intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm Tin học đại cương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

15
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với "Câu hỏi trắc nghiệm Tin học đại cương" nhằm đánh giá sự hiểu biết và năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua các câu hỏi đề thi. Để củng cố kiến thức và rèn luyện khả năng giải đề thi chính xác. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo bộ câu hỏi tại đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi trắc nghiệm Tin học đại cương

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG Đại cương về Tin học Câu 1: Dữ liệu máy tính (Data) là gì? A. Là những thông tin mà máy tính điện tử xử lý được. B. Là các thông tin được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau. C. Tất cả đều đúng.  Câu 2: Khái niệm Tin học là: A. Áp dụng máy tính điện tử trong các hoạt động xử lý thông tin. B. Ngành khoa học về xử lý thông tin tự động dựa trên máy tính điện tử.  C. Máy tính và các công việc liên quan đến máy tính điện tử. D. Lập chương trình cho máy tính điện tử. Câu 3: Các bước thu thập, thống kê, phân tích là của quá trình: A. Xử lý thông tin.  B. Xử lý dữ liệu. C. Thu thông tin. D. Xuất thông tin. Câu 4: Dựa vào những điều kiện nào để nói Tin học là ngành khoa học: A. Cơ sở lý luận, phương pháp ứng dụng, kỹ thuật phát triển.  B. Ứng dụng thực tế, kỹ thuật phát triển, Cơ sở lý luận. C. Cơ sở lý luận, phương pháp ứng dụng, giải pháp kỹ thuật. D. Giải pháp kỹ thuật, phương pháp ứng dụng, lý luận thực tế Câu 5: Phát biểu nào sau đây được xem là đặc tính của máy tính điện tử? A. Có tốc độ xử lí thông tin nhanh, độ chính xác cao. B. Có thể làm việc không ngừng nghỉ suốt 24 giờ/ngày. C. Lưu trữ một lượng lớn thông tin trong các thiết bị lưu trữ có kích thước nhỏ. D. Tất cả đều đúng.  Câu 6: Trong những tình huống nào sau đây, máy tính thực thi công việc tốt hơn con người: A. Dịch một cuốn sách. B. Chẩn đoán bệnh. C. Phân tích tâm lý một người. D. Thực hiện một phép toán phức tạp.  Câu 7: Khái niệm “bit” trong Tin học là gì? A. Là đơn vị nhỏ nhất của thông tin được sử dụng trong máy tính. B. Là một phần tử nhỏ mang một trong 2 giá trị 0 và 1. C. Là một đơn vị đo thông tin. D. Tất cả đều đúng.  Câu 8: 1 Byte có thể biểu diễn ở bao nhiêu trạng thái khác nhau? A. 8 B. 255 C. 65536 D. 256  Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. RAM là bộ nhớ ngoài. B. Một Byte có 8 bit.  C. Dữ liệu là thông tin. D. Đĩa mềm là bộ nhớ trong. Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. 8 Bytes = 1 Bit. B. CPU là vùng nhớ đóng vai trò trung gian giữa bộ nhớ và các thanh ghi. C. Đĩa cứng là bộ nhớ trong. D. Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào trong máy tính.  Câu 11: Thứ tự đơn vị lưu trữ thông tin theo chiều tăng dần: A. Kilobyte, Byte, Megabyte, Terabyte, Gigabyte B. Byte, Kilobyte, Megabyte, Gigabyte, Terabyte  C. Kilobyte, Byte, Megabyte, Gigabyte, Terabyte D. Byte, Kilobyte, Gigabyte, Megabyte, Terabyte Trang 1
  2. Câu 12: Đơn vị lưu trữ thông tin nhỏ nhất là: A. Bit.  C. Kilobyte. B. Byte. D. Tất cả đều sai. Câu 13: 1 MB bằng: A. 210 KB.  B. 1024 Byte. C. 210 Bit. D. 1024 GB. Câu 14: Chọn câu đúng: A. 1 Bit = 1024 B. B. 1 B = 1024 Bit. C. 1 MB = 1024 KB.  D. 1 KB = 1024 MB. Câu 15: 80 GB gần bằng bao nhiêu Bit? A. 640.000.000 B. 80.000.000 C. 80.000.000.000 D. 640.000.000.000  Câu 16: Số lượng ký tự có thể được mã hóa với bộ mã ASCII 8 bit là: A. 255 B. 256  C. 65536 D. 65000 Câu 17: Số lượng ký tự có thể được mã hóa với bộ mã ASCII 16 bit là: A. 255 B. 256 C. 65536  D. 65000 Câu 18: Số 1101001 ở hệ nhị phân chuyển đổi biểu diễn sang hệ thập phân sẽ là: A. 105  B. 106 C. 107 D. 108 Câu 19: Dãy bit nào dưới đây là biểu diễn nhị phân của số 65 trong hệ thập phân? A. 11010111 B. 01000001  C. 10010110 D. 10101110 Câu 20: Trong các số hệ thập lục phân dưới đây, số nào có giá trị 40 trong hệ thập phân? A. FF B. 2F C. AB D. 28  Câu 21: Dữ liệu tồn tại ở mấy dạng: A. 1 B. 2 C. 3  D. 4 Câu 22: Bảng mã ASCII dùng để: A. Mã hóa thông tin. B. Quy định cách biểu diễn thông tin.  C. Ký hiệu thông tin. Câu 23: Mã hóa thông tin thành dữ liệu là quá trình: A. Chuyển thông tin từ bên ngoài thành thông tin bên trong máy tính. B. Chuyển thông tin về dạng mà máy tính có thể xử lí được.  C. Chuyển thông tin về dạng mã ASCII. D. Thay đổi hình thức biểu diễn thông tin để người khác không hiểu được. Câu 24: Máy tính điện tử đầu tiên có tên: A. Eniac.  B. TX­0. C. TX­086. D. Aniac. Câu 25: Máy tính điện tử đầu tiên sử dụng: A. Công nghệ VLSI. B. Mạch hợp tích hợp IC. C. Thiết bị bán dẫn. D. Đèn điện tử.  Câu 26: Máy tính điện tử đầu tiên sử dụng công nghệ Transitor có tên: A. Aniac. B. TX­086. C. Eniac. D. TX­0.  Câu 27: Phần cứng máy tính bao gồm: A. Các chương trình điều khiển các hoạt động của máy tính. B. Các thiết bị vật lý, các thành phần điện tử, cơ học cấu tạo nên máy tính.  C. Thông tin và dữ liệu của người dùng. Câu 28: Phần mềm của máy tính có thể là: A. Các chương trình điều khiển các quá trình hoạt động của máy tính.  B. Các thiết bị điện tử, cơ học được điều khiển bởi chương trình. C. Các công cụ điều khiển trực tiếp bằng tay. Câu 29: Phần cứng và phần mềm của máy tính là gì? A. Phần cứng là tập hợp các trang thiết bị kỹ thuật. Phần mềm là hệ điều hành. B. Phần cứng là tập hợp các thiết bị công nghệ tạo thành một máy tính. Phần mềm là toàn bộ các  chương trình để vận hành máy tính ấy.  Trang 2
  3. C. Phần cứng là ổ cứng, bộ nhớ, màn hình… Phần mềm là đĩa mềm và hệ điều hành. Câu 30: Bộ có chức năng điều khiển, điều phối toàn bộ hoạt động của máy tính là: A. Clock. B. CPU.  C. ALU. D. HDD. Câu 31: Các thành phần của CPU bao gồm: A. Clock, Control Unit, ALU, ROM. B. Clock, Control Unit, ALU. C. Clock, Control Unit, BUS, Registers. D. Clock, Control Unit, ALU, Registers.  Câu 32: Bộ xử lý trung tâm của máy tính gồm các bộ phận nào? A. Memory. B. Control Unit và ALU.  C. RAM và ROM. D. HDD và FDD. Câu 33: Thành phần nào sau đây không là thành phần của CPU? A. Khối điều khiển. B. Khối số học. C Thanh ghi. D. RAM.  Câu 34: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Đơn vị điều khiển (Control Unit) chứa CPU, điều khiển tất cả các hoạt động của máy.  B. CPU là bộ nhớ xử lý trung ương, thực hiện việc xử lý thông tin lưu trữ trong bộ nhớ. C. ALU là đơn vị số học và luận lý và các thanh ghi cũng nằm trong CPU. Câu 35: Trong bộ xử lí trung tâm (CPU), bộ phận nào làm nhiệm vụ là bộ nhớ trung gian? A. Khối điều khiển B. Khối tính toán số học và logic. C. Thanh ghi.  D. RAM. Câu 36: Trong phần cứng, khối Arthmetic Logical Unit nghĩa là: A. Bộ nhớ ngoài B. Khối xử lý C. Khối tính toán  D. Bộ Logic Câu 37: Thành phần nào sau đây lưu lại các thông số kỹ thuật của máy tính, được các nhà sản xuất cài đặt  sẵn? A. RAM. B. ROM.  C. Floppy Disk. D. Hard Disk. Câu 38: Thành phần nào sau đây là vùng nhớ tạm thời cho các dữ liệu? A. RAM.  B. Register. C. Floppy Disk. D. Hard Disk. Câu 39: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Thanh ghi là vùng nhớ được CPU sử dụng để lưu trữ tạm thời các chỉ thị chờ xử lí. B. Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài các thông tin. C. Bộ nhớ trong dùng để lưu trữ lâu dài các thông tin và hỗ trợ cho bộ nhớ ngoài.  D. Các thông tin lưu trữ trong bộ nhớ ngoài sẽ không mất khi tắt máy. Câu 40: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Máy quét là thiết bị để đưa hình ảnh vào máy tính. B. Màn hình là phương tiện giao tiếp trực quan giữa người dùng và máy tính. C. Webcam là thiết bị dùng để đưa hình ảnh từ máy tính ra bên ngoài.  D. Chuột là một thiết bị điều khiển dạng trỏ. Câu 41: Phát biểu nào sau đây là sai: A. ALU thực hiện tất cả các phép toán số học và luận lý. B. CPU chịu trách nhiệm tính toán, hiển thị kết quả và lưu trữ dữ liệu.  C. Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài các dữ liệu. D. Hệ điều hành kiểm soát hoạt động của phần cứng máy tính. Câu 42: Phát biểu nào sau đây là đúng: A. RAM là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, dùng để lưu trữ các dữ liệu tạm thời.  B. ROM là bộ nhớ chỉ đọc, dùng để xử lý các dữ liệu. C. ROM là bộ nhớ chỉ đọc, dùng để xử lý các chỉ thị trước khi được xử lý. D. RAM là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, dữ liệu không bị mất khi tắt máy. Câu 43: Sự khác nhau cơ bản giữa bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài là: A. Bộ nhớ trong nằm bên trong máy tính, bộ nhớ ngoài nằm bên ngoài máy tính. Trang 3
  4. B. Bộ nhớ trong lưu trữ ít thông tin hơn bộ nhớ ngoài. C. Dữ liệu trên bộ nhớ trong sẽ bị mất nếu tắt máy hay mất điện, còn bộ nhớ ngoài thì không.  D. Bộ nhớ trong nhỏ gọn hơn bộ nhớ ngoài. Câu 44: Sự khác nhau về bản chất giữa bộ nhớ RAM và ROM là: A. Bộ nhớ ROM không thể truy cập ngẫu nhiên, bộ nhớ RAM có thể truy cập ngẫu nhiên. B. Bộ nhớ RAM có thể ghi và đọc được thông tin. C. Người dùng không thể thay đổi được nội dung của bộ nhớ ROM. D. Tất cả các phương án trên.  Câu 45: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Bộ nhớ của máy tính được chia thành 2 phần: Bộ nhớ chỉ đọc, bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. B. Bộ nhớ của máy tính được chia thành 2 phần: ROM và RAM. C. Bộ nhớ của máy tính được chia thành 2 loại chính: Bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.  D. Bộ nhớ ngoài của máy tính được chia thành 2 phần: Bộ nhớ chỉ đọc và bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Câu 46: Sự giống nhau cơ bản giữa bộ nhớ ngoài và bộ nhớ RAM là: A. Đều có thể đọc và ghi thông tin.  B. Đều mất thông tin khi mất điện đột ngột. C. Đều có thể ghi lại thông tin. D. Đều dùng làm bộ đệm phục vụ quá trình xử lý. Câu 47: ROM là bộ nhớ dùng để: A. Lưu trữ các dữ liệu của người dùng. B. Chứa các chương trình hệ thống, được hãng sản xuất cài đặt sẵn, người dùng không thay đổi được.  C. Lưu trữ tạm thời các dữ liệu của chương trình ứng dụng. D. Tất cả đều sai. Câu 48: Các thông tin trong bộ nhớ ROM: A. Có thể bị phá hủy bởi các chương trình của người sử dụng. B. Bị mất hết khi nguồn điện bị cắt đột ngột. C. Chỉ cho phép đọc mà không được sửa đổi.  D. Có thể bị ảnh hưởng bởi các loại Virus máy tính. Câu 49: Bộ nhớ RAM của máy tính là nơi: A. Chứa dữ liệu dạng hình ảnh. B. Chứa dư liêu c ̃ ̣ ủa người sử dụng. C. Chứa dư liêu c ̃ ̣ ủa các chương trình một cách tạm thời trong quá trình làm việc.  D. Chứa các chương trình và dư liêu m ̃ ̣ ột cách lâu dài. Câu 50: Đặc điểm nào sau đây trong bộ nhớ ROM là đúng: A. Chỉ sử dụng mà không thể thêm hay xóa.  B. Khi tắt máy thông tin sẽ mất đi tất cả. C. Là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. D. Cả A, B đều đúng. Câu 51:  Bộ nhớ trong bao gồm: A. Đĩa cứng, RAM và ROM. B. ROM và đĩa cứng. C. Đĩa cứng và RAM. D. RAM và ROM.  Câu 52: Các chương trình ứng dụng trên máy tính điện tử được lưu trữ trong: A. Bộ nhớ ROM. B. Bộ nhớ RAM. C. Các ổ đĩa.  D. Các thiết bị xuất. Câu 53: Khi mất điện, thông tin lưu trữ trong thành phần nào sau đây bị mất: A. Đĩa cứng. B. ROM. C. RAM.  D. CPU. Câu 54: Đang sử dụng máy tính, nếu bị mất nguồn điện thì: A. Thông tin trong bộ nhớ trong bị mất hết. B. Thông tin trên RAM bị mất, thông tin trên ROM không bị mất.  C. Thông tin trên các ổ đĩa sẽ bị mất. D. Thông tin được lưu trữ lại trong màn hình. Câu 55: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất: Trang 4
  5. A. Các thiết bị xuất gồm: bàn phím, chuột, loa… B. Các thiết bị xuất gồm: bàn phím, màn hình, máy in… C. Các thiết bị nhập gồm: bàn phím, chuột, máy quét…  D. Các thiết bị nhập gồm: bàn phím, chuột, màn hình… Câu 56: Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là: A. Hình ảnh. B. Văn bản. C. Dãy bit.  D. Dãy số thập phân. Câu 57: Đĩa từ bao gồm: A. Hard Disk. B. Floppy Disk. C. Compact Disk. D. Cả A, B đều đúng.  Câu 58: Bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị: A. Đĩa cứng, đĩa mềm. B. Các loại đĩa từ, băng từ. C. Đĩa CD, đĩa Flash. D. Tất cả đều đúng.  Câu 59: Ổ đĩa mềm có chức năng: A. Ghép nối dữ liệu của 2 đĩa mềm rồi ghi lại trên một đĩa. B. Bộ điều khiển đọc/ghi một đĩa mềm.  C. Bộ điều khiển đọc/ghi nhiều đĩa mềm một lúc. D. Tự động diệt Virus trên đĩa mềm. Câu 60: Thiết bị nào sau đây không thuộc về bộ nhớ ngoài của máy tính? A. Floppy Disk. B. Monitor.  C. Hard Disk. D. Flash Disk. Câu 61: Các thành phần nào sau đây thuộc phần cứng của máy tính? A. Hệ soạn thảo văn bản. B. Màn hình, CPU, đĩa  cứng.  C. Hệ điều hành Windows, DOS, Linux. D. Tất cả đều đúng Câu 62: Đây là thiết bị gì? A. Bảng điều khiển ngoại vi. B. Bo mạch chủ.  C. Ổ đĩa cứng máy tính. D. Khe tích hợp. Câu 63: Đây là thiết bị gì? A. RAM. B. Bo mạch chủ. Trang 5
  6. C. Ổ đĩa cứng máy tính.  D. Ổ đĩa mềm máy tính. Câu 64: Thiết bị nào sau đây là bộ nhớ trong: A.  B. C.  D. Câu 65: Máy in (Printer) thuộc thành phần nào của phần cứng máy tính? A. Thiết bị xuất.  B. Thiết bị đầu cuối. C. Thiết bị nhập. D. Thiết bị xử lý in. Câu 66: Đĩa cứng thuộc thành phần nào của phần cứng máy tính? A. Bộ nhớ mở rộng. B. Bộ lưu trữ. C. Bộ nhớ trong. D. Bộ nhớ ngoài.  Câu 67: Thiết bị xuất gồm có: A. Máy in, loa, màn hình. B. Máy quét, bàn phím, chuột. C. Máy quét, loa, màn hình. D. Máy in, chuột, màn hình. Câu 68: Thiết bị nhập gồm có: A. Máy in, loa, màn hình. B. Máy quét, bàn phím, chuột.  C. Máy vẽ, loa, màn hình. D. Máy in, chuột, màn  hình. Câu 69: Thiết bị nào sau đây vừa là thiết bị nhập vừa là thiết bị xuất: A. Màn hình. B. Loa máy tính. C. Chuột. D. Modem.  Câu 70: Nhóm nào dưới đây bao gồm các thiết bị được xếp vào cùng loại: A. Máy in, máy vẽ, màn hình, loa.  B. Màn hình, bàn phím, chuột, máy in. C. Bàn phím, chuột, máy in, máy vẽ. D. Màn hình, micro, máy quét, chuột. Câu 71: Đặc trưng nào sau đây biểu thị độ mịn của hình ảnh trên màn hình máy tính? A. Số hình trên giây. B. Số lượng màu. C. Độ phân giải.  D. Bitrate. Câu 72: Độ phân giải của màn hình là 640 480 có nghĩa là: A. Màn hình có 640 dòng, mỗi dòng có 480 pixel. B. Màn hình có 640 cột và 480 dòng. C. Màn hình có 480 dòng, mỗi dòng có 640 pixel.  D. Màn hình có 480 cột và 640 dòng. Câu 73: Nguyên lý lưu trữ dữ liệu trên đĩa mềm, đĩa cứng là nguyên lý nào sau đây? A. Quang học. B. Từ tính.  C. Cảm biến. D. Tất cả đều sai. Câu 74: Nguyên lý lưu trữ dữ liệu trên đĩa CD/DVD là nguyên lý nào sau đây? A. Quang học.  B. Từ tính. C. Cảm biến. D. Tất cả đều sai. Câu 75: Dung lượng lưu trữ thông thường của một đĩa mềm là bao nhiêu? A. 1.4 MB.  B. Từ 5 MB đến 10 MB. C. Từ 10 MB đến 100 MB. D. Trên 100 MB. Câu 76: Dung lượng lưu trữ thông thường của một đĩa CD (đường kính 12cm) là bao nhiêu? A. 1.4MB. B. Từ 100 MB đến 500MB. C. Từ 600MB đến 700MB.  D. 4.7 GB. Câu 77: Phần mềm không thể thiếu đối với máy tính là: Trang 6
  7. A. Phần mềm soạn thảo. B. Phần mềm hệ thống.  C. Phần mềm ứng dụng. D. Phần mềm ngôn ngữ. Câu 78: Phần mềm ứng dụng gồm có: A. Word, Pascal, Access. B. Word, Excel, PowerPoint.  C. Windows, Word, Excel. D. Access, Excel, Pascal. Câu 79: Các loại phần mềm nào sau đây thuộc phần mềm ứng dụng? A. Phần mềm sản xuất kinh doanh, phần mềm dịch chương trình. B. Phần mềm giải trí, phần mềm giáo dục.  C. Phần mềm sản xuất kinh doanh, ngôn ngữ PASCAL, C++. D. Phần mềm khoa học kỹ thuật, phần mềm MS­DOS, Windows. Câu 80: Phần mềm ứng dụng có tác dụng gì? A. Hỗ trợ và nâng cao hiệu quả sử dụng máy tính.  B. Điều khiển các phần mềm khác. C. Cung cấp dịch vụ cho các phần mềm khác. D. Tất cả đều đúng. Câu 81: Các thiết bị thuộc phần cứng của máy tính được điều khiển bởi: A. Ngôn ngữ lập trình. B. Các phần mềm ứng dụng. C. Người sử dụng. D. Hệ điều hành.  Hệ điều hành Microsoft Windows Câu 82: Hệ thống các chương trình đảm nhận chức năng làm môi trường trung gian giữa người sử dụng và  phần cứng của máy tính được gọi là: A. Phần mềm. B. Hệ điều hành.  C. Các loại trình dịch trung gian. D. Tất cả đều đúng. Câu 83: Hệ điều hành là: A. Phần mềm hệ thống trên máy tính. B. Hệ thống các chương trình đóng vai trò trung gian giữa người dùng và phần cứng máy tính. C. Phần mềm giúp người dùng và máy tính trao đổi thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. D. Tất cả đều đúng.  Câu 84: Hệ điều hành: A. Là phần mềm được cài đặt trên máy tính để điều hành, quản lý tất cả các hoạt động của máy tính.  B. Là phần mềm có sẵn trên mọi máy tính cá nhân. C. Do hãng Microsoft độc quyền xây dựng và phát triển. B. Không cần phải cài đặt nếu người sử dụng chỉ dung máy tính cá nhân để soạn thảo. Câu 85: Người sử dụng và máy tính giao tiếp thông qua: A. Bàn phím và chuột. B. Hệ điều hành.  C. Màn hình. D. Tất cả đều đúng. Câu 86: Các dữ liệu của hệ điều hành thường được lưu trữ trong: A. CPU. B. RAM. C. Bộ nhớ ngoài.  D. ROM. Câu 87: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất? A. Mỗi hệ điều hành phải có một thành phần để kết nối Internet, trao đổi e­mail. B. Hệ điều hành cung cấp môi trường giao tiếp giữa người dùng và hệ thống.  C. Hệ điều hành thường được cài đặt sẵn từ khi sản xuất máy tính. D. Tất cả đều đúng. Câu 88: Lựa chọn nào sau đây chỉ ra sự khác biệt giữa phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ điều hành: A. Phần mềm ứng dụng cần nhiều không gian trong ổ cứng để chạy hơn phần mềm hệ điều hành. B. Phần mềm hệ điều hành cần phần mềm ứng dụng để chạy. C. Phần mềm ứng dụng cần phần mềm hệ điều hành để chạy.  Trang 7
  8. D. Phần mềm ứng dụng cần nhiều bộ nhớ để chạy hơn phần mềm hệ điều hành. Câu 89: Tính năng quan trọng nhất của hệ điều hành là gì? A. Điều khiển bàn phím. B. Điều khiển màn hình. C. Quản lý bộ nhớ. D. Làm nền tảng cho các ứng dụng khác thực thi.  Câu 90: Khi khởi động máy tính, phần mềm nào sẽ được thực hiện trước? A. Phần mềm gõ tiếng Việt. B. Hệ điều hành.  C. Chương trình diệt Virus máy tính. D. Phần mềm MS Word, MS Excel. Câu 91: Hệ điều hành được khởi động: A. Trước khi các chương trình ứng dụng được thực hiện.  B. Sau khi chương trình ứng dụng được thực hiện. C. Trong khi các chương trình ứng dụng được thực hiện. D. Tất cả đều sai. Câu 92: Trong môi trường Windows XP, ta có thể chạy cùng lúc: A. Nhiều chương trình ứng dụng khác nhau.  B. 2 chương trình. C. Chỉ chạy một chương trình. D. Tất cả đều sai. Câu 93: Microsoft Windows là hệ điều hành với giao diện đồ họa có nghĩa là: A. Có các màn hình giao tiếp với người sử dụng rất thân thiện và dễ sử dụng. B. Có các màn hình giao tiếp với người sử dụng được xây dựng từ các thành phần đồ họa đẹp, có tính  thẩm mỹ cao. C. Có các màn hình giao tiếp với người dùng gồm các biểu tượng và cửa sổ. D. Tất cả đều đúng.  Câu 94: Nhấp chuột phải vào ổ đĩa D: trong cửa sổ My Computer và chọn menu Format có mục đích: A. Xem các thông tin chi tiết về ổ đĩa D: B. Thực hiện chức năng định dạng lại ổ đĩa D:  C. Thực hiện chức năng sao chép dữ liệu của ổ đĩa D: D. Thực hiện chức năng phân vùng cho ổ đĩa D: Câu 95: Thao tác nhấp chuột phải vào biểu tượng của thư mục/tập tin và chọn Properties là để: A. Xem thuộc tính thư mục/tập tin.  B. Sao chép thư mục/tập tin. C. Đổi tên thư mục/tập tin. D. Xoá thư mục/tập tin. Câu 96: Trong Tin học, tập tin (file) là khái niệm chỉ: A. Một văn bản chứa các thông tin do người dùng tạo ra. B. Một đơn vị lưu trữ thông tin cơ bản. C. Tập hợp các thông tin có cùng bản chất được lưu trữ trên đĩa từ.  D. Một gói tin chứa các thông tin có cùng bản chất. Câu 97: Trong Tin học, tập tin (file) là gì? A. Là tất cả thông tin được lưu giữ trong các bộ nhớ của máy tính. B. Là một vùng trong ổ cứng của máy tính dùng để lưu giữ thông tin. C. Là một tập hợp thông tin có liên quan với nhau được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài.  D. Là một thiết bị trong máy tính được hệ điều hành điều khiển, dùng để lưu giữ và xử lý thông tin. Câu 98: Trong Tin học, thư mục (folder) là một: A. Tập tin đặc biệt không có phần mở rộng. B. Tập hợp các tập tin và thư mục con.  C. Phần ổ đĩa chứa một tập hợp các tập tin. D. Mục lục để tra cứu thông tin. Câu 99: Trong Windows, muốn xem tổ chức các tập tin và thư mục trên đĩa, ta có thể sử dụng: A. My Computer hoặc Windows Explorer.  B. My Computer hoặc Recycle Bin. C. Windows Explorer hoặc Recycle Bin. D. My Computer hoăc My Network Places. Câu 100:Trong hệ điều hành Windows, tên của thư mục được đặt: A. Bắt buộc phải dùng chữ in hoa để đặt tên thư mục. Trang 8
  9. B. Bắt buộc không được có phần mở rộng. C. Thường được đặt theo quy cách đặt phần tên của tâp tin.  ̣ D. Bắt buộc phải có phần mở rộng. Câu 101:Muốn khởi động chương trình Windows Explorer, người dùng có thể: A. Nhấp chuột phải vào biểu tượng My Computer trên Desktop, chọn Explore. B. Nhấp chuột phải vào menu Start, chọn Explore. C. Nhấn tổ hợp phím  + E. D. Tất cả đều đúng.  Câu 102:Muốn khởi động chương trình Windows Explorer, người dùng có thể: A. Nhấn tổ hợp phím  + E.  B. Nhấp chuột phải vào menu Start, chọn Open. C. Nhấp đúp chuột vào biểu tượng My Computer. D. Tất cả đều đúng. Câu 103:Chọn phát biểu đúng: A. Hình dạng của con trỏ chuột có thể thay đổi được.  B. Trong Windows, nhấn Shift + Delete để xóa tập tin thì vẫn phục hồi được. C. Tất cả đều sai. Câu 104:Đối tượng nào sau đây trực tiếp chứa dữ liệu của máy tính? A. Thư mục. B. Ổ đĩa.  C. Tập tin. D. CPU. Câu 105:Trong Windows, thao tác nào sau đây dùng để tạo mới một thư mục: A. Vào menu File \ New \ Folder.  B. Vào menu File \ New. C. Vào menu File \ Create New Shotcut. D. Vào menu Edit \ New \ Folder. Câu 106:Trong Windows, để chọn một lúc các file/folder nằm liền nhau trong một danh sách, ta thực hiện: A. Giữ phím Ctrl và nhấp chuột vào từng mục muốn chọn trong danh sách. B. Giữ phím Alt và nhấp chuột vào từng mục muốn chọn trong danh sách. C. Nháy chuột ở mục đầu, ấn và giữ Shift nhấp chuột ở mục cuối.  D. Giữ phím Tab và nhấp chuột vào từng mục muốn chọn trong danh sách. Câu 107:Trong Windows, để chọn một lúc các file/folder nằm không kề nhau trong một danh sách, ta thực  hiện: A. Giữ phím Ctrl và nhấp chuột vào từng mục muốn chọn trong danh sách.  B. Giữ phím Alt và nhấp chuột vào từng mục muốn chọn trong danh sách. C. Nháy chuột ở mục đầu, ấn và giữ Shift nhấp chuột ở mục cuối. D. Giữ phím Tab và nhấp chuột vào từng mục muốn chọn trong danh sách. Câu 108:Trong Windows Explorer, phát biểu nào sau đây là sai? A. Tổ hợp phím Ctrl + A tương đương với menu lệnh Edit \ Select All. B. Tổ hợp phím Ctrl + C tương đương với menu lệnh Edit \ Cut.  C. Tổ hợp phím Ctrl + V tương đương với menu lệnh Edit \ Paste. D. Tổ hợp phím Alt + F4 tương đương việc đóng cửa sổ Windows Explorer. Câu 109:Thực hiện trình tự các thao tác nào để sao chép đối tượng: A. Chọn đối tượng, giữ phím Shift và kéo sang folder muốn sao chép đến. B. Chọn đối tượng, nhấn Ctrl + C, mở folder muốn sao chép đến, nhấn Ctrl + X. C. Chọn đối tượng, nhấn Ctrl + C, mở folder muốn sao chép đến, nhấn Ctrl + V.  D. Chọn đối tượng, nhấn Ctrl + X, mở folder muốn sao chép đến, nhấn Ctrl + V. Câu 110:Trong Windows, Shortcut có ý nghĩa gì? A. Tạo đường tắt để truy cập nhanh.  B. Là một thư mục có chứa tập tin khởi động chương trình. C. Là một chương trình trên màn hình Desktop. Trang 9
  10. D. Tất cả đều sai. Câu 111:Chúng ta sử dụng chương trình nào của Windows để quản lý các tập tin và thư mục? A. Microsoft Office. B. Accessories. C. Control Panel. D. Windows Explorer.  Câu 112:Trong Windows, phím tắt nào giúp bạn truy cập nhanh menu Start để có thể Shutdown máy? A. Alt + Esc. B. Ctrl + Esc.  C. Ctrl + Alt + Esc. D. Tất cả đều sai. Câu 113:Tổ hợp phím nào có chức năng xem màn hình Desktop? A. Shift + D. B. Alt + D. C. Ctrl + D. D.  + D.  Câu 114:Trong Windows Explorer, để trình bày nội dung folder theo dạng danh sách, ta chọn menu lệnh: A. View \ Tiles. B. View \ List.  C. View \ Details. D. View \ Icon. Câu 115:Trong Windows Explorer, để hiển thị các thông tin về kích thước, ngày giờ khởi tạo của các tập tin,  ta chọn menu lệnh: A. View \ Details.  B. View \ List. C. File \ Rename. D. File \ Properties. Câu 116:Trong Windows XP, để đổi tên biểu tượng My Computer thành “May Tinh Cua Toi”, ta thực hiện: A. Bấm phải chuột tại My Computer, chọn Rename, nhập tên mới và bấm Enter.  B. Bấm trái chuột tại My Computer 2 lần, bấm phím F2, nhập tên mới và bấm Enter. C. Bấm trái chuột tại My Computer, bấm phím F12, nhập tên mới và bấm Enter. D. Không thực hiện được Câu 117:Trong Windows XP, vị trí mặc định của thanh Taskbar là: A. Bên phải màn hình. B. Bên trái màn hình. C. Dưới đáy màn hình.  D. Lề bên trên màn hình. Câu 118:Có mấy loại cửa sổ folder trong Windows XP? A. 10. B. 64. C. 26. D. 1.  Câu 119:Có thể có tối đa bao nhiêu phân vùng ổ đĩa trong máy tính? A. Không giới hạn. B. 26. C. 2. D. 24.  Câu 120:Có thể gắn tối đa bao nhiêu ổ đĩa mềm trong máy tính? A. Không giới hạn. B. 26. C. 2.  D. 24. Câu 121:Một hệ thống máy tính có bao nhiêu ổ đĩa? A. Một ổ đĩa mềm và một ổ đĩa cứng. B. Một ổ đĩa mềm và hai ổ đĩa cứng. C. Một ổ đĩa mềm, một ổ đĩa cứng và một ổ CD­ROM. D. Tuỳ theo sự lắp đặt.  Câu 122:Trong Windows, để lưu nội dung màn hình vào bộ nhớ Clipboard ta sử dụng phím nào? A. Ctrl + C. B. Ctrl + Ins C. Print Screen.  D. Ins. Câu 123:Trong cửa sổ My Computer, để xem thông số đĩa C, ta bấm phải chuột tại đĩa C và chọn: A. View. B. Show. C. Manage. D. Properties.  Câu 124:Windows XP là hệ điều hành phổ biến dùng cho: A. Máy PC.  B. Máy tính lớn. C. Siêu máy tính. D. Máy Server. Câu 125:Đơn vị nào sau đây dùng để biểu thị dung lương thông tin của tập tin: A. Bps. B. Byte.  C. Bitrate. D. Kilobit. Câu 126:Tại màn hình Desktop trong Windows XP, để tắt máy ta thực hiện: A. Bấm Alt + F4, chọn U. B. Vào menu Start \ Turn  Off Computer, chọn U. C. Bấm phím  chọn U, chọn U. D. Tất cả đều đúng.  Câu 127:Tại màn hình Desktop trong Windows XP, để khởi động lại máy ta thực hiện: A. Bấm Alt + F4, chọn R. B. Vào menu Start \ Turn  Off Computer, chọn R. C. Cả 2 câu A, B đều đúng.  D. Cả 2 câu A, B đều sai. Trang 10
  11. Câu 128:Chế độ nào sau đây dùng để tạm dừng làm việc với máy tính trong một khoảng thời gian ngắn (khi  cần làm việc trở lại chỉ cần di chuyển chuột hoặc ấn phím bất kỳ)? A. Restart. B. Shut down. C. Stand by.  D. Restart in MS­DOS Mode. Câu 129:Trong Windows XP, những biểu tượng nào có trong Control Panel? A. Fonts, Display, My Computer. B. System, Display, Fonts. C. Mouse, Keyboard, Monitor. D. Fonts, Mouse, Recycle Bin. Câu 130:Trong Windows, để di chuyển cửa sổ ta đưa chuột đến: A. Thanh tiêu đề.  B. Thanh trạng thái. ̣ C. Thanh cuôn ngang, d ọc. D. Đường viền cửa sổ. Câu 131:Trong Windows, khi trỏ chuột và bấm kéo chuột tại viền hay góc của cửa sổ sẽ cho phép: A. Di chuyển cửa sổ. B. Đóng cửa sổ. C. Thay đổi kích thước cửa sổ.  D. Thu nhỏ cửa sổ. Câu 132:Trong Windows Explorer, thao tác nào phải dùng đến menu lệnh File? A. Đổi tên thư mục. B. Mở thư mục. C. Tạo thư mục mới. D. Tất cả đều đúng.  Câu 133:Trong Windows Explorer, thao tác nào sau đây phải dùng đến menu lệnh Edit: A. Mở một thư mục. B. Xóa một thư mục. C. Đổi tên một thư mục. D. Sao chép một thư mục.  Câu 134:Để thoát Windows Explorer, ta chọn menu lệnh: A. File \ Close.  B. Windows \ Exit. C. File \ Exit. D. Windows \ Close. Câu 135:Phần đầu của tên tập tin có độ dài không quá bao nhiêu ký tự? A. 1. B. 3. C. 256.  D. Không giới hạn. Câu 136:Phần mở rộng của tên tập tin thể hiện: A. Kích thước của tập tin. B. Kiểu tập tin.  C. Ngày giờ thay đổi tập tin. D. Tên thư mục chứa tập tin. Câu 137:Trong Windows, tên tập tin nào sau đây sai quy tắc? A. Thoi?lai.DOC  B. Angle_Monkey.PAS C. Tinhoc.XLS D. My Computer.TXT Câu 138:Trong một ổ đĩa thì tên một thư mục có thể: A. Trùng với tên thư mục khác trong một ổ đĩa khác. B. Trùng với phần tên của một tập tin trong cùng ổ đĩa. C. Trùng với tên thư mục con. D. Tất cả đều đúng.  Câu 139:Cách tổ chức thư mục và tập tin trong hệ điều hành Windows không cho phép: A. Thư mục mẹ và thư mục con có tên trùng nhau. B. Một đĩa cứng vật lý có thể phân chia thành nhiều phân vùng ổ đĩa logic. C. Trong một thư mục có cả thư mục con và tập tin. D. Tạo một tập tin có chứa thư mục con.  Câu 140:Tập tin có phần mở rộng dạng .COM hoặc .EXE thuộc dạng: A. Tập tin văn bản. B. Tập tin thực thi.  C. Tập tin âm thanh. D. Tập tin hình ảnh. Câu 141:Tập tin có phần mở rộng dạng .DOC, .WAV hoặc .TXT thuộc dạng: A. Tập tin văn bản. B. Tập tin không thực thi.  C. Tập tin âm thanh. D. Tập tin hình ảnh. Câu 142:Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Có thể biết được một tập tin trên đĩa CD có kích thước là bao nhiêu Byte. B. Có thể tạo biểu tượng tắt (Shortcut) cho tập tin và thư mục. C. Có thể xoá thư mục trên đĩa CD bằng cách chọn thư mục và nhấn phím Delete.  Trang 11
  12. D. Thư mục có thể chứa thư mục con và tập tin. Câu 143:Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Có thể xóa thư mục trên CD­ROM bằng cách chọn thư mục và nhấn phím Delete. B. Có thể sao chép thư mục trên CD­ROM vào máy tính.  C. Có thể đổi tên thư mục trên CD­ROM bằng cách nhấn chuột phải vào thư mục và chọn Rename. D. Tất cả đều đúng. Câu 144:Trong Windows XP, muốn khóa thanh Taskbar ta thực hiện: A. Bấm phải chuột tại Taskbar, chọn Properties, chọn Lock the taskbar. B. Bấm phải chuột tại Taskbar, chọn Lock the Taskbar. C. Cả 2 câu A, B đều đúng.  D. Cả 2 câu A, B đều sai. Câu 145:Trong Windows Explorer, muốn xóa thư mục/tập tin đang được chọn, ta có thể thực hiện: A. Vào menu File, chọn Delete. B. Nhấn phím Delete trên bàn phím. C. Nhấp chuột phải, chọn Delete. D. Tất cả đều đúng.  Câu 146:Trong Windows, để khôi phục lại đối tượng đã xóa trong Recycle Bin, ta chọn đối tượng và thực  hiện: A. Chọn menu File \ Copy. B. Chọn menu File \ Open. C. Chọn menu File \ Restore.  D. Chọn menu File \ Move To Folder. Câu 147:Trong Windows, để xóa thư mục/tập tin không vào thùng rác, ta làm theo cách nào? A. Nhấn tổ hợp phím Alt + Delete. B. Nhấn phím Delete. C. Nhấn tổ hợp phím Shift + Delete.  D. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Delete. Câu 148:Hệ điều hành đa nhiệm trên máy tính cho phép: A. Chạy nhiều hệ điều hành đồng thời. B. Chạy nhiều ứng dụng đồng thời.  C. Cho phép nhiều người dùng sử dụng một máy tính. Câu 149:Khái niệm về đa nhiệm nhiều người sử dụng là: A. Các chương trình phải được thực hiện lần lượt và mỗi lần làm việc chỉ có một người sử dụng  được đăng nhập vào hệ thống. B. Tại mỗi thời điểm chỉ có một người sử dụng đăng nhập vào hệ thống, nhưng có thể kích hoạt cho  hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình. C. Cho phép nhiều người sử dụng được đăng ký vào hệ thống, người sử dụng có thể cho hệ thống  thực hiện đồng thời nhiều chương trình.  Câu 150:Để tận dụng hiệu quả tính đa nhiệm của hệ điều hành, người dùng nên: A. Chạy tối đa các ứng dụng đồng thời. B. Chỉ luôn chạy một ứng dụng. C. Chạy đồng thời với số lượng tối thiểu các chương trình cần thiết.  Câu 151:Tổ hợp hai phím Alt + Tab dùng để: A. Thoát cửa sổ. B. Phóng to cửa sổ. C. Chuyển đổi giữa các cửa sổ chương trình.  D. Thu nhỏ cửa sổ xuống thanh Taskbar. Câu 152:Để chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng đang mở trong Windows, ta nhấn tổ hợp phím: A. Alt + Tab.  B. Ctrl + Tab. C. Shift + Tab. D. Space + Tab. Câu 153:Tổ hợp hai phím Alt + F4 dùng để: A. Thoát cửa sổ.  B. Phóng to cửa sổ. C. Chuyển đổi giữa các cửa sổ chương trình. D. Thu nhỏ cửa sổ xuống thanh Taskbar. Câu 154:Trong Windows, để đóng cửa sổ hiện hành, ta thực hiện: A. Nhấn nút Close (X) trên thanh tiêu đề. B. Nhấn tổ hợp phím Alt + F4. Trang 12
  13. C. Nhấp chuột phải trên thanh tiêu đề, chọn Close. D. Tất cả đều đúng.  Câu 155:Phương án nào sau đây không cho phép thoát ra khỏi ứng dụng đang hoạt động trong hệ điều hành  Windows? A. Bấm tổ hợp phím Alt + F4. B. Vào menu File, chọn Exit hoặc Quit. C. Bấm vào nút Close (X) trên thanh tiêu đề. D. Nhấn tổ hợp phím Ctrl+I.  Câu 156:Control Panel dùng để: A. Quản lý ổ đĩa. B. Quản lý tập tin, thư mục. C. Quản lý chương trình ứng dụng. D. Sửa đổi các thiết lập của Windows.  Câu 157:Chương trình Windows Explorer dùng để: A. Quản lý ổ đĩa. B. Quản lý tập tin, thư mục.  C. Quản lý chương trình ứng dụng. D. Sửa đổi các thiết lập của Windows. Câu 158:Chương trình Windows Explorer không thực hiện được việc nào sau đây: A. Đổi tên tập tin. B. Xóa thư mục. C. Sao chép một phần tập tin.  D. Di chuyển thư mục. Câu 159:Chương trình cho phép định lại cấu hình hệ thống, thay đổi môi trường làm việc cho phù hợp là: A. Display. B. Control panel.  C. Sreensaver. D. Tất cả đều có thể. Câu 160:Chương trình ứng dụng nào dưới đây là trình ứng dụng chuẩn của Windows: A. Paint.  C. Microsoft Excel. B. Microsoft Word. D. VietKey. Câu 161:Chức năng nào sau đây không được coi là chức năng chính của hệ điều hành? A. Quản lí tập tin, thư mục. B. Điều khiển các thiết bị ngoại vi. C. Biên dịch chương trình.  D. Đảm bảo giao tiếp giữa người dùng và máy tính. Trang 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2