intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề Thông tin thị trường lao động

Chia sẻ: Nguyễn Ngoc Tuấn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:45

142
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyên đề Thông tin thị trường lao động cung cấp cho người đọc các kiến thức khái quát về thông tin thị trường lao động, thực trạng thông tin thị trường lao động tại tỉnh Tiền Giang 2000-2009, giải pháp nâng cao hiệu quả thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề Thông tin thị trường lao động

  1. Thông tin thị trường lao động 1 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: 2.Mục tiêu nghiên cứu:   3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.Phương pháp nghiên cứu: 5.Nguồn số liệu: 6.Kết cấu: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG I.Khái quát và vai trò của thông tin thị trường lao động: 1.Khái niệm:           1.1 Thông tin: 1.2 Thông tin thị trường lao động: 2.Vai trò: II.Các yêu cầu đối với thông tin thị trường lao dộng: III.Đối tượng sử dụng thông tin thị trường lao động: CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG  TẠI TỈNH TIỀN GIANG 2000­2009:  I. Giới thiệu Sở Lao Động­Thương Binh Xã Hội tỉnh Tiền Giang: 1.Sơ đồ tổ chức Sở Lao Động­Thương Binh Xã Hội tỉnh Tiền  Giang: Cơ cấu tổ chức 2. Chức năng, nhiệm vụ Sở Lao Động­Thương Binh Xã Hội tỉnh  Tiền Giang: 3.Quá trình hình thành  của Sở Lao Động­Thương Binh Xã Hội tỉnh  Tiền Giang: II. Vài nét về tình hình thị trường lao động tại tỉnh Tiền  Giang: 1. Đặc điểm kinh tế­xã hội của tỉnh Tiền Giang:
  2. Thông tin thị trường lao động 2 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn a) Đặc điểm kinh tế: b) Đặc điểm xã hội: 2.Sơ lược thông tin thị trường lao động  thành phố Mỹ Tho trực  thuộc tỉnh Tiền Giang: III. THỰC TRẠNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI TỈNH  TIỀN GIANG: 1. Nguồn lao động trong tuổi: ( Nam: 15­60 tuổi, Nữ: 15­55 tuổi ) 1.1 Số lượng nguồn lao động: Chất lượng nguồn lao động: Cơ cấu tuổi: Trình độ học vấn, giáo dục phổ thông: 1.2.3Trình độ chuyên môn kỹ thuật: 2. Sử dụng nguồn lao động: 2.1Theo khu vực kinh tế: 2.2Theo thành phần kinh tế: 3.Tình trạng việc làm của người lao động: 3.1Tình trạng việc làm: 3.2Công tác cho vay giải quyết việc làm: 3.3Năng lực đào tạo và khả năng thu hút lao động qua đào tạo: 3.4Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nghề: 3.5 Công tác xuất khẩu lao động: 4 Hiện trạng ngành Lao Động – Thương Binh Xã Hội tỉnh Tiền Giang   thời kỳ 2005­2009: 5 Chỉ tiêu năng suất lao động: IV. MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỈNH  TIỀN GIANG: 1. Tích cực: 2.   Hạn chế: CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ  THÔNG TIN THỊ  TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỈNH TIỀN GIANG: 1. Phương hướng:
  3. Thông tin thị trường lao động 3 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn 2.Mục tiêu: 3.Giải pháp: Giải pháp đầu tư phát triển sản xuất tạo việc làm: _Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp: _Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn: Giải pháp tín dụng: Giải pháp đối với lao động qua đào tạo: _Đối với lao động có trình độ từ trung học trở lên: _Đối với công nhân kỹ thuật: Giải pháp thu hút nguồn nhân lực: PHẦN NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 1. Nhận xét: 2. Một số kiến nghị:
  4. Thông tin thị trường lao động 4 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn LỜI NÓI ĐẦU         Trong thời kỳ công nghiệp hóa­hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đang  đặt ra nhiệm vụ đổi mới chính sách kinh tế­xã hội,hòan thiện đồng bộ hệ thống thị  trường,trong đó có thị trường lao động,tạo ra cơ sở thuận lợi cho sự vận hành hiệu  quả nền kinh tế.         Thị trường lao động cụ thể trong đề tài này là tỉnh “Tiền Giang”,theo như quy  hoạch Dân số­Lao động­Xã hội tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2006­2010 với những dự báo  và những định hướng phát triển,quy hoạch trên đã đóng góp tích cực vào việc xây  dựng các kế hoạch 5năm,hang năm cũng như tổ chúc thực hiên nhiệm vụ kế hoạch  của ngành trong thời gian qua,góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội  của tỉnh,nhất là trong lĩnh vực lao động­việc làm.        Tiền Giang đang đứng trước cơ hội lớncũng như phải đối mặt với những thách  thức khi chính thức được Chính phủ đưa vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Song  song đó các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật,nhân tố cơ bản cho sự phát triển kinh tế xã  hội sẽ có những thay đổi có tính bước ngoặt trong những năm sắp tới như tuyến  đường cao tốc TP HCM­Trung Lương,nâng cấp quốc lộ 50,cầu Mỹ Lợi của ngỏ phía  Đông của tỉnh,cầu Rạch Miễu của ngỏ phía Nam,các khu công nghiệp,cụm công  nghiệp lần lượt ra đời,…mở đầu cho thời kỳ tăng tốc của Tiền Giang.         Các nhân tố trên chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động,cơ hội  việc làm,tính cạnh tranh trong việc khai thác sử dụng nguồn lao động,đặc biệt là lao  động chất xám,kỹ thuật cao.         Mảng đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin thị trường lao động  tỉnh Tiền Giang” với mục đích giúp cho người sử dụng lao động,người loa động … biết được rõ hơn về định hướng cũng như thực trạng của thị trường lao động Tiền  Giang. Trong đề tài nhóm chúng em đã sử dụng các nguồn tài liệu,tham khảo và số  liệu cụ thể như:giáo trình Thị Trường Lao Động (trường ĐH Lao Động­Xã Hội),quy  hoạch Dân số­Lao động­Xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020(UBND tỉnh Tiền  Giang),trung tâm giới thiệu việc làm trong địa bàn tỉnh,số liệu điều tra lao động­việc  làm 1/7…        Đề tài gồm có 3 chương xoay quanh những thông tin thị trường lao động Tiền  Giang,nhóm thực hiện gồm có hai thành viên :Huỳnh Thị Mỹ Huệ,Nguyễn Võ Quỳnh  Anh lớp CĐ07NL. Đây là lần đầu tiên nghiên cứu đề tài nhằm đáp ứng cho việc kết  thúc môn Thị Trường Lao Động của lớp CĐ07NL. Trong nội dung chắc chắn còn có  những khiếm khuyết,rất mong có sự góp ý,đóng góp của các nhà chuyên môn,để lần  sau nhóm chúng em sẽ bổ sung,hòan thiện hơn.       Nhóm chúng em xin cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Tuấn khoa Qủan Lý Lao Động đã  giúp đỡ chúng em hòan thành tốt đề tài này.
  5. Thông tin thị trường lao động 5 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài:      Tiền Giang­một tỉnh khá phát triển về kinh tế và xã hội trong khu vực đồng  bằng sông Cửu Long. Tiền Giang nằm trên các trục giao thông thủy­bộ  quan  trọng, nằm trong vùng kinh tế  trọng điểm phía nam, cách thành phố  Hồ  Chí  Minh và thành phố  Cần Thơ  chưa đến 100km. Vị  trí này tạo nên nhiều thuận   lợi để  phát triển kinh tế  xã hội,giao lưu văn hóa…song nó cũng là thách thức  trong môi trường cạnh tranh thu hút chất xám,vốn đầu tư.  Để  nâng cao vị  thế  của mình và để  thu hút được một nguồn nhân lực đủ  về  số  lượng và tốt về  chất lượng,Tiền Giang cần phải xác định một cách hệ  thống và chính xác,đầy   đủ và kịp thời về các thông tin về thị trường lao động. Nhằm phục vụ cho việc  quản lý nghiên cứu, thực hiện và giám sát các chính sách; giúp cho các trung tâm  dịch vụ việc làm, người sử dụng lao động, người tìm việc sử dụng các thông tin  này để so sánh các cơ hội của mình…để làm rõ chúng em đã chọn mảng đề tài  “Một số giải pháp nâng cao chất lượng Thông tin thị trường lao động tỉnh  Tiền Giang”. 2.Mục tiêu nghiên cứu:         Phân tích và đánh giá thực trạng về thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền   Giang để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của các đối tượng sử dụng. Qua đây chúng  em sẽ  đề  ra những giải pháp để  hoàn thiện hệ  thống thông tin thị  trường lao  động của tỉnh Tiền Giang. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ­ Đối tượng:   +Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố Mỹ Tho   +Trung tâm dạy nghề thành phố Mỹ Tho   +Sở lao động thương binh­xã hội Tiền Giang   +Các cơ sở sản xuất,doanh nghiệp trên địa bàn Tiền Giang. ­ Địa bàn:tỉnh Tiền Giang.  ­ Thời gian:2000­2009. 4.Phương pháp nghiên cứu: ­ Thu thập số liệu thống kê
  6. Thông tin thị trường lao động 6 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn ­ Phỏng vấn các đối tượng cần sử dụng thông tin thị trường lao động:người lao  động,doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động. ­ Phân tích,đánh giá 5.Nguồn số liệu: ­ Lấy số liệu Sở LĐ­TBXH tỉnh Tiền Giang ­ Các trung tâm giới thiệu việc làm 6.Kết cấu: Gồm:3 phần ­ Phần mở đầu ­ Phần nội dung: 3 chương    *Chương 1: Khái quát về thông tin thị trường lao động    *Chương 2: Thực trạng thông tin thị trường lao động tại tỉnh Tiền Giang     *Chương 3: Gỉai pháp nâng cao hiệu quả  thông tin thị  trường lao động tỉnh  Tiền Giang ­ Phần nhận xét và kiến nghị PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG I.Khái quát và vai trò của thông tin thị trường lao động:     1.Khái niệm:           1.1 Thông tin:      Thông tin là một nguồn lực­một thứ mà chúng ta có thể sử dụng để tạo  ra một thứ khác và cung cấp cho chúng ta các công cụ để ra quyết định.          1.2 Thông tin thị trường lao động:      Thông tin thị trường lao động là hệ thống các chỉ tiêu phản ánh trạng thái  các thành tố  của thị  trường lao động như:cung lao động,cầu lao động,các điều  kiện làm việc (tiền lương,trợ cấp…) và các trung gian thị trường lao động (các   tổ  chức và cơ  chế  hỗ  trợ  việc kết nối người làm việc (sức lao động) và chỗ  làm việc trống (người sử dụng lao động).     2.Vai trò: Các vai trò chính của thông tin thị trường lao động gồm:
  7. Thông tin thị trường lao động 7 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn Hoạch định và điều chỉnh các chính sách thị trường lao động chủ động và   thụ  động. Các nhà hoạch định chính sách cần có thông tin thị  trường lao động   về  các xu hướng việc làm,thất nghiệp và thiếu việc làm để  phân tích cung và  cầu lao động,thiết kế và triển khai các chính sách thị trường lao động. Đối với các trung tâm dịch vụ  việc làm,thông tin TTLĐ là loại thông tin   mà giám đốc và cán bộ trung tâm,người sử dụng lao động,người tìm việc có thể  sử dụng để so sánh các cơ hội hiện có. Đó là các thông tin về sự lựa chọn việc   làm và nghề nghiệp,tiền công và điều kiện làm việc,cầu lao động hiện nay và  địa điểm phân bổ việc làm và các lợi ích liên quan khác bao gồm đào tạo và phát   triển. Gíup cho Chính phủ và cộng đồng xã hội trong đánh giá những trợ cấp và   chi phí của hệ thống bảo hiểm xã hội cho người lao động với các nội dung như  trợ  cấp thất nghiệp,đền bù mất việc làm, đào tạo tái hòa nhập thị  trường lao   động,hưu trí… Cần cho các nhà đầu tư  trong quyết định các vấn đề  tuyển dụng,đào  tạo,phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp theo số lượng,chất lượng lao   động,kỹ năng nghề nghiệp,tiền lương và pháp luật lao động. Những người dạy nghề  cần thông tin TTLĐ để  thiết kế,thục hiện các  chương trình đào tạo theo tính hiệu, yêu cầu kỹ thuật nghề nghiệp, ngành nghề  của cầu lao động trên thị trường lao động.  II.Các yêu cầu đối với thông tin thị trường lao dộng: Thông tin TTLĐ  phải đảm bảo tính hệ  thống: hệ  thống thông tin thị  trường lao động phải được triển khai ở tất cả các đầu mối quản lý các cấp của  ngành Lao động­Thương binh và Xã hội và các cơ  quan,tổ  chức liên quan(Tài  chính,Đầu tư, Trung tâm dịch vụ việc làm…),qua đó tạo dựng môi trường đồng  nhất để cung ứng,trao đổi thông tin, tra cứu thông tin, xử lý thông tin. Mức độ chính xác của thông tin TTLĐ:phải đảm bảo độ tin cậy thì hiệu   quả của thông tin mới đi vào được cuộc sống,mới đáp ứng được cho việc ra các   quyết định một cách đúng đắn. thí dụ, nếu số người tìm việc làm trên thực tế  thấp hơn nhiều so với thông tin đưa ra thì khó có thể áp dụng các chương trình  có chất lượng cao để  giải quyết vấn đề. Mặc dù có thể  khó đảm bảo rằng   thông tin là chính xác tuyệt đối,song chúng ta vẫn cần quan tâm đến biên độ sai   số nếu định sử dụng thông tin đó cho việc ra các quyết định và lập kế hoạch.
  8. Thông tin thị trường lao động 8 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn Tính sử dụng của thông tin TTLĐ:phải gồm các thông tin thiết thực,phục  vụ  trực tiếp công tác quản lí, nghiên cứu,giới thiệu việc làm, tuyển dụng, đào   tạo lao động kỹ năng và điều chỉnh các khuyết tật của thị trường lao động… Tính cập nhật và liên quan đến yếu tố thời gian của thông tin TTLĐ:phải   được cập nhật một cách thường xuyên thông qua kết quả  các cuộc điều tra thị  trường lao động;điều tra lao động,việc làm, thu nhập của người lao động và số  liệu thống kê, báo cáo về các chỉ  tiêu cung cầu lao động,tiền lương(tiền công) … nếu không có thông tin cập nhật, chúng ta sử dụng thông tin đã lạc hậu một  vài năm,thì sẽ gặp nguy cơ ra quyết định sai lầm. công nghệ thông tin đóng vai   trò quan trọng trong việc hỗ trợ chúng ta tiếp cận với thông tin mới mẻ nhất. Thông tin thị  trường lao động phải có yếu tố  thời gian. Thí dụ  sẽ  vô   nghĩa khi nói tỷ lệ thất nghiệp là 6% nếu không có sự  tham chiếu đến yếu tố  thời gian. Tỷ  lệ  này phải là của tuần trước,tháng trước, năm trước hay 2 năm   trước đây…? Tính dễ  hiểu của thông tin TTLĐ:các chỉ  tiêu phải rõ ràng,dễ  hiểu. nếu   thông tin khó hiểu thì nhiều đối tượng(đặc biệt là người lao động) sẽ khó khăn  trong tiếp cận.  Thí dụ  các thông tin  ở  dạng văn bản sử  dụng ngôn từ  khó  hiểu,các dạng bảng phức tạp… thông tin thị  trường lao động cần được thể  hiện một cách đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính chi tiết, cụ thể cần có. Tính bảo mật­an toàn của thông tin TTLĐ:phải được nối mạng và mạng   thông tin phải được thiết kế  sao cho có khả  năng chống thâm nhập mạng trái  phép của các tin tặc, qua đó tránh được các hành động phá hệ  thống cũng như  đánh cắp các dữ liệu quan trọng.  Tính   hiệu   quả   của   thông  tin   TTLĐ:đầy   đủ,chất  lượng   và   tính   nhanh  nhạy. Thông tin thị trường lao động phải được các cơ quan tổ chức sử dụng một cách  rộng rãi,đem lại những kết quả tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của thị  trường lao động thúc đẩy tạo việc làm, thu nhập và tạo điều kiện phát triển  nguồn nhân lực. Tính khoa học của thông tin TTLĐ: Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học,kỹ thuật và công nghệ thông   tin,phương tiện và công nghệ  xử  lý thông tin được đổi mới. các chương trình  phần mềm và hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu mới liên tục xuất hiện, đặc biệt  là với sự phát triển của mạng internet, việc xây dựng cơ sở dữ liệu càng được   mở  rộng. Thông tin thị  trường lao động thực sự  trở  thành tiềm năng,là nguồn  
  9. Thông tin thị trường lao động 9 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn lực hữu hiệu phục vụ  cho quản lý, nghiên cứu, ra quyết định, giao dịch việc   làm… trong điều kiện như vậy, việc thu thập,xử lý,quản lý,cung ứng,xây dựng  cơ  sở  dữ  liệu về  thông tin thị  trường lao động phải đảm bảo tính khoa học.  Phải lựa chọn chương trình phần mềm,hệ  quản trị  cơ  sở  dữ  liệu và phương   tiện xử  lý thông tin phù hợp, đảm bảo tính khoa học hiện đại,tương thích các   cơ  sở  dữ  liệu của các cơ  quan liên trong và ngoài nước, vừa có khả  năng đáp  ứng được trước mắt vừa có khả năng thích hợp trong thời gian tới.   III.Đối tượng sử dụng thông tin thị trường lao động: Các cơ  quan nhà nước chức năng(ngành Lao động­Thương binh và Xã  hội, Bộ  Kế  hoạch và Đầu tư, Bộ  giáo dục và Đào tạo…) sử  dụng thông tin   TTLĐ để  hỗ  trợ  phát triển các chính sách mới và sửa đổi các chính sách hiện   hành. Người sử dụng lao động:cần thông tin TTLĐ nhằm:                 +   Tuyển   dụng   lao   động   cho  các   chỗ   làm   việc   trống   và   lập  kế  hoạch,chương trình tuyển dụng lao động cho các chỗ làm việc mới sẽ tạo ra   trong tương lai.         + Để hỗ trợ quá trình ra quyết định đầu tư           + Hỗ trợ người sử dụng lao động trong việc quyết định nên áp dụng   phương thức hoạt động nào? Có hiệu quả  hơn không khi áp dụng phương  thức sử  dụng nhiều lao động hoặc sử  dụng nhiều vốn? Điều này chủ  yếu  được quyết định theo bản chất sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng đồng   thời cũng bị   ảnh hưởng bởi tính sẵn có của lao  động kỹ  năng,mức tiền  lương thị trường lao động và tiền lương tối thiểu Nhà nước quy định. Người lao động:cần thông tin TTLĐ nhằm          + Hỗ trợ tìm việc làm phù hợp  Thí dụ,  ở  đâu có chỗ  làm việc trống? Loại hình công việc đang có nhu   cầu lao động?Địa điểm làm việc? Các kỹ năng cần có? Mức tiền lương?... triển   vọng của các nghề, các yêu cầu cụ  thể  của các kỹ  năng nghề  nghiệp, cách tự  tạo việc làm, lựa chọn thủ tục…         + Tìm kiếm các cơ hội đào tạo Hiện đang có các khóa đào tạo nào? Ở đâu? Chi phí đào tạo? Chính phủ  hỗ  trợ  chi phí một phần hay toàn bộ?... các thông tin này sẽ  giúp cho họ  trong   lựa chọn các hình đào tạo phù hợp với mục tiêu,năng lực của mỗi cá nhân và  khả tài chính của bản thân họ. Trung tâm giới thiệu việc làm:sử dụng thông tin TTLĐ để
  10. Thông tin thị trường lao động 10 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn         + Đánh giá và giám sát năng lực hoạt động và chú trọng các điểm cần   cải thiện;          + Hỗ trợ  trong thiết kế các hoạt động và dự  án mới nhằm phục vụ  khách hàng tìm kiếm việc làm hiệu quả hơn trên thị trường lao động;         + Hỗ trợ việc lập báo cáo trình cấp trên. Nhìn chung,các trung tâm giới thiệu việc làm cần các thông tin về  tình  hình thị trường lao động địa phương,vùng và cả nước ; các chỗ làm việc trống;   các điều kiện tham gia(như tuổi,trình độ nghề nghiệp, sức khỏe…), lương bổng  và điều kiện phục vụ  của người sử  dụng lao động;các chương trình về  giáo  dục và đào tạo để phục vụ người tìm việc.   Các cơ sở  đào tạo nghề : căn cứ  vào thông tin nhu cầu đào tạo, chuyển  đổi nhu cầu về  kỹ  năng nghề  nghiệp, tìm ra các tiêu chuẩn chất lượng đặc  trưng của từng kỹ năng cũng như  các yếu tố tác động đến nhu cầu đào tạo và  chất lượng đào tạo đối với các kỹ năng tương ứng. Các tổ chức và cá nhân khác:dùng thông tin TTLĐ để:          + Hỗ trợ việc ra quyết định các loại chương trình và hình thức hỗ trợ. Thí dụ,một số  tổ  chức quốc tế  hoạt động trong lĩnh vực hỗ  trợ  giảm   nghèo cần thông tin về  tiền lương,thu nhập,các ngành nghề, công việc  của lao động hộ  nghèo; các chỉ  số  đánh giá tỷ  lệ  nghèo; số  dân sống  ở  mức nghèo khổ;địa điểm sinh sống; các chương trình lao động chủ động   đang triển khai có tác động tích cực với giảm nghèo…           + Hỗ trợ việc thiết kế các chương trình và hoạt động thực tiễn về giảm  nghèo tại một vùng , quận hay thành phố tỉnh cụ thể… Ngoài ra,thông tin thị  trường lao động còn phục vụ  cho các đối tượng khác  tùy thuộc vào mục đích sử  dụng,chức năng nhiệm vụ  của từng cơ quan, cá   nhân, đó là:           ** Các nhà nước quản lý nhân lực           ** Các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo(các trường đào tạo đại học, cao   đẳng…)           ** Các viện nghiên cứu;           ** Học sinh sinh viên…    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG  TẠI TỈNH TIỀN GIANG 2000­2009:  I. Giới thiệu Sở Lao Động­Thương Binh Xã Hội tỉnh Tiền Giang:
  11. Thông tin thị trường lao động 11 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn 1.Sơ đồ tổ chức Sở Lao Động­Thương Binh Xã Hội tỉnh Tiền  Giang: Giám đốc Nguyễn Mạnh  Cường P. Giám  P. Giám  P. Giám  P. Giám  đốc đốc đốc đốc Nguyễn Lê Văn  Nguyễn  Nguyễn  Minh Vững Thị Hồng  Thị  Vỹ Hà Nguyệt Văn  Thanh  Phòng  Phòng  Phòng  Phòng  Phòng  Chi  phòng  tra Sở Kế  Lao  Dạy  Người  BTXH  cục  Sở Trần  hoạch  động ­  nghề có  ­ Bảo  Phòng  Nguyễ Thiện  – Tài  Việc  Lê  công vệ,  chống  n  Tín chính làm Phước  Nguyễ CSTE TNXH Ngọc  cường Lê  Nguyễ Tân n  Nguyễ Phan  Tài Văn  n Văn  vỹ Thanh  n Văn  Thanh  vỹ Huê  Lâm Thủy  Dự hà cường cường vỹ vững Trườ Trườ Trườn TT  Quỹ  Ban  TT  TT  ng TC  ng TC  g TC  Giới  Bảo  quản  Bảo  Chữa  nghề  nghề  nghề  thiệu  trợ  lý  trợ xã  bệnh  Tiền  KV  KV Gò  việc  trẻ em NTLS hội – Giáo  Giang Cai  Công làm  Cao  Phan  Nguyễ dục –  Nguyễ Lậy Nguyễ Tiền  Hoàng  Thanh  n Thị  LĐXH n  Châu  n  Giang Nhân Hoàng Khuyê Nguyễ Quốc  Văn  Minh  Lê  nguyệ vững n n Văn  Chẩn Vươn Đ ức Văn  t hà Quí  vỹ g vỹ Tươi cuong vỹ vỹ * Cơ cấu tổ chức: Ban  giám   đốc   sở:  Giám   đốc   và   các   Phó   Giám   đốc.   Việc   bổ   nhiệm   ,   miễn   nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và  xã  hội thực hiện theo tiêu chuẩn chuyên môn, nhgie65p vụ  do Bộ  Lao  động –  Thương binh và Xã hội ban hành và phân cấp quản lý cán bộ của Ủy ban nhân  dân tỉnh Các phòng giúp Giám đốc sở quản lý nhà nước: _Văn phòng Sở _Thanh tra Sở _Phòng kế hoạch – Tài chính _Phòng lao động­ việc làm _Phòng dạy nghề _Phòng người có công
  12. Thông tin thị trường lao động 12 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn _Phòng bảo trợ xã hội – bảo vệ chăm sóc trẻ em Tổ  chức giúp giám đốc sở  quản lý nhà nước chuyên ngành:Chi cục  phòng chống tê nạn xã hội Các tổ chức sự nghiệp thuộc sở trước mắt có _Trường trung  cấp nghề Tiền Giang _Trường trung cấp nghề khu vực Gò Công _trường trung cấp nghề khu vực Cai Lậy _Trung tâm bảo trợ xã hội _Trung tâm giới thiệu việc làm _Trung tân chữa bệnh­Giáo dục lao động xã hội _Ban quản lý nghĩa liệt sĩ và phục vụ mai hỏa tang _Quỹ bảo trợ trẻ em 2. Chức năng, nhiệm vụ Sở Lao Động­Thương Binh Xã Hội tỉnh  Tiền Giang:   Về  chức  năng:  Sở  Lao  động  – Thương  binh  và  Xã  hội  là   cơ   quan  chuyên môn thuộc  Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp  Ủy ban   nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, thương binh   và xã hội, về các dịch vụ công thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội   trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy   nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. Sở  Lao động – Thương binh và Xã hội chịu sự  chỉ  đạo quản lý về  tổ  chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo,   kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.   Về  nhiệm vụ:  Sở  Lao động ­Thương binh và Xã hội có 2 nhiệm vụ  sau:    ­ Về quản lý nhà nước:       + Xây dựng phương hướng, mục tiêu và giải pháp về  lĩnh vực công tác lao  động, thương binh và xã hội trong kế hoạch ngắn hạn, dài hạn theo kế  hoạch  chung của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và kế  hoạch phát triển kinh  tế ­ xã hội của tỉnh Tiền Giang.       + Tổ  chức hướng dẫn và thực hiện các chính sách, chế  độ  về  quản lý sử  dụng lao động, đào tạo nghề, kế  hoạch tài chính, chính sách  ưu đãi người có   công, bảo hiểm xã hội, các hoạt động bảo trợ  xã hội, xóa đói giảm nghèo,  
  13. Thông tin thị trường lao động 13 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn phòng chống tệ  nạn xã hội, thanh tra, kiểm tra các vấn đề  thuộc lĩnh vực lao   động, thương binh và xã hội,…      + Kiện toàn tổ chức bộ máy và tập huấn về nghiệp vụ cho cán bộ ngành Lao   động ­ Thương binh và Xã hội ở xã, phường, thị trấn.    ­ Các hoạt động sự nghiệp:      + Thực hiện cácc hoạt động tư vấn và giới thiệu việc làm.      + Thực hiện các chế độ, chính sách xã hội cho đối tượng thuộc ngành quản  lý và một số lĩnh vực phúc lợi cho cộng đồng dân cư.      + Thực hiện các hoạt động đào tạo nghề cho các loại đối tượng.  3.Quá trình hình thành  của Sở Lao Động­Thương Binh Xã Hội tỉnh  Tiền Giang: Trước 1975 ty thương binh và xã hội đóng trong chiến khu (rừng) 1975­1976 ty thương binh và xã hội tỉnh Mỹ Tho 1976­1988 sở thương binh và xã hội Tiền Giang 1988­2009 sở Lao động ­ Thương binh và Xã hội Tiền Giang II. Vài nét về tình hình thị trường lao động tại tỉnh Tiền  Giang: 1.Đặc điểm kinh tế­xã hội của tỉnh Tiền Giang: a) Đặc điểm kinh tế: Tiền Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên   2.481 km2, Tiền Giang là cửa ngõ nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với Thành phố  Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông. Hiện nay, Tiền Giang nằm trong vùng phụ  cận kinh tế  trọng điểm phía Nam (Thành phố  Hồ  Chí Minh ­ Đồng Nai ­ Bình  Dương ­ Bà Rịa ­ Vũng Tàu). Với địa thế đó, Tiền Giang có nhiều thuận lợi cho  phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, mở rộng giao lưu kinh tế. Tổng   giá   trị   tăng   thêm   (   GDP   –   giá   so   sánh   năm   2005   )   năm   2009:  7.377,547 tỷ  đồng. Tăng bình quân thời kỳ  2005­2009: 7,44%.GDP bình quân  đầu   người   năm   2009:   4,387   triệu   đồng,   tăng   bình   quân   thời   kỳ   2005­2009:   7,76%. Cơ cấu GDP năm 2009: _Khu vực I (nông – nghiệp ): 47,43%
  14. Thông tin thị trường lao động 14 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn _Khu vực II ( công nghiệp – xây dựng ): 16,58% _Khu vực III ( thương mại – dịch vụ ):  35,99% Cơ   cấu GDP năm 2009 đã có sự  thay đổi theo chiều hướng không còn   nặng về kinh tế nông nghiệp, khu vực I đã giảm gần 10%, tuy nhiên khu vực II  chỉ  tăng gần 3% cho thấy công nghiệp mới có bước phát triển nhưng chưa  mạnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009: 110 triệu USD, tăng bình quân thời  kỳ  2005­2009: 11,17% trong đó tỷ  trọng hàng công nghiệp chiếm 43,39%, tăng  17% so với năm 2005. Xuất khẩu hàng hóa tháng 05/2009 % thực hiện 5  Thực hiện tháng so   Kế  Tháng 5 5 tháng Cùng kỳ hoạch KIM NGẠCH 29.712 158.695 38,7 137,5  1.Kinh tế Nhà nước 6.257 47.880 ­ 174,2  2.Kinh tế tập thể 153 1.026 ­ 66,4  3.Kinh tế cá thể ­ ­ ­ ­  4.Kinh tế tư nhân 21.907 100.266 ­ 112,6  5.Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.395 9.523 ­ 148,1 Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009: 24,9 triệu USD, bình quân  thời  kỳ   2005­2009   giảm:   2,23%,   riêng   thời   kỳ   2005­2007   tăng   bình   quân   8,12%,  trong   đó   nhập   khẩu  máy   móc,   thiết   bị   chiếm   12,49%   và   nguyên  nhiên   liệu   87,51%. Nhập khẩu hàng hóa tháng 05/2009   % thực hiện 5  Thực hiện tháng so Tháng 5 5 tháng Kế  Cùng kỳ
  15. Thông tin thị trường lao động 15 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn hoạch KIM NGẠCH 5.109 30.488 41,8 117,0  1.Kinh tế Nhà nước 1.911 10.305 ­ 96,2  2.Kinh tế tập thể ­ ­ ­ ­  3.Kinh tế cá thể ­ ­ ­ ­  4.Kinh tế tư nhân 2.869 14.275 ­ 141,5  5.Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 329 5.908 ­ 148,6 Tổng sản lượng lương thực năm 2009: 1,324 triệu tấn /năm, tăng bình  quân  thời   kỳ   2005­2009:  0,31%,   tuy  nhiên  lương   thực   bình  quân  đầu  nguời   787,9 kg, giảm bình quân thời kỳ 2005­2009: 0,7%. Ngành may mặc là một trong những ngành cung cấp mặt hàng thiết yếu   trong đời sống xã hội nhằm giải quyết một trong những nhu cầu cơ bản của   con người; là ngành cần nhiều lao  động và Tiền Giang ­ với  ưu  điểm là  nguồn lao động dồi dào, ngành may mặc đã liên tục phát triển trong những  năm gần đây.  So với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang được  xem là một trong những tỉnh có ngành may mặc khá phát triển, có số  lượng   doanh nghiệp và lao động ngành may chiếm khoảng 16% so với toàn khu vực  đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh hiện có 08 doanh nghiệp sản xuất các sản  phẩm may mặc có quy mô tương đối lớn đang hoạt động, thu hút trên 9.000   lao động, tạo ra được 14,2 triệu sản phẩm năm 2006 Giá trị  sản xuất công  nghiệp tăng bình quân 17%/năm, là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai   sau ngành chế biến thủy sản với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 13%/năm,   chiếm khoảng 22,1% kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp (năm 2006).  Với tiềm năng phong phú, đa dạng, du lịch Tiền Giang từng bước phát   triển và có vị  trí quan trọng đối với sự  phát triển du lịch của thành phố  Hồ  Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt trong khuôn khổ dự án   phát triển du lịch Mê Kông được ký kết giữa chính phủ  Việt Nam và Ngân   hàng phát triển Châu Á (ADB). Thành phố Mỹ Tho được đầu tư nâng cấp cơ  sở hạ tầng du lịch, nhằm thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng và tăng cường  hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng sông Mê Kông. Hiện tại đã có 16 đơn vị 
  16. Thông tin thị trường lao động 16 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn kinh doanh lữ  hành hoạt động cùng với trên 200 thuyền máy vận chuyển  khách du lịch, 53 khách sạn và 12 nhà hàng, không ngừng nâng cao chất lượng  dịch vụ, sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong nước và quốc tế. Sông Tiền b) Đặc điểm xã hội: Với dân số  hơn 1,73 triệu dân, đa số  là dân số  trẻ  nên Tiền Giang có   một nguồn lao động rất lớn, số  người trong độ  tuổi lao động chiếm 74% so  với tổng số dân. Trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang là tỉnh  dân cư  có trình độ  học vấn bình quân cao nhất. Do vậy, lao động của Tiền   Giang khi được đào tạo có khả năng tiếp thu nhanh, kỹ năng lao động tốt. Tiền Giang gồm có: thành phố  Mỹ  Tho, thị  xã Gò Công, huyện Châu  Thành, Chợ Gạo, Cai Lậy, Cái Bè, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phước. Tiền Giang là tỉnh có truyền thống cách mạng, với 52.800  đối tượng  chính sách, có 22 nghĩa trang Liệt sĩ với hơn 20.300 mộ Liệt sĩ được qui tập, có  106 nhà bia ghi tên Liệt sĩ. Tỉnh có hơn 3.100 đối tượng an sinh xã hội và hơn 360 đối tượng tệ nạn  xã hội có hồ sơ quản lý, trong đó tập trung quản lý, giáo dục tại trung tâm giáo  dục lao động xã hội: 139 người. Tiền Giang có lực lượng cán bộ  khoa học ­ kỹ  thuật đông nhất đồng   bằng sông Cửu Long với 73.089 người; công nhân kỹ thuật 28.071 người; trung 
  17. Thông tin thị trường lao động 17 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn học chuyên nghiệp 30.387 người; trình độ cao đẳng và đại học là 14.465 người  và trên đại học là 166 người. Theo lết quả  tổng hợp sơ  bộ, kết quả  điều tra hộ  nghèo ( theo chuẩn   mới ban hành tại nghị quyết 170/2005/QD9­TT  ngày 08/7/2005 của Thủ tướng   Chính phủ ) thì toàn tỉnh có 74.828 hộ, tỷ lệ 20,29%. Mức sống dân cư của tỉnh   được đánh giá ở mức trung bình cùa vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 2.Sơ lược thông tin thị  trường lao động  thành phố  Mỹ  Tho trực   thuộc tỉnh Tiền Giang: TP Mỹ Tho là đô thị  tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang, vị trí ở  bờ  bắc hạ  lưu  sông Tiền, cách thành phố Hồ Chí Minh 72 km về hướng đông bắc, cách thành  phố Cần Thơ  100 km về hướng tây nam, có cảng Mỹ  Tho cách biển Đông 48  km, là nơi hội tụ  tuyến đường bộ  và đường sông nối các tỉnh đồng bằng sông  Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông.  Kinh tế chủ lực của thành phố Mỹ Tho là: thương mại­dịch vụ, sản xuất  CN­TTCN, thủy sản và nông nghiệp. Về thương mại­dịch vụ: Thành phố  Mỹ  Tho là trung tâm giao lưu kinh tế  thương mại lớn nhất   của tỉnh Tiền Giang. Hệ  thống thương nghiệp của Mỹ  Tho bao gồm các chợ,   phố  thương mại, các đại lý, vựa trái cây, vựa hàng bông, các bến bãi, các cửa   hàng ăn uống và các cơ sở dịch vụ. Thành phố Mỹ Tho hiện nay có 17 chợ gồm 01 chợ trung tâm, 16 chợ ở  các phường, xã, kinh doanh hầu hết các mặt hàng phục vụ  đời sống và sản   xuất. Trong tương lai, Mỹ  Tho sẽ  xây dựng thêm một số  chợ  và liên kết các  đơn vị  bạn xây dựng một số  siêu thị  để  phục vụ  nhu cầu mua sắm của nhân  dân. Toàn ngành thương mại có 6.649 hộ kinh doanh, tăng bình quân17%/năm,  trong đó hộ thương nghiệp tăng bình quân 5 %/năm, hộ ăn uống tăng 10%/năm  và hộ dịch vụ tăng  2%/năm. Doanh số năm 2003 đạt 3.873 tỷ đồng. Công nghiệp – TTCN:
  18. Thông tin thị trường lao động 18 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn Năm 2003 trên địa bàn thành phố  Mỹ  tho có 988 đơn vị  sản xuất, bao  gồm: kinh tế  Nhà nước, kinh tế  tập thể, doanh nghiệp tư  nhân, công ty trách   nhiệm hữu hạn và kinh tế cá thể. Sử dụng lao động khoảng 6.840  người. Chế  biến lương thực thực phẩm là ngành có giá trị  chiếm tỷ  trọng cao   nhất (60%). Nghề sản xuất nước đá cũng có nhiều triển vọng, hiện có 8 đơn vị  sản xuất nước đá phục vụ  cho ngành đánh bắt hải sản. Các ngành: nhựa, cơ  khí, dệt may, thức ăn gia súc, chiếu cói cũng phát triển mạnh. Năm 2003, giá trị  sản xuất công nghiệp và tiểu thủ  công nghiệp là 237   tỷ đồng, tăng  9% so năm 2002. Về nông ngư nghiệp: Tổng diện tích đất nông nghiệp thành phố  Mỹ  Tho hiện nay là   3.015    ha, trong đó vườn cây  ăn trái  2.243   ha với các loại cây có múi, nhãn các loại;  đất trồng cây hàng năm   772   ha với lúa, hoa màu, hoa kiểng. Thành phố  Mỹ  Tho hiện có 44 bè nuôi cá trên sông, 362 tàu đánh bắt thủy sản, chiếm 35,57%  số tàu toàn tỉnh; tổng công suất 83.545 CV, chiếm 65,4% so toàn tỉnh, sản lượng  36.000 tấn/năm. Về  lâu dài, nông nghiệp Mỹ  Tho sẽ  chuyển sang nông nghiệp sinh thái  phục vụ du lịch, phát triển vành đai thực phẩm với rau, trái an toàn, chất lượng   cao, phát triển sinh vật cảnh, hoa tươi … Phát triển đa dạng nuôi trồng thủy sản để sử  dụng hiệu quả mặt nước,  đồng thời gắn các hình thức khai thác mặt nước để phục vụ du lịch. Giữ  vững và nâng cao nghề  khai thác hải sản, tăng cường công nghiệp  chế biến để tiêu thụ cá cho ngư dân. Phát triển nông nghiệp ven đô gắn với việc hình thành và phát triển làng  nghề để giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ và   tăng thu nhập cho nhân dân.  Đào tạo nghề và giới thiệu việc làm
  19. Thông tin thị trường lao động 19 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn     ▪  Đào tạo nghề: Năm 2003 đến năm 2005, bình quân một năm Thành  phố  Mỹ  Tho đào tạo nghề  cho khoảng 4.000 lao động. Nâng lao động được  đào tạo từ 14,65% năm 2002 lên trên 20% vào năm 2005.     ▪  Giải quyết việc làm mới: Năm 2003 đến năm 2005, bình quân một   năm thành phố giải quyết việc làm cho khoảng 3.500 lao động. Đến năm 2005  hạ tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 5%.     ▪  Giải quyết việc làm thêm: Năm 2003 đến năm 2005 bình quân mỗi  năm thành phố  giải quyết việc làm thêm cho khoảng 15.000 lao động. Tăng  thời gian lao động trong nông nghiệp từ   85% năm 2002 lên 90% vào năm  2005. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 13 trường, cơ sở đạy nghề và giới   thiệu việc làm;  ▪  Trường Trung học và dạy nghề Nông nghiệp và Phát triển nông  thôn Nam bộ. Địa chỉ:Quốc lộ 50, ấp Phong Thuận B, xã Tân Mỹ Chánh.  ▪  Trường Trung học Bưu chính ­ Viễn thông II. Địa chỉ: Quốc lộ 50,  ấp Tân Tỉnh, xã Tân Mỹ Chánh, thành phố Mỹ Tho.  ▪  Trường dạy nghề trực thuộc Sở LĐ ­ TB ­ XH. Địa chỉ: Số 11B/17  đường Học Lạc, Phường 8, Thành phố Mỹ Tho.   ▪  Trường Cao đẳng cộng đồng dạy nghề (cơ sở 2). Địa chỉ: Số 3  đường Ngô Quyền, Phường 1, thành phố Mỹ Tho.  ▪  Trường Công nhân kỹ thuật giao thông (cơ sở 1). Địa chỉ: Số 6  đường 30/4, Phường 1, Thành phố Mỹ Tho.
  20. Thông tin thị trường lao động 20 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn  ▪  Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc Sở LĐ ­ TB ­ XH. Địa chỉ:  Số 30 đường Đinh Bộ Lĩnh, Phường 2, thành phố Mỹ Tho.  ▪  Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc Tỉnh Đoàn Tiền Giang. địa  chỉ: Số 4 đường Gạch Rầm, Phường 1, thành phố Mỹ Tho. ▪  Trung tâm giới thiệu việc làm Liên đoàn lao động thành phố Mỹ  Tho. Địa chỉ: Số 10, đường Nguyễn Trãi, thành phố Mỹ Tho.  ▪  Trung tâm Hướng nghiệp ­ Dạy nghề trược thuộc Sở Giáo dục ­  Đào tạo tỉnh Tiền Giang. Địa chỉ:  Số 11, đường Hùng Vương, phường 7,  thành phố Mỹ Tho.  ▪  Cở sở dạy may công nghiệp. Địa chỉ: Số 169 đường Ấp Bắc,  phường 5, thành phố Mỹ Tho.  ▪  Cơ sở Phướng ­ Anh dạy nghề uốn tóc số  10/1 đường Đinh Bộ  Lĩnh, Phường 8, Thành phố Mỹ Tho.  ▪  Cơ sở dạy nghề may công nghiệp trực thuộc Hội Phụ Nữ tỉnh Tiền  Giang. Đại chỉ: Số số  2, đường Lê Lợi, phường 1, thành phố Mỹ Tho.  ▪  Cơ sở dạy nghề may công nghiệp trực thuộc Hội Phụ Nữ thành phố  Mỹ Tho. Địa chỉ: Số 28 đường Ngô Quyền, phường 1, thành phố Mỹ Tho. NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO I Trung cấp nghề II Sơ cấp nghề 1 Điện công nghiệp 1 Điện công nghiệp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2