intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chăm sóc trẻ bị chàm thể tạng tại nhà

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

74
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chàm thể tạng là bệnh viêm da mạn tính, không lây, thường xảy ra trên cơ địa có tiền sử bản thân hay gia đình bị suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, hay viêm da thể tạng. Bệnh thường khởi phát ở nhũ nhi hay trẻ nhỏ và khó chữa hết dứt điểm, nhưng có thể kiểm soát tốt để nâng cao chất lượng cuộc sống. Một số lưu ý dưới đây giúp chăm sóc trẻ bị chàm thể tạng ở nhà. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chăm sóc trẻ bị chàm thể tạng tại nhà

  1. Chăm sóc trẻ bị chàm thể tạng tại nhà Chàm thể tạng là bệnh viêm da mạn tính, không lây, thường xảy ra trên cơ địa có tiền sử bản thân hay gia đình bị suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, hay viêm da thể tạng. Bệnh thường khởi phát ở nhũ nhi hay trẻ nhỏ và khó chữa hết dứt điểm, nhưng có thể kiểm soát tốt để nâng cao chất lượng cuộc sống. Một số lưu ý dưới đây giúp chăm sóc trẻ bị chàm thể tạng ở nhà.
  2. Tổn thương chàm ở bàn tay Vệ sinh - tắm rửa: - Tắm nước ấm, không quá 2 lần mỗi ngày, thời gian tắm không quá 15 phút. - Dùng sữa tắm dịu-nhẹ, có pH trung tính hay acid nhẹ (pH = 4,5 - 6,5), thích hợp riêng cho da bị chàm. - Lau khô trẻ sau tắm bằng khăn tắm mềm, mịn, không chà mạnh lên da bé. - Thoa chất giữ ẩm (vaselin, physiogel, cetaphil, oilatum...) thường xuyên, trong vòng 3 phút ngay sau tắm, ngày 3 - 4 lần.
  3. - Khi tắm hồ, tắm biển, nên tắm trước và sau khi bơi bằng nước sạch, để hạn chế khô da do nước biển và kích ứng da do chất cloride dùng để sát trùng trong hồ bơi. - Không nên tiếp xúc xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, nước hoa. Áo quần: - Mặc quần áo, găng tay, vớ chân bằng chất liệu 100% cotton để thấm tốt mồ hôi và cho da bé thông thoáng, “dễ thở”. - Không mặc đồ quá chật, hay vải bằng len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da. Tránh cào gãi: - Cắt ngắn móng tay, móng chân để tránh bé ngứa, gãi làm tăng nhiễm trùng da. - Nếu trẻ cào gãi nhiều, nên mang vớ chân, găng tay cho bé để hạn chế cào gãi. Phòng ốc: - Phòng thông thoáng, không khói thuốc, không nước hoa, không thú nuôi.
  4. - Không để nhiệt độ phòng quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm quá thấp. Ăn uống: - Chỉ kiêng cữ một số thực phẩm nào làm bệnh chàm của bé nặng hơn. - Uống nhiều nước. - Vệ sinh mặt, miệng sau mỗi lần ăn hay bú sữa. Tâm lý: - Tạo tâm lý cho trẻ và gia đình luôn vui tươi, thoải mái. - Tránh căng thẳng, nhất là trong các đợt thi cử, học hành. Chú ý: - Không hôn gần vị trí tổn thương da của bé, vì dễ tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đặc biệt, người có bệnh thủy đậu, viêm da Herpes, lở môi-miệng, tuyệt đối tránh gần bé vì dễ gây cho bé bị bệnh mụn mủ dạng thủy đậu, là bệnh nặng, có nhiều biến chứng nguy hiểm. - Không chích ngừa vắc-xin thủy đậu trong giai đoạn tiến triển của bệnh chàm, vì có thể đưa đến biến chứng bệnh mụn mủ dạng thủy đậu.
  5. - Không tự ý dùng thuốc, nhất là corticoid vì có nhiều tai biến và tác dụng phụ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2