intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chiêng đồng - một nhac cụ truyền thống lâu đời

Chia sẻ: Truong Thinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

218
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chiêng đồng (hay còn gọi là cồng) là loại nhạc khí rất thông dụng ở nước ta từ rất lâu đời. Vào thời Hùng Vương, chiêng đồng đã được phổ biến trong dân gian. Trên các trống đồng cổ nhất như Ngọc Lũ, Hoàng Hạ... cách đây gần ba nghìn năm có khắc hình người đánh chiêng trong những nhà sàn thấp mái, hình vòng cung, mỗi dàn có từ tám đến mười chiêng. Người đánh chiêng đứng giữa hai dàn chiêng, hai tay cầm hai dùi đánh chiêng treo ở hai bên. Đáng chú ý là người đánh chiêng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chiêng đồng - một nhac cụ truyền thống lâu đời

  1. Chiêng đồng - một nhac cụ truyền thống lâu đời Chiêng đồng (hay còn gọi là cồng) là loại nhạc khí rất thông dụng ở nước ta từ rất lâu đời. Vào thời Hùng Vương, chiêng đồng đã được phổ biến trong dân gian. Trên các trống đồng cổ nhất như Ngọc Lũ, Hoàng Hạ... cách đây gần ba nghìn năm có khắc hình người đánh chiêng trong những nhà sàn thấp mái, hình vòng cung, mỗi dàn có từ tám đến mười chiêng. Người đánh chiêng đứng giữa hai dàn chiêng, hai tay cầm hai dùi đánh chiêng treo ở hai bên. Đáng chú ý là người đánh chiêng ở đây mặc váy có vạt tỏa ra hai bên, chứng tỏ đó là một phụ nữ. Bên cạnh những người đánh chiêng là những người phụ nữ thổi khèn, hát múa... Điều đó nói lên vai trò phụ nữ rất quan trọng trong lĩnh vực âm nhạc và ca múa lúc bấy giờ. Nhiều dân tộc ở nước ta hiện nay hãy còn sử dụng chiêng rất phổ biến. Ơở người Kinh chiêng thường chỉ được dùng riêng hoặc đi kèm với trống cái dùng điểm nhịp trong nghi lễ đình đám ngày xưa. Trước cách mạng Tháng Tám, vùng Bắc Ninh còn có câu ca ca tụng ba thứ nhạc khí lớn có tiếng ở vùng này, và cũng là những thứ nhạc khí lớn ở miền Bắc nước ta: trống Chờ, chiêng Chõ, mõ Phù Lưu (làng Chờ thuộc huyện Yên Phong, làng Chõ và làng Phù Lưu thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cũ, nay là tỉnh Hà Bắc). Khác với người Kinh, người Mường và các dân tộc Tây Nguyên thường dùng chiêng cả bộ gồm nhiều chiếc lớn nhỏ khác nhau. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa tập hợp được đủ, các chiêng đồng theo bộ của nó, nhưng những dàn chiêng ít nhất cũng có từ năm chiếc trở lên. Có bộ chiêng dùng để đánh giai điệu. Có bộ dùng đệm từ nhỏ đến to, từ trầm đến cao, chủ yếu dùng trong các ngày hội hè vui chơi. Rất đáng chú ý là nhiều dàn chiêng Mường hiện đại vẫn còn giữ được đủ bộ tám chiếc vốn có từ thời Hùng Vương. Lý thú hơn nữa là trong các ngày hội của đồng bào Mường, người đánh chiêng cũng là phụ nữ. Những bộ chiêng, cồng có đinh âm là những cơ sở quan trọng rất cần thiết cho việc nghiên cứu hòa thanh của ngành âm nhạc Việt Nam. Chiêng đồng thường là thứ nhạc khí dùng trong hội hè dân gian, nhưng cũng dùng làm hiệu lệnh trong làng xã khi có những việc hệ trọng xảy ra như cháy, trộm cướp, vỡ đê, v.v... Có khi chiêng đồng trở thành vũ khí lợi hại thúc giục các chiến sĩ xông ra chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. Vùng Thanh Hóa còn truyền thuyết về chiến công lịch sử của Bà Triệu và câu ca dao: Ru con, con ngủ cho lành Để mẹ gánh nước rửa bành con voi Muốn coi lên núi mà coi Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng ! Trong phòng trưng bày "các phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỷ XVIII của viện Bảo tàng lịch sử có một cái chiêng đồng rất quý. Đó là cái chiêng của nghĩa quân Nguyễn Danh Phương (tức Quận Hẻo) dùng làm hiệu lệnh chiêu tập và cổ vũ quân sĩ chống lại bọn phong kiến thối nát Lê Trịnh. Chiêng này có đường kính 56 cm, thành chiêng cao 9,5 cm. Mặt chiêng hơi lõm xuống, ở giữa chiêng có một núm tròn dẹt đường kính 11,5 cm, núm chiêng cao 6,5 cm. Chiêng này tìm được ở Vực Tắm Voi vùng Thanh Lanh, Ngọc Bội nay thuộc xã Trung Mỹ huyện Bình xuyên tỉnh Vĩnh Phú là khu căn cứ của nghĩa quân Danh Phương. Đầu năm 1744, lực lượng nghĩa quân tập hợp quanh tiếng chiêng đồng của Quận Hẻo đã lớn mạnh tới hơn mười nghìn người. Nghĩa quân đã xây dựng khu căn cứ Ngọc Bội, Thanh Lanh ở chân núi Tam Đảo (Vĩnh Phú) và kiểm soát một vùng rộng lớn gồm phần đông bắc trấn Sơn
  2. Tây, một phần trấn Thái Nguyên và Tuyên Quang (tương đương với vùng đất của các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Sơn Bình, Hà Tuyên và Bắc Thái ngày nay). Với lực lượng lớn mạnh và khu căn cứ rộng lớn đó, Nguyễn Danh Phương đã chống lại tập đoàn phong kiến phản động Lê Trịnh trong suốt mười năm. Tiếng chiêng đồng của nghĩa quân Nguyễn Danh Phương đã ngân vang trong những ngày luyện quân, trong các dịp hội xuân, đặc biệt là những hội chiến thắng. Có thể nói, tiếng chiêng của nghĩa quân đã trở thành tiếng nhạc vui mừng, ca ngợi chiến thắng. Nhưng vai trò của chiêng đồng Thanh Lanh không chỉ có thế. Theo truyền thuyết mà nhân dân địa phương kể lại thì tiếng chiêng đồng đã trở thành hiệu lệnh kêu gọi quân sĩ tiến công khi quân phong kiến họ Trịnh vây hãm. Tiếng chiêng thiêng liêng đã thôi thúc, giục giã nghĩa quân làm phấn chấn tướng sĩ của Quận Hẻo trong hơn mười năm. Tómlại, chiêng đồng là một loại nhạc cụ gõ của dân tộc ta đã được truyền tụng từ mấy nghìn năm nay. Hiện nay, các đoàn văn công, đặc biệt là Đoàn ca nhạc dân tộc trung ương đang từng bước nghiên cứu đưa cồng này lên sân khấu. Vừa qua, Ty văn hóa Hà Sơn Bình cũng đã tổ chức "Hội cồng mùa xuân" của đồng bào Mường nhằm nghiên cứu, cải biên để phát huy tác dụng tích cực của loại nhạc cụ truyền thống dân tộc này, để góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa, văn nghệ mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2