intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chủ đề phụ nữ từ văn học dân gian đến văn học hiện đại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chủ đề phụ nữ từ văn học dân gian đến văn học hiện đại Việt Nam là một hành trình thú vị phản ánh sự chuyển biến trong nhận thức và vai trò của phụ nữ trong xã hội. Từ những hình ảnh người phụ nữ đảm đang, hy sinh trong ca dao, dân ca đến những nhân vật mạnh mẽ, độc lập trong các tác phẩm hiện đại, văn học Việt Nam đã khắc họa rõ nét tâm tư và khát vọng của phụ nữ qua các thời kỳ. Điều này không chỉ cho thấy sự phát triển của văn hóa và tư tưởng mà còn nhấn mạnh vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc xây dựng và bảo vệ giá trị văn hóa dân tộc. Bài viết này sẽ khám phá những biến đổi trong hình ảnh và vai trò của phụ nữ từ văn học dân gian đến văn học hiện đại, góp phần làm nổi bật giá trị của họ trong đời sống xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chủ đề phụ nữ từ văn học dân gian đến văn học hiện đại Việt Nam

  1. Nghiên cứu trao đôỉi 47 Việt cô hướng tới một xã hội công bằng, con người được sông trong no ấm, dân chủ và CHÚ ĐÊ PHỤ NỮ ■ hạnh phúc. Các tác giả dân gian đã thể hiện những ước mơ đó qua hai tuyến nhân TỪ VĂN HỌC DÂN ■ vật rõ ràng đó là cái thiện và cái ác. Trong truyện cố tích, tiêu chí vê' cái thiện nằm ở GIAN ĐẾN VĂN HỌC ■ chính nghĩa. Có chính nghĩa thì sẽ gặp được người tốt giúp đỡ, nhận được những HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ■ ■________ ■________________ phép màu kì diệu. Còn cái ác (phi nghĩa) thì nhất định sẽ bị trừng phạt thích đáng. TRẦN NGỌC dung'■ ’ Bởi thê nhân vật nữ trong cố tích người Việt thường có sự phân tuyển rõ ràng theo ể đến với chủ đề “Phụ nữ từ văn học tiêu chí “tuyệt đối”. Tuyệt đôi tót hoặc dân gian đến văn học hiện đại Việt tuyệt đỗì xấu, không có nhân vật nào phức Nam” có đường đi muôn ngả. Và những tạp, bí ẩn. Nhân vật nữ đại diện cho lí cuộc hành trình đi tìm vẻ đẹp đích thực của tưởng tốt đẹp của nhân dân thường có sô' người phụ nữ vẫn luôn luôn là "miền đất phận bi thảm, tiêu biểu cho những con hứa” cho các công trình nghiên cứu không người “thấp cổ bé họng”. Đó thường là phải chỉ của văn học, mà còn là của nhiêu những kẻ mồ côi, không nơi nương tựa, bị ngành nghệ th u ật khác (hội hoạ, kiên trúc, tưốc đoạt mọi quyền lợi, có khi phải chết đi sân khấu, điện ảnh, phim truyền hình, sông lại nhiều lần như cô Tấm (Tấm Cám). kịch truyền thanh...). Trong thực tế, con Chính sự quan tâm đến sô' phận những con người bao giờ cũng là đối tượng nhận thức người nhỏ bé đã thể hiện giá trị hiện thực trung tâm của văn học. Lịch sử văn học và nhân đạo của truyện cổ tích. Phẩm chất thực chất là lịch sử của việc nhận thức, người phụ nữ trong cổ tích chính là đại khám phá, thể hiện con người thông qua diện cho những phẩm chất cao quý của những nhân vật văn học. Từ điên thuật nhân dân. Trong cuộc đấu tranh giữa cái ngữ văn học từng quan niệm: “Nhân vật thiện và cái ác thường quyết liệt, song cuổì văn học chính là con người cụ thê được cùng bao giờ cái thiện cũng chiến thắng. miêu tả trong tác phẩm văn học”. Từ xa Những nhân vật đại diện cho cái thiện, cho xưa, trong văn học dân gian (chủ yếu là lí tưởng và khát vọng vê' tự do, hạnh phúc trong truyện cổ tích và trong ca dao) người và công bằng xã hội, bao giờ cũng là những phụ nữ đã được nhìn nhận, miêu tả rấ t chi người có phẩm chất tốt đẹp: biết thương tiết vởi chủ đề: quyền sống, quyền làm người, biết làm tròn bổn phận, biết thực người, từ đó nhằm bộc lộ tư tưởng dân chủ hiện lời hứa, luôn tuân theo những chuẩn và bình đẳng. Với người phụ nữ đó còn là mực đạo đức truyền thông của nhân dân. tiếng nói khát khao được tự do yêu đương, Họ là những người phụ nữ giàu lòng nhân giải phóng khỏi sự ràng buộc của xã hội hậu, bao dung. Cô ú t lấy Sọ Dừa (Sọ Dừa), phong kiến vì chính nghĩa và tình yêu. Tiên Dung lấy Chử Dồng Tử (Chử Đồng Trong văn học dân gian, truyện cổ tích là Tử), cô Tấm lấy vua (Tăm Cám)... đó chính hiện thân của những giấc mơ đẹp của người là thể hiện ước mơ vê' sự công bằng và dân chủ, theo quan điểm của người Việt xưa TS. Học viện Báo chí và tuyên truyền kia. Các nhân vật phụ nữ trong truyện cô
  2. 48 TRẦN NGỌC DUNG tích dường như luôn được tác giả dân gian riêng, những khổ sở bất hạnh của người nâng niu, trân trọng và có đời sông nội tâm phụ nữ, ca dao xứng đáng là những bài ca phong phú. Đoạn đầu đời, họ có thê gặp rất mẫu mực về giá trị nhân đạo. Người phụ nhiều sự bất công, bị đe doạ, trắc trở, song nữ trong ca dao còn là biểu tượng của vẻ cuối cùng bằng sự kiên trì nhẫn nại họ đểu đẹp truyền thống, họ ý nhị và kín đáo: chiến thắng và hạnh phúc đã mỉm cười với "Miệng cười như thê hoa ngâu/ Cái khăn những người phụ nữ ấy. Tấm mỗi lần hồi đội đầu như th ể hoa sen". Đặc biệt vẻ đẹp sinh lại duyên dáng hơn xu'a (Tâm Cám), tâm hồn (biết hi sinh vì hạnh phúc gia cô Út chui ra từ bụng cá vẫn hồn nhiên tươi đình, biết “thương”...) của người phụ nữ tắn (Sọ Dừa), người vợ của anh học trò luôn được ca dao đề cao. Khi đang yêu, họ nghèo khi trú t bỏ lốt cóc là một cô gái thật biết thương bạn tình, khi làm vợ họ tiếp tục xinh đẹp (Lấy vợ Cóc). thương chồng - thương đến cháy lòng: "Qua đình nga nón trông đ ìn h / Đình bao nhiêu Có một thể loại tiêu biểu nữa của văn ngói thương mình bấy nhiêu"... Trong tình học dân gian hay hướng điểm nhìn tói yêu lứa đôi họ yêu thiết tha, say đắm, chân người phụ nữ - đó là ca dao. Ca dao là hình chất và biết vượt khó: "Em nghe anh đau thức đê người xưa thố lộ tâm tình. Mà phụ đầu chưa k h á /E m băng dồng chỉ sá hái nữ thường huống nội và có nhu cầu tâm nam lá cho anh xông /Ước chi cho nên vợ tình, có lẽ vì thê trong ca dao những cung nên chổng/Đô mồ hôi em chăm, ngọn gió bậc về cõi lòng người phụ nữ thường được lồng thì em che"... Đặc biệt trong hôn nhân, giãi bày nhiêu hơn nam giới. Trong ca dao, họ là những người nhân hậu, vị tha và nhân vật phụ nữ hiện lên thông qua những chung thuỷ hết mực: "Chồng em áo rách em tâm trạng, những nỗi niềm riêng tư và thương/ Chồng người áo gấm, xông hương mang dấu ấn xã hội rấ t rõ nét. Hai tình mặc người", hoặc: "Anh đi làm mộc nơi nao/ cảm nôi bật trong những lời ca của người Đê em gánh đục, gánh bào đi theo"... phụ nữ xưa có thể tập trung trong hai từ Trong văn học trung đại Việt Nam khi “than” và “thương”. Xã hội phong kiến vối viêt vê người phụ nữ, một mặt vẫn có sự kê quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã xô đẩy thừa tư tưởng của văn học dân gian, song nhiều phụ nữ đến với sự bất hạnh và đắng mặt khác, “Hồng nhan bạc phận” cũng được cay. Họ phải sông trong cảnh phụ thuộc và xem là tư tưởng chủ đạo của các tác giả. không tự quyết định được số phận của Nàng Vũ Nương hiếu thảo, đảm đang, mình, họ than: "Thăn em như hạt mưa sa/ chung thuỷ thì bị ngờ oan là ngoại tình, Hạt rơi xuống đất, hạt sa vườn đào", hoặc đến nỗi phải lấy cái chết để minh oan - mà "Thân em như tâm lụa đào / Phất phơ giữa khi chêt đi rồi trong lòng vẫn mang nặng chợ biết vào ta y ai", và: ''Em n h ư con hạc nỗi oan uống đó (Chuyện người con gái giữa đ ìn h / Muốn bay không cất nổi mình Nam Xương - Nguyễn Dữ). Người cung nữ mà bay".v.v xinh đẹp, tài hoa, khát khao hạnh phúc thì Ca dao miêu tả th ậ t thấm thìa tâm bị nhà vua bỏ rơi, sông cô đơn, mòn mỏi, trạng đau đón của những cô gái bị ép lạnh lẽo nơi cung cấm, chôn vùi tuổi thanh duvên, những người vợ có chồng ăn chơi, xuân trong cung điện thâm u (Cung oán bạc tình bạc nghĩa, cảnh làm lẽ, cảnh ngẫm khúc - Nguyễn Gia Thiều). Người những nàng dâu có mẹ chồng ác nghiệt phụ nữ chỉ có một khát vọng rất bình v.v... Chú ý đi sâu mô tả những nỗi niềm thường là được chung sông cùng vởi người
  3. Nghiên cứu trao đôi 49 chồng thân yêu, song lại rơi vào cảnh đau biểu là nhân vật Mai (Nửa chừng xuân - đớn “tử biệt sinh li”, đằng đẵng chờ đợi Khái Hưng), nhân vật Loan (Đoạn tuyệt - không biết có ngày gặp lại. (Chinh phụ Nhất Linh). Những người phụ nữ này đòi ngâm - Đặng Trần Côn). Nàng Kiểu của hỏi quyền được yêu, được bình đẳng, chông Nguyễn Du xinh đẹp tài hoa là thế, nhung đốỉ tư tưởng đa thê và gia trưởng trong các lại bị clập vùi trong cảnh "Thanh lâu hai gia đình phong kiến. lượt, thanh y hai lần", liên tiếp bị đầy đọa Với dòng văn học hiện thực phê phán, cả vê thê xác lẫn tinh thần đê rồi phải thốt chúng ta bắt gặp quan niệm: con người là lên (thực tê là sự đầu hàng hoàn cảnh) sản phẩm, là tiêu bản của hoàn cảnh, khi rằng: "Thản lươn bao quan lấm đầu ỉ Chút phân tích, mổ xẻ con người, các nhà văn đã lòng trinh bạch tư sau xin chừa!". Đây khám phá những tác động của hoàn cảnh không chỉ là bi kịch của riêng nàng Kiểu, đôi với con người. Tuy nhiên quan niệm đó mà còn là bi kịch chung của những người được thể hiện ở những cấp độ rấ t khác phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mặt khác nhau đối với từng tác giả. Ngô Tất Tô vốn văn học trung đại Việt Nam, bước đầu đã xuất thân là một nhà Nho, lại thấm nhuần phản ảnh được quan niệm vê con người cá đạo đức truyền thông của dân tộc, nên hình nhân trong xã hội. Nhiều nhân vật nữ ảnh nhân vật nữ nổi tiếng của ông (chị trong giai đoạn này cũng thể hiện sự phản Dậu) vừa mang cái nhìn hiện thực, đồng kháng, sự tô' cáo xã hội cũ, nêu lên nhiều thời lại vẫn mang dấu ấn của cái nhìn về suy nghĩ, nhiều quan điểm chông đôi lại người phụ nữ trong văn học dân gian ("Gần quan điểm của xã hội phong kiến (tiêu biểu bùn mà chang hôi tanh m ùi bùn") và văn hơn cả là thơ Hồ Xuân Hương). Đặc biệt học trung đại. Chị chịu bao nhiêu sự chèn văn học đã chú ý khám phá nội tâm nhân ép tàn bạo của hoàn cảnh: đói ăn triển vật. Các tác giả (Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, miên, chạy vạy vay nợ, lo sưu thuế (cho cả Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương..) khi mô người đang sông lẫn người đã chết). Chị hết tả người phụ nữ, thường để cho nhân vật bản con, rồi bán chó, mà sắc đẹp và phẩm bộc bạch trực tiếp những nỗi đau khổ, chất vẫn không thay đổi. Còn Nam Cao, những niềm riêng tư (sự tự ý thức vê quá trình sáng tác của ông giông như một mình): "Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời cuộc hành trình đi tìm kiếm, khảm phả vẻ rang bạc mệnh củng là lời chung" (Truyện đẹp còn tiềm ẩn, còn sót lại trong con Kiều - Nguyễn Du), hoặc bộc lộ những phản người. Ông quan niệm: “Cái bản tính tốt ung: "Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng/ của con người ta thường bị những nỗi lo Chém cha cái kiếp lấy chồng chung"... (Hồ lắng, buồn đau, ích kỉ, che lấp m ất” (Đời Xuân Hương). Có thể khẳng định rằng cảm thừa) và vối nguyên tắc “cô tìm hiếu họ”, giác mất mát hạnh phúc và nỗi khát khao Nam Cao đã phát hiện được ra những hạnh phúc là hai tâm trạng, hai nỗi niềm phẩm chất tốt đẹp của những người phụ nữ thường gặp nhất ở các nhân vật nữ trong - như n h â n v ậ t N hu ( ơ hiền ), D ần (Một văn học trung đại Việt Nam. đám cưới), Thị Nở (Chí Phèo)... Bước sang thế kỉ XX (thê kỉ của nên Năm 1945, Cách mạng tháng Tám văn học hiện đại), các nhà văn Tự lực văn thành công dã mở ra một kỉ nguyên mới đoàn đã mở đầu cho phương pháp miêu tả cho dân tộc. Cùng vối sự thay đổi của lịch thê giới nội tâm con người - đặc biệt là sử, và sự đi lên của đất nước, cách nhìn người phụ nữ - th ậ t sâu sắc và tinh tế. Tiêu nhận, mô tả vê con người của các nhà văn
  4. 50 TRẦN NGOC DUNG thời kì này có sự chuyển biến rõ rệt. Hình Sau nãm 1986, với chủ trương “cởi trói” tượng người phụ nữ không còn là những cho văn nghệ sĩ, văn học Việt Nam bưốc nhân vật chịu nhiều bất hạnh vì bị xã hội vào một cuộc thay đổi lốn, một sô" văn nghệ cũ vùi dập, không còn là những người phụ sĩ tiếp tục “lột xác” cho phù hợp với hoàn nữ “nổi loạn” đòi bình đẳng như trong các cảnh và thời đại mới. Con người được mô tả tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn nữa. Con trong tác phẩm văn học tỏ ra đa dạng và người Việt Nam thời kì này là “con người phong phú, mang màu sắc cá nhân riêng mới”, “con người cộng đồng” gắn liền với biệt, chứ không còn đồng nhất trong một cuộc chiến dấu bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy các quan niệm chung như trước đây nữa. Các nhân vật nữ đều được xây dựng theo cảm nhân vật nữ giờ đây xuất hiện trong tác quan: con người cộng đồng. Họ là những “ o phẩm mỗi người một vẻ, một dấu ấn riêng, du kích nhỏ gương cao súng", những "người đem lại sự phong phú cho văn học và phần mẹ cầm súng", những "người con gái Việt nào đã làm thoả mãn nhu cầu của độc giả. Nam"... Đây là những cô gái, những người Có thể tìm thấy các nhân vật nữ trong một vợ, người mẹ rất đỗi bình thường, trong sô tác phẩm của nhà văn Ma Văn Kháng cuộc sông hàng ngày, dịu dàng, nhân hậu, vói hai kiểu dáng: dấu ấn truyền thông yêu thương chồng con hết mực. Song, mặt trong văn học dân gian và người phụ nữ khác trong chiến đấu lại là những phụ nữ của thời hiện đại. Đó là những nhân vật rất dũng cảm. Đó là cô Mẫn (Mẫn và tôi - Phan đẹp, giàu thiên tính nữ trong truyện của Tứ), là chị Ut Tịch (Người mẹ cầm súng - Nguyễn Huy Thiệp. Đó là sô' phận những Nguyễn Thi), là Mẹ Suốt (Mẹ Suốt - Tô" người phụ nữ nhỏ bé - (một nửa của nhân Hữu), là chị Sứ (Hòn Đất - Anh Đức)... Có loại) trong truyện ngắn Võ Thị Hảo. Đó là thê coi đây là những nhân vật phụ nữ yêu những người phụ nữ và những dứa trẻ nước điển hình của văn học trong suốt 30 trong gia đình vói những nỗi niềm, những năm chiến tranh (1945 - 1975). bi kịch trước sự rạn nứt của gia đình Năm 1975 cuộc kháng chiến chông Mĩ truyền thông của nhà văn Nguyễn Thị Thu kết thúc. Từ 1975 đến 1986 (văn học 10 Huệ. Đó là những người phụ nữ truyền năm sau hoà bình) vẫn có sự tiếp nô'i của thông với những phẩm chất đẹp và những văn học 30 năm chiến tranh trước đó. Văn người phụ nữ hiện đại với những khủng học chủ yếu nói vê những vấn đê hậu chiến. hoảng tinh thần của nhà văn Lê Minh Thời kì trước, nêu các nhân vật nữ được Khuê. Nhìn chung văn học từ sau thời kì nhìn nhận chủ yếu dưới góc độ anh hùng đổi mới đến nay phác hoạ tương đô"i hoàn trong chiến đấu, thì trong văn học 10 năm thiện chân dung người phụ nữ Việt Nam sau chiên tranh, sự nhìn nhận các nhân hiện đại. Đó là những con người phức tạp vật nữ đều nghiêng nhiều về khía cạnh đời nhiều mâu thuẫn (Phù thuỷ, Cõi mê, Hậu tư, về những nỗi đau thời hậu chiến. Họ là thiên đường, cầ u thang - Nguyễn Thị Thu những con người chịu nhiều mất mát, đau Huệ). Trong con người của họ cũng đầy sự thương sau chiến tranh (nhân vật Thai bí ẩn (Người đàn bà và những giấc mơ - Y trong Cỏ lau, Quỳ trong Người đàn bà trên Ban, Con dại của đá - Võ Thị Hảo...), ớ chuyến tàu tốc hành, mẹ Em trong Miền những truyện này các tác giả đã có hứng cháy của nhà văn Nguyễn Minh Châu, một thú đi sâu khám phá, phân tích và biểu số nhân vật nữ trong Bi kịch nhỏ của Lê hiện chiều sâu tâm lí của con người, mô tả Minh Khuê)... thành công nhân vật nữ vói tư cách con
  5. Nghiên cứu trao đổi 51 người tự nhận thức. Họ hay suy nghĩ, hay NGHỀ ĐÁNH BAT v à ... tự nhìn lại chính mình để phán xét, sám hôi nhằm tự hoàn thiện mình trong cuộc (Tiếp theo tr a n g 41) sông. Tiêu biểu là các nhân vật trong tác Tháng 7, Quang Lang có hội Rước nước phẩm Cát đợi, Người đàn bà có ma lực, reo ống. Trong hội này, người ta chủ yếu tố Biển ấm (Nguyễn Thị Thu Huệ); Người đàn chức tế lễ, nghi thức rước nước cũng giông bà và những giấc mơ, Sau chớp là bão như lễ rưốc trong hội tháng Giêng. Hội có giông (Y Ban)... Các nhân vật nữ ở đây đêu các trò chơi như đánh cờ, chọi gà, tổ tôm đã từng trải nghiệm qua những nỗi đau - diêm,... Từ nãm 1998 đến nay, khi ra biển có khi là nỗi đau do chiến tranh để lại, có rước nước, người ta tổ chức diễn trò reo ông khi do gặp bi kịch trong tình yêu hoặc đánh cá. Tuy nhiên, diễn trò này cũng cần trong hôn nhân v.v nhiêu chi phí để trang bị nên năm nào có Phác thảo tương đôi có hệ thông chủ đề điều kiện thì làng mới tổ chức. phụ nữ trong lịch sử văn học Việt Nam (từ Quang Lang là một làng biên đặc sắc văn học dân gian đến văn học hiện đại), dễ vởi hai nghê chủ yếu là đánh bắt và chê dàng nhận thây văn học ngày nay vẫn kê biến hải sản. Đến nay, hai nghề này đã có thừa được những quan niệm tiến bộ của sự phát triển mạnh mẽ, một sô phương cha ông ta vê người phụ nữ. Từ xưa đến thức sản xuất thô sơ, cô xưa đã được thay nay tuy người phụ nữ phần lốn đều phải thê bởi các phương thức sản xuất mới, hiện gánh chịu những nỗi đau khôn cùng, sự hi đại. Tuy nhiên, những kiêng kị, tục lệ và lễ sinh, mất mát lớn lao, nhưng dù trong hội của nghê cá thì ngày càng được, thực hoàn cảnh nào tâm hồn họ vẫn ánh lên vẻ hành một cách đầy đủ hơn, chu đáo hơn. đẹp dịu dàng và nhân hậu, vị tha và bao Nghê cá nơi đây lại có cội nguồn hình dung. Họ có “th an ” nhưng vẫn biết thành riêng, gắn chặt với con người và lịch “thương” khôn cùng. Văn học ngày nay tuy sử hình thành của làng. Bởi vậy, có thể nói, viết vê những khủng hoảng tinh thần (do Quang Lang là một làng biển cổ truyền và sự chi phôi của hoàn cảnh mới), nhung mặt độc đáo.d trái của cơ chê thị trường, những bi kịch tình yêu, sự rạn nứt gia đình truyền P.T.H .L thông... nhưng trong sự “phải chịu đựng ày", người phụ nữ hiện đại vẫn luôn bộc lộ (1) Xem bài “Lễ hội Bà chúa Muôi” đàng những vẻ đẹp mới: muôn tự khắng định trên Tạp chí Nguồn sáng dân gian, sô' 3 năm mình, thể hiện mình và dám sông thực vói 2004 mình. Cuô'i cùng có thê khang định thế giỏi (2) Phạm Minh Đức. Phạm Thị Nết. Phạm nội tâm phong phú và sự bí ân của người Thị Lan, Hội lễ dàn gian ở Thái Bình, Sớ Văn phụ nữ bao giờ cũng là một đê tài hấp dẫn hoả thông tin Thái Bình xuất bản, 1991, tr.90 dối vối văn học 0 mọi thời dại - và như vậy hi vọng bạn đọc hôm nay sẽ luôn luôn tìm (3) Theo Báo cáo sưu tầm: “Hội làng Quang thấy giá trị nhân đạo và nhân văn - một Lang với tục múa ông Đùng bà Đà và tục rước nội dung cơ bản cấu thành đặc diem từ văn nước gieo ông trên biển” của Sơ Vàn hoá thong- tin tỉnh Thái Bình, 1999 học dân gian đôn văn học viết Việt Nam hiện đại.D T.N.D
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2