intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đan giỏ cọng dừa - tinh hoa vùng đất Bến Tre

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Đan giỏ cọng dừa - tinh hoa vùng đất Bến Tre" tìm hiểu về xuất xứ của làng nghề đan giỏ cọng dừa; nguyên liệu tự nhiên để chế tác giỏ cọng dừa; cách chế tạo sản phẩm giỏ cọng dừa; thực trạng của giỏ cọng dừa hiện nay; phát triển làng nghề đan giỏ cọng dừa. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đan giỏ cọng dừa - tinh hoa vùng đất Bến Tre

  1. ĐAN GIỎ CỌNG DỪA - TINH HOA VÙNG ĐẤT BẾN TRE Giỏ cọng dừa là một vật phẩm truyền thống của Bến Tre. Nguyên liệu chủ yếu để làm nên chiếc giỏ này đó chính là dừa. Dừa là một loại cây mà ai cũng nghĩ tới đầu tiên khi nhắc đến Bến Tre, giỏ cọng dừa từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân ở xứ dừa. Chính vì thế, giỏ cọng dừa là di sản văn hóa mà chúng ta cần bảo tồn và phát huy. I/ Xuất xứ Đan giỏ cọng dừa chính là nghề truyền thống của người dân ở xã Hưng Phong - Giồng Trôm. Xã Hưng Phong nằm cách biệt với phần đất liền và ở Cồn Ốc. Cồn tự nổi với diện tích 647 ha trên con sông Hàm Luông hiền hòa. Làng nghề được hình thành từ năm 1992 và sau đó phát triển rộng rãi ra toàn tỉnh Bến Tre. Hơn thế nữa làng nghề còn ưu ái được người dân nơi đây đặt cho cái tên “Thủ phủ của dừa”. II/ Nguyên liệu tự nhiên Sản phẩm được chế tác bởi 03 nguyên liệu chính: Tre hay trúc dùng để làm khung, dây nhựa và cọng dừa (một nguyên liệu không thể thiếu đến từ loại cây làm nên thương hiệu cho tỉnh Bến Tre, đó chính là dừa) được đan thắt lại với nhau. III/ Cách chế tác đầy công phu và tỉ mỉ Để tạo nên thành phẩm là một chiếc giỏ dừa hoàn mỹ thì phải trải qua nhiều công đoạn và tùy theo cách làm của mỗi gia đình. Bước đầu tiên là tạo khung (được làm bằng tre, trúc) rồi dùng cọng dừa và dây thắt theo viền khung. Tiếp đến, người thợ phải đánh bính lại như hai bím tóc rồi dùng dây quấn hai bính vào thanh tre hoặc trúc tạo thành quai xách. Công đoạn cuối cùng chính là đan đáy giỏ, cắt bỏ đi phần thừa của cọng dừa và dùng thanh trúc tre được vuốt mảnh cố định phần đáy giỏ. Như vậy, người thợ đã hoàn thành xong một chiếc giỏ đan bằng cọng dừa. Mỗi chiếc giỏ tầm trung cần khoảng 80 cọng dừa và mất khoảng nửa tiếng để hoàn thành một chiếc. Ngoài ra, giỏ cọng dừa cũng có nhiều kích thước khác nhau tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Hình 1: Hình ảnh những người dân nhộn nhịp đan giỏ cọng dừa. (Nguồn: https://tinyurl.com/msjdnnye)
  2. 2 IV/ Giỏ cọng dừa - những giá trị đặc sắc Giỏ cọng dừa được xem là đứa con tinh thần của những nghệ nhân ở xã Hưng Phong không chỉ mang đến những giá trị vật chất mà còn là giá trị tinh thần cho người dân nơi đây. Nói về khía cạnh giá trị về vật chất, kinh tế, đan giỏ cọng dừa là công việc mang lại nguồn thu nhập, giải quyết vấn đề thất nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập cho các gia đình ở Bến Tre. Công việc này đã và đang giải quyết việc làm cho khoảng 1.500 lao động. Đây là công việc nhẹ, không cần vốn, nhưng đem đến nguồn thu nhập ổn định cho các hộ gia đình, chủ yếu dành cho chị em phụ nữ. Giỏ cọng dừa thông dụng, mang giá trị sử dụng cao trong cuộc sống hằng ngày như đựng đồ, đựng quà,... đặc biệt là vào dịp Tết. Điều đáng chú ý của loại sản phẩm mỹ nghệ này là thân thiện với môi trường, tận dụng được hết giá trị của cây dừa và mang đậm truyền thống của quê hương “Xứ dừa”. Hơn thế nữa, làng nghề góp phần phát triển du lịch, đẩy mạnh kinh tế của vùng vì thu hút đa phần các khách du lịch nước ngoài đến tham quan làng nghề, tìm hiểu công việc và sản phẩm độc đáo, mang đậm màu sắc dân tộc của người dân Bến Tre nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Hơn thế nữa, giỏ cọng dừa cũng mang những giá trị tinh thần không gì có thể thay thế được. Vào những dịp lễ, Tết, những gói quà đựng bằng giỏ dừa truyền thống mang lại cảm giác gần gũi, ấm cúng như một món quà quê chứa chan yêu thương và đó cũng là những gì mà những sản phẩm giỏ đan nhựa công nghiệp ngày nay không thể đạt được. Bên cạnh đó, cũng vào khoảng thời gian này, công việc đan giỏ làm cho không khí vùng quê càng thêm nhộn nhịp và kết nối con người nơi đây lại gần với nhau hơn. Và hơn hết, đan giỏ cọng dừa còn là làng nghề truyền thống lâu đời của tỉnh Bến Tre nên khi nhắc đến giỏ cọng dừa, mọi người sẽ nhớ đến vùng đất xứ dừa trù phú của con người Bến Tre cần cù, khéo léo mà mộc mạc, chân tình. Như bạn Huỳnh Thị Ngọc Diệp lớp 10 Anh trường Trung học phổ thông chuyên Bến Tre chia sẻ: “Tết là thời điểm mà nhu cầu thu mua giỏ cọng dừa tăng cao nhất năm, bởi giỏ cọng dừa là phần không thể thiếu của một giỏ quà tết ta thường thấy trong các chợ, siêu thị,... Nhờ vậy nên khung cảnh làng nghề giỏ cọng dừa vào những ngày này cũng trở nên bận rộn hơn, và đâu đó ta vẫn thấy được sự ấm áp, sum vầy khi bà con nơi đây bày nguyên vật liệu làm giỏ ra, cùng ngồi tước lá dừa, quấn bính,...” Hình 2: Hình ảnh giỏ cọng dừa ( Nguồn: https://images.app.goo.gl/mZuqmki9wd24vvmL6 )
  3. 3 V/ Thực trạng của giỏ cọng dừa Hiện nay, giỏ làm từ cọng dừa có mức giá hợp lý, phù hợp với thị trường. Cụ thể: giỏ loại nhỏ giao cho thương lái 4.000đ/chiếc, giỏ loại trung 5.000/chiếc, loại lớn 6.300 - 6.500đ/chiếc. Làng nghề đang phải trải qua thời kì “biến động thất thường” với giá cả lên xuống bấp bênh và sản phẩm giỏ cọng dừa Hưng Phong đến nay vẫn chưa có một đầu ra thật sự chắc chắn và ổn định. Những yếu tố gây nên sự “khó khăn” đó chính là nhu cầu thị trường tuỳ vào thời điểm, địa điểm, những thay đổi xã hội. VI/ Khảo sát mức độ hiểu biết của học sinh hiện nay Ngoài ra, để tìm hiểu về thực trạng hiểu biết của học sinh THPT hiện nay về làng nghề đan giỏ cọng dừa, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 100 học sinh tại Trường THPT Chuyên Bến Tre bằng hình thức đơn khảo sát trực tuyến. Bài khảo sát bao gồm 05 câu hỏi, trong đó có 04 câu trắc nghiệm và 01 câu trình bày suy nghĩ. Cụ thể, các câu hỏi có nội dung như sau: 1. Bạn đã từng nghe qua làng nghề đan giỏ cọng dừa ở Bến Tre chưa? 2. Làng nghề đan giỏ cọng dừa nằm ở huyện nào? 3. Bạn đã từng tận mắt xem qua quá trình đan giỏ cọng dừa chưa? 4. Giá thành trên thị trường của giỏ cọng dừa dao động khoảng bao nhiêu? 5. Theo bạn, làng nghề đan giỏ cọng dừa có tiềm năng phát triển trong tương lai hay không? Vì sao? (*) Kết quả khảo sát 1. Bạn đã từng nghe qua làng nghề đan giỏ cọng dừa ở Bến Tre chưa?
  4. 4 Hình 4: Biểu đồ thể hiện sự hiểu biết của học sinh về làng nghề đan giỏ cọng dừa 2. Làng nghề đan giỏ cọng dừa nằm ở huyện nào? Ý kiến trả lời Số lượt trả lời Tỉ lệ Đúng (huyện Giồng Trôm) 62 62% Sai (các huyện khác) 0 0% Không biết 38 38% 3. Bạn đã từng tận mắt xem qua quá trình đan giỏ cọng dừa chưa? Hình 5: Biểu đồ thể hiện sự hiểu biết của học sinh về quá trình làm giỏ cọng dừa 4. Giá thành trên thị trường của giỏ cọng dừa dao động khoảng bao nhiêu? Ý kiến trả lời Số lượt trả lời Tỉ lệ
  5. 5 Đúng (4.000đ-7.000đ) 26 26% Sai (các mức giá khác) 6 6% Không biết 68 68% 5. Theo bạn, làng nghề đan giỏ cọng dừa có tiềm năng phát triển trong tương lai hay không? Vì sao? Có 57 học sinh (chiếm 57%) cho rằng làng nghề đan giỏ cọng dừa có tiềm năng phát triển trong tương lai vì: Sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao, thích hợp làm giỏ quà Giá thành phải chăng, dễ tiếp cận khách hàng Quy trình thực hiện và thành phẩm thân thiện với môi trường Thu hút thị hiếu của khách du lịch từ các tỉnh khác và nước ngoài Có 43 học sinh (chiếm 43%) cho rằng làng nghề đan giỏ cọng dừa không có tiềm năng phát triển trong tương lai vì: Trên thị trường xuất hiện các loại giỏ khác với chất liệu và màu sắc thu hút người tiêu dùng hơn Giá thành bán ra không cao khiến cho các người làm nghề có xu hướng bỏ nghề Tốn nhiều thời gian để làm ra thành phẩm Sản phẩm được làm thủ công nhưng thiếu nguồn nhân lực Kết luận: Hầu như các bạn học sinh đều biết đến làng nghề đan giỏ cọng dừa ở Bến Tre. Tuy nhiên, đa số các bạn chưa hiểu rõ về làng nghề, chưa biết qua các công đoạn trong quy trình làm ra giỏ và cũng không biết rõ về giá cả của giỏ trên thị trường. Ngược lại, thông qua ý kiến bằng hình thức tự luận ở câu hỏi 5 (*), các bạn học sinh đã nêu lên được lý do vì sao các bạn cho rằng làng nghề này có/không có tiềm năng phát triển, đồng thời nêu ra những ưu và nhược điểm của sản phẩm giỏ cọng dừa. Từ đó, ta thấy các bạn học sinh hiểu khá rõ về tình trạng của làng nghề và giỏ cọng dừa trên thị trường hiện nay, từ đó dự đoán tiềm năng của làng nghề thủ công này. VII/ Phát triển làng nghề Ngày nay, làng nghề truyền thống đan giỏ cọng dừa đã mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích như: tạo việc làm cho bà con nông thôn, xóa đói giảm nghèo,.. Tuy nhiên, làng nghề đang phải trải qua khoảng thời gian khó khăn, giá cả lên xuống bấp bênh và dần bị con người lãng quên với những vật liệu có giá thành thấp và có thời hạn sử dụng lâu dài hơn. Chính vì vậy, chúng ta cần phải đề ra các hướng bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống này. Chẳng hạn như thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá nghề đan giỏ cọng dừa đến với
  6. 6 khách du lịch trong nước và ngoài nước; nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của làng nghề. Người dân cần phải triển khai xây dựng các mô hình kinh doanh nhằm phát triển làng nghề đan giỏ cọng dừa gắn với du lịch và xuất khẩu; tổ chức các cuộc thi làm sản phẩm thủ công để làng nghề không bị mai một đi. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể xây dựng phim tư liệu về quá trình chế tác của nghề đan giỏ và xây dựng các trang thông tin điện tử giới thiệu về làng nghề,...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2