intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Can thiệp mạch vành trên bệnh nhân Nhồi máu cơ tim (Kỳ 2)

Chia sẻ: Kim Kim | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

153
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

VI. Những xử trí nào được thực hiện tại bệnh viện Tại bệnh viện khi bạn than phiền đau ngực trái nhiều kèm vả mồ hôi, sau khi bác sĩ đo huyết áp và thăm khám cho bạn, các xét nghiệm cần thiết sẽ thực hiện khẩn trương . ECG là xét nghiệm quan trọng ban đầu giúp chẩn đoán bạn có bị nhồi máu cơ tim hay không để có thể đưa ra quyết định kịp thời. Nếu chẩn đoán được xác minh là có nhồi máu cơ tim, người bệnh sẽ được chăm sóc chặt chẽ hơn tại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Can thiệp mạch vành trên bệnh nhân Nhồi máu cơ tim (Kỳ 2)

  1. Can thiệp mạch vành trên bệnh nhân Nhồi máu cơ tim (Kỳ 2) VI. Những xử trí nào được thực hiện tại bệnh viện Tại bệnh viện khi bạn than phiền đau ngực trái nhiều kèm vả mồ hôi, sau khi bác sĩ đo huyết áp và thăm khám cho bạn, các xét nghiệm cần thiết sẽ thực hiện khẩn trương . ECG là xét nghiệm quan trọng ban đầu giúp chẩn đoán bạn có
  2. bị nhồi máu cơ tim hay không để có thể đưa ra quyết định kịp thời. Nếu chẩn đoán được xác minh là có nhồi máu cơ tim, người bệnh sẽ được chăm sóc chặt chẽ hơn tại giường. * Điều trị ban đầu: Được theo dõi ECG liên tục tại giường, đo huyết áp thường xuyên; Thiết lập đường truyền tĩnh mạch; Thở oxy; Sử dụng thuốc dãn mạch vành (nhóm nitrate), thuốc làm chậm nhịp và ổn định tim ( nhóm thuốc ức chế thụ thể bêta), thuốc chống kết tập tiểu cầu (Aspirin, Clopidogrel)...; Nếu đau nhiều cần phải sử dụng thuốc giảm đau mạnh :Morphin tiêm tĩnh mạch để giảm đau. Với sử dụng ngắn hạn có kiểm soát theo chỉ dẫn bác sĩ, người bệnh sẽ không lo bị nghiện. * Điều trị tiếp theo: Can thiệp mạch vành trên bệnh nhân - Nhồi máu cơ tim là một tình trạng cấp cứu. Nguyên tắc chung là tái lập dòng máu chảy trong đoạn động mạch vành bị tắc càng sớm càng tốt để cứu vãn tối đa phần cơ tim thoi thóp do thiếu máu nuôi dưỡng nằm xen lẫn với những vùng cơ tim đã chết vì hoại tử do thiếu máu. Dòng chảy động mạch vành chỉ được khôi phục khi loại bỏ được cục máu đông bằng thuốc tiêu cục máu đông hoặc sử dụng các biện pháp can thiệp qua da như nong bắng bóng và hoặc đặt giá đỡ trong lòng động mạch vành (chụp và can thiệp động mạch vành) kết hợp với việc hút bỏ cục
  3. máu đông... Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ cục máu đông tự tan còn đa số phải được can thiệp. - Tuy nhiên hiệu quả của các biện pháp này phụ thuộc rất nhiều vào thời gian áp dụng điều trị, thuốc tiêu cục máu đông chỉ có lợi thực sự khi được dùng ngay trong vòng từ 2 đến 4 giờ kể từ lúc khởi phát. Can thiệp động mạch vành qua da cũng chỉ có lợi rõ rệt khi được tiến hành trong vòng 12-18 giờ kể từ lúc khởi phát trừ một số trường hợp can thiệp muộn (trong vòng 36 giờ) vẫn có lợi như đau ngực tái phát sau nhồi máu, sốc tim, suy tim hoặc rối loạn nhịp tiến triển. Một tỷ lệ nhất định các trường hợp tới muộn không dùng được thuốc tiêu sợi huyết, thương tổn không phù hợp để can thiệp bằng bóng hoặc đặt giá đỡ thì mổ bắc cầu nối chủ vành cấp cứu là biện pháp cuối cùng để mở thông lòng mạch và cứu sống bệnh nhân dù tỷ lệ thành công ở giai đoạn cấp không phải là cao. Như vậy khi đã nhồi máu cơ tim, bệnh nhân cần được điều trị tích cực càng sớm càng tốt, nhất là việc mở thông đoạn mạch bị tắc, 60 phút sau khi nhập viện nếu sử dụng thuốc tiêu cục máu đông, và 90 phút nếu dùng phương pháp can thiệp động mạch vành. Đó là tiêu chuẩn do Hoa Kỳ đề ra cho các bệnh viện của họ.
  4. Can thiệp trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim tại BV Hoàn Mỹ Sài Gòn Sau khi tái lưu thông mạch vành, việc điều trị các thuốc phối hợp như thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc giãn mạch, thuốc chống loạn nhịp, chữa suy ti ... là vô cùng cần thiết, giúp cơ tim nghỉ ngơi, tăng cường hiệu quả của việc tái lưu thông dòng chảy trong động mạch vành, ngăn ngừa sư lan rộng và hạn chế ảnh hưởng của vùng cơ tim đã chết đối với chức năng co bóp thất trái và sự sống còn của bệnh nhân kể cả trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Đối với những bệnh nhân không được can thiệp thì điều trị nội khoa không hề vô tác dụng mà ngược lại, không ít bệnh nhân vẫn duy trì được chất lượng và thời gian sống. Sau khi sống sót và phục hồi một phần qua giai đoạn cấp,
  5. bệnh nhân sẽ có chương trình phục hồi chức năng phù hợp, điều chỉnh lối sống và chế độ dự phòng cũng như điều trị và theo dõi lâu dài. Nhồi máu cơ tim chỉ là một biến cố, biểu hiện cấp tính của cả một quá trình bệnh lý xơ vữa tiến triển âm ỉ tiềm tàng. Các biện pháp điều trị trong giai đoạn cấp cũng chỉ giải quyết được hậu quả của đoạn động mạch thủ phạm tức thời ngay lúc đó mà thôi. Thuốc tiêu cục máu đông không làm giảm mức độ hẹp của động mạch vành thủ phạm. Can thiệp động mạch vành qua da hoặc mổ bắc cầu nối trong giai đoạn cấp cứu cũng không phải là điều trị triệt để, không thể giải quyết được mọi chỗ hẹp và hoàn toàn không ngăn ngừa được tiến trình xơ vữa đang diễn ra âm thầm. Về lâu về dài, điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp với những biện pháp dự phòng khác vẫn là nền tảng cơ bản trong điều trị. Việc can thiệp động mạch vành qua da, mổ bắc cầu chủ vành có thể được tiến hành nhiều lần về sau để tiếp tục giải quyết những chỗ hẹp khác còn tồn đọng hoặc xuất hiện mới theo thời gian. VII. Phòng ngừa Điều chỉnh lối sống thích hợp làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch nói chung và nguy cơ nhồi máu cơ tim nói riêng (kể cả nhồi máu mới hoặc nhồi máu lại) bao gồm việc:
  6. - Bỏ hoàn toàn hút thuốc lá, ăn ít chất béo (trứng, bơ, mỡ, phômai, da, nội tạng động vật), ăn thêm hoa quả. - Giảm cân nặng nếu thừa cân. - Kiểm soát chặt chẽ huyết áp và đường máu trong giới hạn cho phép. - Thể dục đều đặn mỗi ngày. Nhiều thử nghiệm có quy mô rất lớn ở nhiều nước trên thế giới đã cho thấy việc dùng các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (aspirin liều thấp...) và các thuốc hạ mỡ máu nhóm statin có hiệu quả tương đối rõ đối với phòng ngừa xuất hiện các biến cố tim mạch (không những nhồi máu cơ tim mà cả tai biến mạch não..). Ngoài ra theo dõi sát, điều chỉnh kịp thời, phát hiện từ sớm và xử trí triệt để cơn đau thắt ngực cũng có vai trò hết sức quan trọng để hạn chế và phòng ngừa xuất hiện nhồi máu cơ tim. BS. TRẨN NGUYỄN AN HUY Trung tâm Tim mạch Can thiệp – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2