intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHỤP ẢNH CHÂN DUNG

Chia sẻ: Thandong Datviet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

702
lượt xem
285
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ khi con người phát minh ra nhiếp ảnh, khó có loại hình nghệ thuật nào miêu tả về chân dung con người sát thực như nhiếp ảnh. Và đề tài chân dung nghệ thuật về con người luôn được các nghệ sỹ nhiếp ảnh chú ý nhiều nhất. Rất đơn giản vì đối tượng chính của VHNT (trong đó có nhiếp ảnh) là con người. Nhưng mục đích của ảnh chân dung nghệ thuật là con đường dẫn tới cảm xúc, ứớc mơ, vui sướng hay đau khổ cũng như nỗi lo âu của con người được hiện hữu trên tấm hình,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHỤP ẢNH CHÂN DUNG

  1. CHỤP ẢNH CHÂN DUNG Từ khi con người phát minh ra nhiếp ảnh, khó có loại hình nghệ thuật nào miêu tả về chân dung con người sát thực như nhiếp ảnh. Và đề tài chân dung nghệ thuật về con người luôn được các nghệ sỹ nhiếp ảnh chú ý nhiều nhất. Rất đơn giản vì đối tượng chính của VHNT (trong đó có nhiếp ảnh) là con người. Nhưng mục đích của ảnh chân dung nghệ thuật là con đường dẫn tới cảm xúc, ứớc mơ, vui sướng hay đau khổ cũng như nỗi lo âu của con người được hiện hữu trên tấm hình, vượt ra ngoài cái hiện thực thông thường ta vốn nhìn thấy hàng ngày. Người chụp ảnh chân dung nghệ thuật là người đi tìm hơi thở của cuộc sống con người.
  2. Nhưng để đạt được một bức ảnh chân dung nghệ thuật, người nghệ sĩ phải biết tìm những nét điển hình của nhân vật ở trên khuôn mặt như đôi mắt, cái miệng hay cử chỉ của đôi tay. Van Gốc víet : "mục đích của tôi không phải là vẽ mmột cánh tay tay mà là vẽ một động tác...". Công việc chính của người chụp ảnh chân dung nghệ thuật là người đi tìm đường nét điển hình, cá tính và khái quát nó lên hình tượng nghệ thuật, có thể là đặc tả hay trừu tượng, nhờ công cụ chiếc máy ảnh bằng cách dàn dựng hay "chộp" lấy hình tượng điển hình đó. Chụp ảnh chân dung nghệ thuật, người chụp có thể thực hiện theo hai phương pháp chủ động dàn dựng chủ quan hay "chộp". Ảnh chân dung nghệ thuật cũng thường chia làm hai lĩnh vực: tĩnh và động. 1. Ảnh chân dung tĩnh là đối tượng được chụp trong hoàn cảnh không hoạt động. Thường có sự dàn dựng hay can thiệp trực tiếp của người nghệ sỹ trong đó cũng có cả những khoảnh khắc, cú "chộp" của người chụp.
  3. Lối chụp ảnh này thường được cắt hình 2/3 hay gần như đặc tả, cận cảnh. Cách chụp này nhiều NSNA của ta rất thành công cho dù sự ngăn cách giữa người chụp và người được chụp là chiếc máy ảnh và cũng vì có sự ngăn cách của chiéc máy ảnh mà thiếu cái nhìn tinh tế về cách chọn những nét điển hình của ảnh chân dung mà nhiều nhà nhiếp ảnh hao sức, tón phim về loại ảnh này. Tóm lại người NSNA chụp ảnh chân dung nghệ thuật đf tĩnh hay động đều phải khám phá cho được nét điển hình của chân dung con người. 2. Ảnh chân dung động là đối tượng được chụp ở vào trạng thái ghi hình trực tiếp đang hoạt động, làm việc cũng như sinh hoạt (vídụ: một người thợ đang vận hành máy, một người nông dân đang lao động... ). Loại ảnh chân dung động thường được bắt hình kiểu phóng sự ảnh báo chí về con người. Thể loại ảnh này cần sự kết hợp hài hoà giữa sắc thái con người và gắn liền với công việc, cử chỉ, động tác, cắt hình có thể là bán thân hay cả người và cũng có thể cả nhóm người. Ngày nay máy móc đã đơn giản hoá các thao tác kỹ thuật ghi hình như về ánh sáng, chỉnh nét tự động giúp cho người NS, chú tâm vào những cú chộp xuất thần. Nhưng xem ra lối mòn của ảnh chân dung nghệ thuật vẫn khá phổ biến. Con đường đi tìm tính điển hình của ảnh chân dung nghệ thuật nằm trong cái nhìn và sự cảm nhận của mỗi chúng ta.
  4. Ảnh chân dung động sẽ rất hiệu quả khi nhà nhiếp ảnh biết dừng lại ở một nụ cười hay một cử chỉ yêu, ghét, hờn dỗi rõ ràng nhất, đó là giây phút điển hình nghệ thuật của ảnh chân dung.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2