đế hỏi: "Một bệnh mà cách chữa không giống nhau nhưng đều khỏi cả là tại sao?" Kỳ Bá trả lời rằng: "Địa thế tạo ra như vậy. Như vùng phương Đông, chỗ trời đất mới bắt đầu sinh, đất của muối và cá, ở bờ biển gần nước, dân ở đó ăn cá mà thích mặn, họ đều ở yên một nơi mà ăn ngon. Cá làm cho người ta nóng bên trong, muối thắng huyết, cho nên dân ở đó đều da đen, bệnh ở vùng đó là mụn nhọt, chữa cái đó dùng phiếm thạch (mảnh đá xước) để chích rạch. Cho nên cách chữa bằng phiếm thạch từ phương đông mà tới. Phương tây, vùng đất của vàng ngọc, nơi có sa thạch, chỗ đó trời đất thâu dẫn, do ở trên đồi núi có nhiều phong, đất nước cứng rắn, dân đó không có áo mà cởi trần, ăn hoa mà béo, cho nên tà không thể làm hại hình thể đó. Khi sinh bệnh ở bên trong, dùng thuốc có chất độc chữa là hợp. Cho nên cách chữa bằng độc dược cũng là từ phương tây mà tới. Phương bắc, khu vực đó trời đất bế tàng, nơi có nhiều núi cao, gió lạnh, băng giá, dân đó vui ở ngoài đồng hoang (dân du mục, chăn nuôi lang thang trên thảo nguyên) mà ăn sữa, tạng hàn sinh bệnh đầy tức. Chữa cái đó bằng cách cứu than lửa là phù hợp. Cho nên cách chữa bệnh bằng cứu than lửa từ phương bắc đem tới. Phương nam, nơi mà trời đất nuôi lớn, nơi mà dương khí thịnh, thuỷ thổ mềm, sương sa tụ, dân đó hám của chua mà ăn thêm thức ăn có vị chua, cho nên dân có màu đỏ khắp da dẻ. Bệnh ở vùng đó là bại, là co rút: Chữa cái đó bằng kim nhỏ là hợp. Cho nên cách chữa bệnh bằng cửu châm là từ phương nam đem tới. Trung ương, vùng đất ở giữa bốn phương, đất ở đó bằng phẳng mà ẩm thấp, nơi trời đất đã sinh vạn vật đông đúc, dân đó ăn tạp mà không vất vả, cho nên bệnh thường là nuy quyết (liệt), và nóng rét. Chữa cái đó bằng cách đạo dẫn và án kiệu (khí công và xoa bóp). Cho nên cách chữa bệnh bằng khí công và xoa bóp từ trung ương mà ra". Người xưa tập hợp các cách chữa đó, mỗi cách đều có chỗ dùng phù hợp, cho nên cách trị khác nhau nhưng đều khỏi bệnh. Khi mắc bệnh, theo bệnh tình biết được đại thể cách chữa. Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 1
  2. CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH VÀ CHÂM CỨU PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH BẰNG CHÂM CỨU A. Thế nào là cách chữa bệnh bằng châm cứu Châm và cứu là hai phương pháp chữa bệnh có rất sớm ở Phương Đông. Người ta dùng kim thuộc chế thành các loại kim khác nhau, châm ở những bộ phận đặc biệt trên cơ thể con người (huyệt vị). Sau khi châm vào da thịt, căn cứ vào bệnh tình và thể chất người bệnh khác nhau mà dùng thủ pháp phù hợp nhằm đạt đến mục đích thông kinh hoạt lạc, khử tà phù chính (khử bệnh tật, nâng cao sức đề kháng của cơ thể) mà chữa bệnh, phương pháp này gọi chung là châm. Còn như dùng lá ngải khô chế thành ngải nhung, rồi lại dùng ngải nhung chế thành viên to nhỏ như mồi ngải, hoặc cuốn thành điếu ngải, đốt lửa xong trực tiếp hoặc gián tiếp hơ hoặc đặt lên huyệt vị nhất định trên cơ thể người bệnh, thông qua sự kích thích ấm nóng này làm cho thông kinh lạc, đạt mục đích chữa bệnh và dự phòng bệnh tật, phương pháp này gọi là làm ngải cứu. Hai phương pháp trên tuy khác nhau, nhưng lại sử dụng huyệt vị giống nhau, có khi cùng châm và cứu, thông thường gọi là phép châm cứu. B. Ưu điểm của phương pháp châm cứu Châm cứu là phương pháp chữa bệnh được nhân dân lao động rất ưa thích từ mấy ngàn năm nay, vì nó có rất nhiều ưu điểm: - Giản tiện: Không cần dụng cụ gì đặc biệt, chỉ cần mấy cây kim và một ít ngải nhung (hoặc điếu ngải) và bông cồn hoặc tỏi củ, là bất kể ở đâu, trên tàu xe, trong xí nghiệp, ngoài đồng ruộng hay trong nhà, trong doanh trại hay ngoài chiến trường, đều có thể tuỳ lúc, tùy nơi mà chữa bệnh. Thiết bị đơn giản, sử dụng thuận tiện, đồng thời lại giảm được thuốc men, bớt được chi phí cho người bệnh. - Dễ học, dễ làm: Học tập châm cứu, chỉ cần ghi nhớ được vị trí của huyệt và tác dụng của nó, thành thạo phương pháp thao tác, hiểu biết về bệnh tật là có thể chữa cho người bệnh được. Bắt đầu học cũng rất dễ, bắt đầu làm cũng không khó khăn. - Phạm vi chữa rất rộng: Phạm vi chữa bệnh của phép châm cứu rất rộng, không kể nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, nhi khoa cùng với ngũ quan, da liễu đều có thể chữa được, trong đó một số bệnh chữa bằng châm cứu rất có hiệu quả. - An toàn, tin cậy: Chỉ cần chú ý sát trùng, theo đúng thao tác châm cứu để tiến hành chữa bệnh sẽ không xảy ra vấn đề gì mất an toàn. C. Nguồn gốc của phép chữa bệnh bằng châm cứu Châm cứu là một bộ phận trong di sản y học Phương Đông do con người sáng lập và phát triển trong quá trình đấu tranh lâu dài với bệnh tật. Nó bắt đầu từ thời kỳ nào? Hiện nay niên đại cụ thể của nó từ lúc có mầm mống ta chưa xác định được. Nhưng theo quy luật phát triển xã hội ở phương Đông và kết quả điều tra khảo cổ học thì có thể chứng minh phép châm cứu bắt đầu có từ thời kỳ đồ đá. Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 2
  3. CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH VÀ CHÂM CỨU Người ta dự đoán rằng trong sinh hoạt, lao động thường ngày của con người thượng cổ, khi trên thân thể có một số bộ phận bị hòn đá gây thương tích cũng là lúc giải trừ hoặc giảm nhẹ đau đớn của bệnh tật vốn có trong cơ thể, hoặc khi đã bị bệnh, họ lấy hòn đá có mũi nhọn làm gai khêu bọc mủ và gõ vào phần gân xương để giảm bớt đau đớn. Trải qua lâu ngày, trong mọi người hình thành khái niệm dùng "phiếm thạch" chữa bệnh. Trải qua hàng trăm ngàn năm, rất nhiều thực nghiệm và kinh nghiệm chữa bệnh ở lâm sàng được tích luỹ lại; thêm vào đó là công cụ được cải tiến theo thời kỳ chuyển đồ đá sang đồ sắt, kim bằng sắt chữa bệnh được sáng tạo, từ đó mà hình thành kỹ thuật châm kim chữa bệnh. Hình thành phép cứu có thể gắn liền với việc loài người phát minh ra lửa. Khi người ta đun nướng đồ ăn, do ấm nóng kích thích da thịt, nhân đấy mà giảm nhẹ hoặc hết đi những đau đớn của bệnh tật vốn có trong thân thể họ, từ đó đem lại cho họ một ấn tượng ghi nhớ rằng, hơ lửa cũng có thể chữa bệnh. Thông qua quan sát lâu dài bằng mắt, người ta tìm thấy được "ngải" là loại thuốc tốt nhất để cứu chữa bệnh, đồng thời cũng phát hiện phạm vi chủ trị của "ngải" và bộ phận có hiệu quả. Thời gian càng lâu, kinh nghiệm càng nhiều, đương nhiên hình thành trên lâm sàng một phương pháp chữa bệnh bằng ngải cứu. D. Tóm tắt quá trình phát triển của phép chữa bệnh bằng châm cứu Phép chữa bệnh bằng châm cứu cũng giống như các môn khoa học khác, tuỳ theo diễn biến khác nhau của lịch sử mà phát triển. Mới đầu, ở thời đại Xuân Thu Chiến Quốc, theo chế độ kinh tế xã hội phát triển, dụng cụ châm không ngừng cải tiến, tổng kết kinh nghiệm, sáng lập học thuyết, viết sách kinh điển về châm cứu, là thời kỳ hoàn thiện học thuyết châm cứu. Đến thời Tần, Hán, đã có "Nội Kinh" ra đời, gồm "Tố vấn", "Linh Khu" là hai bộ phận, trong đó có "Linh Khu" đã ghi lại hầu hết các tài liệu về châm cứu. Người triều Tấn có "Châm cứu giáp ất kinh", trong đó lấy các thành tựu châm cứu học từ thời Tần, Hán trở lại rồi chỉnh lý, kết hợp với kinh nghiệm lâm sàng mà viết thành. Đời Đường có "Thiên kim yếu phương" và "Thiên kim dực phương" trong đó bàn rất tỉ mỉ về phép châm cứu, về khổng huyệt và châm kỵ v.v... Triều Tống có "Đồng nhân du huyệt châm cứu đồ kinh", kèm theo có hai bảng ghi chú "Kinh huyệt đồng nhân". Đó là thời kỳ thịnh của học thuật châm cứu trên lịch sử. Đời Hồ, Việt Nam có sách "Châm cứu tiệp hiệt diễn ca" của Nguyễn Đại Năng. Người thời Liêu, Kim, Nguyên có "Thập tứ kinh phát huy". Người đời Minh có "Châm cứu tụ anh phát huy", "Châm cứu đại thành". Hiện nay đó là những tác phẩm tham khảo chủ yếu để học tập châm cứu. Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 3
  4. CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH VÀ CHÂM CỨU Đời nhà Thanh và Trung Hoa Dân Quốc, phép chữa bệnh bằng châm cứu không còn được như trước đời Thanh. Khi văn hóa Phương Tây xâm nhập Phương Đông, y học Phương Đông bị khinh miệt, học thuật châm cứu càng bị coi thường, có nguy cơ bị diệt vong. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Phương Đông được giải phóng, nền y học cổ truyền được phục hồi và phát triển. Ở Việt Nam, với chính sách của Đảng và Nhà nước ta về kết hợp Đông Tây y, việc kế thừa truyền thống y học cổ truyền được áp dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, làm cho học thuật châm cứu phát triển và có nhiều thành tựu mới. **** Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2