intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi số: Cơ hội và thách thức cho ngành bán lẻ Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài viết "Chuyển đổi số: Cơ hội và thách thức cho ngành bán lẻ Việt Nam" là tập trung phân tích thực trạng, đánh giá cơ hội và thách thức của việc chuyển đổi số đối với ngành bán lẻ Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp cho những hạn chế mà ngành bán lẻ đang đối mặt trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi số: Cơ hội và thách thức cho ngành bán lẻ Việt Nam

  1. 140 CHUYỂN ĐỔI SỐ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM Digital transformation: Opportunities and challenges for retails in VietNam ThS. Mai Thị Hồng Đào, ThS. Phạm Phương Mai ThS. Cao Thị Thanh Trúc, ThS. Trần Thanh Quân Trường Đại học Văn Hiến Email: DaoMTH@vhu.edu.vn, MaiPP@vhu.edu.vn TrucCTT@vhu.edu.vn, QuanTT@vhu.edu.vn Tóm tắt Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong cách mạng công nghiệp 4.0, mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp bán lẻ từ hoạt động quản lý điều hành, kinh doanh và sử dụng hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp. Chuyển đổi số mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ. Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn đang là một trong những thị trường hấp dẫn nhất thế giới với nhiều lý do như: Tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới, dân số hơn 96 triệu người, dân số trẻ và năng động dễ dàng tiếp cận với công nghệ, đây chính cơ hội lớn để ngành bán lẻ tạo sự đột phá và lợi thế cạnh tranh nhờ chuyển đổi số. Bên cạch đó chuyển đổi số làm thay đổi cách thức mua sắm, tiêu dùng của khách hàng. Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế số hiện nay, chuyển đổi số phải là vấn đề được quan tâm hàng đầu, là sự cấp thiết và sống còn của ngành bán lẻ để tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững. Từ khóa: Chuyển đổi số, thị trường bán lẻ Việt Nam. Digital transformation plays an important role in the industrial revolution 4.0, brings many benefits to retail businesses from operating management, business activities and efficient application of resources. Digital transformation opens up many opportunities for Vietnamese businesses, especially those in the retail sector. Vietnam's retail market is still one of the most attractive markets in the world by many reasons such as: One of the most rapid growing economic it the world rapid economic growth compared to the region, population of more than 96 million people, young and dynamic population with easy access to technology, that is a great opportunity for the retail industry to create a breakthrough and competitive advantage through digital transformation. Besides, digital transformation changes the way customers shop and consume. However, in the current digital economy context, digital transformation must be the top concern, the urgency and survival of the retail industry to increase. Keywords: Digital transformation, Vietnam's retail market. 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, Việt Nam chính thức bước vào Kỷ nguyên cách mạng công nghệ với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự gia tăng của ứng dụng công nghệ số. Chuyển đổi số góp phần làm thay đổi mạnh mẽ, đột phá và tác động rất lớn đến tất cả các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh từ y tế, giáo dục, quản lý nhà nước đến các hoạt động sản xuất, dịch vụ và lĩnh vực bán lẻ. Ngành bán lẻ gần đây cũng phát triển nhanh với sự có mặt của các ông lớn trong ngành bán lẻ trong khu vực và trên thế giới, do đó đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ số khiến cho ngành bán lẻ chịu tác động mạnh mẽ. Vì thế, trong bối cảnh cạnh tranh, việc kết hợp thị trường trực tuyến và trực tiếp dựa vào ứng dụng công nghệ sẽ đem lại trải nghiệm mua sắm đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh. Mục tiêu của bài viết tập trung phân tích thực trạng, đánh giá cơ hội và thách thức của việc chuyển đổi @ Trường Đại học Đà Lạt
  2. 141 số đối với ngành bán lẻ Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp cho những hạn chế mà ngành bán lẻ đang đối mặt trong giai đoạn hiện nay. Một số chính sách của nhà nước liên quan đến chuyển đổi số tại Việt Nam Luật an ninh mạng được quốc hội phê chuẩn ngày 12/06/2-18 và có hiệu lực từ ngày 01/01/0219 quy định nghĩa vụ của các công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng tại Việt Nam qua mạng viễn thông hoặc Internet; các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến trong và ngoài nước đề phải lưu trữ thông tin khách hàng trong khoảng thời gian quy định. Hàng loạt các nghị quyết của chính phủ như Nghị quyết số 36a/ NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/03/2018 của Bộ chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nội dung nghị quyết đề cập đến các chính sách phát triển và đổi mới công nghệ nhằm ứng dụng công nghệ tiên tiến, tận dụng cơ hội của công nghiệp 4.0, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/09/2016 của Bộ chính trị ban hành một số hướng dẫn chủ trương chính sách tham gia tích cực vào cách mạng công nghệ 4.0 Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định các nhiệm vụ, giải pháp trong đó tập trung các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI-Artificial intelligence) nhằm thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử, đổi mới toàn diện hoạt động quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh, phong cách làm việc của người Việt Nam. 2. Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu của Rammohan Sundaham và cộng sự (2020) về mô hình chuyển đổi số và tác động đối với doanh thu và chuỗi cung ứng. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá mô hình phân phối trong chuyển đổi số, thách thức trong quá trình chuyển đổi số theo mô hình mới; đồng thời đánh giá doanh thu sau khi chuyển đổi số mô hình phân phối. Giải pháp đề xuất của nghiên cứu ưu tiên chuyển đổi và điều phối hoạt động kinh doanh theo hướng các nhân hóa khách hàng, tập trung vào công nghệ khác biệt hóa, đào tạo nhân sự đáp ứng nhu cầu công nghệ liên tục cải tiến không ngừng. Nghiên cứu của Timothy Sturgeon và Ezequiel Zylberberg (2016) nghiên cứu trường hợp Việt Nam trong bối cảnh công nghệ truyền thông toàn cầu và xác định hạn chế trong quá trình tăng trưởng bao gồm chất lượng đào tạo chuyên gia công nghệ, kỹ năng quản lý là hệ sinh thái khởi nghiệp kém. Bài viết dựa trên số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức phát triển kinh tế, Tổ chức thương mại thế giới, Chính phủ Việt Nam và hiệp hội ngành nghề tại Việt Nam. Giải pháp của nghiên cứu là khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý khai thác khả năng tham gia thị trường toàn cầu nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư nước ngoài; mà muốn làm được điều này thì khả năng công nghệ chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng. Nghiên cứu của Nguyen Thi Hang (2021) tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi ứng dụng nền tảng công nghệ số; xây dựng mô hình mẫu trong kinh doanh sàn giao dịch điện tử B2B nhằm kết nối doanh nghiệp với khách hàng doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả, thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số, có thêm thông tin khách hàng để đề xuất giải pháp phù hợp cho dịch vụ chăm sóc khách hàng. Bài viết đề xuất doanh nghiệp cần tích cực nắm bắt cơ hội chuyển đổi số, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ, đào tạo nhân lực, tích cực đưa nền tảng công nghệ mới vào ứng dụng hoạt động kinh doanh. @ Trường Đại học Đà Lạt
  3. 142 Nghiên cứu của Tran Hung Nguyen (2021) trình bày chi tiết về thực trạng thương mại điện tử tại Việt Nam, dựa trên các số liệu thống kê và dự báo triển vọng thị trường của các tổ chức nghiên cứu thương mại điện tử trong nước và quốc tế; Bài viết đề xuất giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam đó là triển khai giải pháp toàn diện trên cơ sở phối hợp giữa chính phủ, các doanh nghiệp thương mại điện tử, các doanh nghiệp logistics, các cơ sở đào tạo nhân lực. Nghiên cứu của Bùi Thanh Tráng và cộng sự (2021) tập trung vào đánh giá thực trạng hoạt động thương mại bán lẻ trên nền tảng số giai đoạn trước và trong đại dịch Covid-19 bằng phương pháp nghiên cứu tại bàn, phỏng vấn chuyên gia và nghiên cứu bài học điển hình để từ đó xây dựng nhóm giải pháp giúp đẩy mạnh hiệu qủa kinh doanh trực tuyến của các nhà bán lẻ trong tương lai. Bài viết của nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích số liệu của Tổng cục thống kê, các công ty nghiên cứu thị trường và tham khảo các nghiên cứu trước đó làm cơ sở dữ liệu, nhận định cơ hội thách thức của thị trường bán lẻ Việt Nam khi ứng dụng công nghệ chuyển đổi số để đề xuất giải pháp phù hợp trong giai đoạn hiện nay. 3. Tổng quan về thị trường bán lẻ tại việt nam 3.1. Một số khái niệm liên quan 3.1.1. Thị trường bán lẻ Việt Nam Bán lẻ (Retail) là hoạt động mua sản phẩm từ các nhà sản xuất, nhà bán buôn hay các công ty bán lẻ lớn và bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Các đơn vị bán lẻ thường hoạt động dưới nhiều quy mô, hình thức khác nhau như cửa hàng đơn hay chuỗi cửa hàng hay hợp tác xã... Thị trường bán lẻ (Retail market) là thị trường ở đó diễn ra hoạt động bán lẻ, những người bán lẻ và người tiêu dùng là hai tác nhân chính của thị trường. Những người bán lẻ (cá nhân, tổ chức) và người tiêu dùng tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa trong một khuôn khổ khung pháp lý nhất định. Một số mô hình bán lẻ phổ biến hiện nay như: (1) Mô hình bán lẻ qua cửa hàng: Đây có thể nói là mô hình bán lẻ kinh điển, xuất hiện từ rất lâu và đến nay vẫn còn hiệu quả như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng chuyên dụng, tạp hóa. Mô hình này đòi hỏi các doanh nghiệp bán lẻ phải có địa điểm cố định để thu hút khách hàng đến mua sắm trực tiếp, nhóm khách hàng mục tiêu của mô hình này chủ yếu là cá nhân và hộ gia đình. (2) Mô hình bán lẻ chuyên biệt: Mô hình này tập trung vào những nhu cầu cụ thể của khách hàng, chú trọng vào tiện ích và trải nghiệm của khách hàng để gia tăng tính cạnh tranh, tạo ra lợi thế cho riêng mình như cửa hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm dinh dưỡng chức năng, điện tử, điện máy, vàng bạc đá quý… (3) Mô hình không qua cửa hàng: Mô hình này không có cửa hàng cố định, kinh doanh chủ yếu thông qua website, tivi, bán hàng lưu động… So với mô hình bán hàng trực tiếp qua cửa hàng, mô hình này linh loạt hơn, tiết kiệm chi phí hơn, tuy nhiên khó kiểm soát được lượng hàng tồn kho nên đôi khi mất đi cơ hội bán hàng. (4) Mô hình thông qua bưu chính: Mô hình này khá đơn giản, không đòi hỏi người bán phải có cửa hàng, nhà kho hay văn phòng, người bán in catalogue hoặc tờ rơi để phát, người mua đặt hàng qua điện thoại hoặc website, hàng sẽ được giao qua đường bưu điện đến tay khách hàng. Mô hình này thường áp dụng cho hàng hóa thông thường, hàng hóa chuyên biệt, hàng mới, hàng đặt mua dài hạn (sách, báo…)… @ Trường Đại học Đà Lạt
  4. 143 (5) Mô hình máy bán hàng tự động: Mô hình này xuất hiện ở các nước phát triển cũng khá lâu, ở Việt Nam hiện nay cũng khá phổ biến, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nước giải khát, thường được đặt ở khu vực công cộng như khu dân cư, tòa nhà, trường học… Mô hình này được khá nhiều người thích, nhất là giới trẻ bởi sự tiện lợi và nhanh chóng. (6) Mô hình bán hàng online: Internet ra đời giúp phát triển thêm hình thức bán hàng online, vừa tăng thêm sự thuận tiện cho khách hàng vừa giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số. Trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để tồn tại và phát triển bắt buộc các doanh nghiệp phải đa dạng hình thức bán hàng từ offline đến online. (7) Mô hình nhượng quyền thương mại: Mô hình này khá phổ biến ở Việt Nam, tập trung nhiều ở lĩnh vực nhà hàng, cà phê, thức ăn nhanh, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe, giải trí… Mô hình này thích hợp cho những doanh nghiệp nhỏ, mới bắt đầu chưa biết cách tổ chức và vận hành nên cần có doanh nghiệp lớn, thương hiệu nổi tiếng để làm theo, tránh rủi ro. 3.1.2. Chuyển đổi số trong bán lẻ Chuyển đổi số (Digital Transformation) được hiểu là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới (Theo Microsoft). Chuyển đổi số là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số, bằng cách áp dụng công nghệ mới như điện toán đám mây (Cloud), dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IOT)… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty để vừa theo kịp sự phát triển của công nghệ 4.0 hiện nay (Theo Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại và phát triển Công nghệ FSI Việt Nam). “Chuyển đổi số trong bán lẻ là chuyển dịch từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo mô hình chuỗi cung ứng (Supply chain) sang tập trung vào khách hàng, theo mô hình chuỗi giá trị số (Digital value chain) dựa trên dữ liệu” (Theo Nikki Baird, Phó chủ tịch về Đổi mới bán lẻ (VP, retail innovation) của Aptos - Tạp chí Forbes). Sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ cùng với thói quen mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng trẻ ngày càng thay đổi làm cho các doanh nghiệp bán lẻ phải đổi mới để tăng tiện ích, giá trị và trải nghiệm cho khách hàng đồng thời tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chuyển đổi số trong lĩnh vực bán lẻ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng, tối ưu hóa quá trình đặt hàng, xử lý đơn hàng đến vận chuyển và giao hàng, việc kiểm tra lưu kho cũng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng để phân tích insight của khách hàng cũng dễ dàng và thuận lợi hơn. Chuyển đổi số trong bán lẻ giúp doanh nghiệp thiết kế lại chuỗi giá trị, kết hợp với các mô hình kinh doanh khác tạo ra hệ sinh thái trong bán lẻ. 3.2. Tổng quan thị trường bán lẻ Việt Nam Thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển qua từng năm và ngày càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Ngành bán lẻ Việt Nam đã không ngừng phát triển trong nhiều năm qua, năm 2019 tổng giá trị bán lẻ hàng hóa 3.743.000 tỷ đồng, 12.4% so với cùng kỳ 2018. Số lượng và quy mô các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị và trung tâm thương mại tăng qua từng năm, điển hình nhất, sôi nổi nhất là các hệ thống siêu thị, với tốc độ tăng trưởng doanh thu cao cùng với các thương vụ sát nhập quy mô lớn trong năm 2019. @ Trường Đại học Đà Lạt
  5. 144 Đến năm 2020 và 2021 nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 bùng phát. Đây là hai năm khó khăn nhất, khốc liệt nhất của các doanh nghiệp, tuy nhiên thị trường bán lẻ vẫn duy trì mức tăng trưởng cao, giá trị bán lẻ tăng bình quân gần 205 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 5% so với năm 2019. Nhìn vào mức tăng trưởng hàng năm, có thể hình dung nếu không có đại dịch Covid-19 thì thị trường bán lẻ Việt Nam chắc chắn sẽ có nhiều bước tiến đáng kể. Hình 1: Giá trị bán lẻ hàng hóa Tỷ đồng 4,000,000 3,944,936 3,950,894 3,900,000 3,800,000 3,743,000 3,700,000 3,600,000 2019 2020 2021 Nguồn: Tính toán và tổng hợp từ Sapo Năm 2019 Sapo đã thực hiện khảo sát 5.249 chủ doanh nghiệp, kết quả cho thấy 30% doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn 10%, 31% doanh nghiệp tăng trưởng nhẹ dưới 10%, 19% doanh nghiệp giữ ổn định và 20% doanh nghiệp bị sụt giảm (Hình 2). 20% 30% Sụt giảm Không tăng trưởng 19% Tăng trưởng nhẹ 10% 31% Hình 2: Hiệu quả kinh doanh bán lẻ năm 2019 so với 2018 Nguồn: Tính toán và tổng hợp từ Sapo Đến năm 2020 Sapo đã thực hiện khảo sát 10.000 chủ doanh nghiệp, kết quả cho thấy 15,3% doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn 10%, 15.4% doanh nghiệp tăng trưởng nhẹ dưới 10%, 18.6% doanh nghiệp giữ ổn định không tăng trưởng và 50,7% doanh nghiệp bị sụt giảm. Có thể thấy rõ qua hình 3, doanh nghiệp sụt giảm và doanh thu chiếm tỷ trọng khá lớn với 50,7%, năm 2020 thị trường bán lẻ cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi Covid-19, thiên tai làm ảnh hưởng lớn đến nhu cầu, thói quen mua sắm của người tiêu dùng dẫn số lượng doanh nghiệp tăng trưởng giảm mạnh rõ rệt so với trước khi xảy ra dịch bệnh. @ Trường Đại học Đà Lạt
  6. 145 15.3% Sụt giảm Không tăng trưởng 15.4% 50.7% Tăng trưởng nhẹ 10% 18.6% Hình 3. Hiệu quả kinh doanh bán lẻ năm 2020 so với 2019 Nguồn: Tính toán và tổng hợp từ Sapo Năm 2020, trong giai đoạn giãn cách xã hội do ảnh hưởng bởi Covid-19 đã làm thay đổi hoàn toàn thói quen mua sắm của người mua hàng. Tuy các doanh nghiệp bán lẻ vẫn duy trì hình thức bán hàng trực tiếp nhưng phần lớn chuyển đổi sang mô hình kinh doanh online vì nhu cầu mua hàng online tăng cao. Có thể thấy qua hình 4, số lượng doanh nghiệp bán lẻ trực tiếp chỉ chiếm hơn 27%, hơn 45% doanh nghiệp đẩy mạnh hình thức kinh doanh online, gần 19% chuyển hoàn toàn sang hình thức online. Chính sự thay đổi sang mô hình bán đa kênh đã giúp một số nhà bán lẻ thích ứng với sự biến động của thị trường, dần phục hồi và tăng trưởng trở lại như trước Covid-19. 9.03% Đẩy mạnh kinh doanh online Chủ yếu kinh doanh trực tiếp 18.56% 45.21% Chuyển đổi hoàn toàn sang online Ngưng kinh doanh 27.20% Hình 4: Thay đổi mô hình kinh doanh trong dịch Covid-19 năm 2020 Nguồn: Tính toán và tổng hợp từ Sapo 4. Chuyển đổi số: cơ hội và thách thức 4.1. Cơ hội Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến cả nền kinh tế trong đó thị trường bán lẻ cũng không tránh khỏi, rất nhiều doanh nghiệp thua lỗ và nguy cơ đóng cửa. Tuy nhiên cũng có thể nói chính đại dịch Covid-19 đã tạo ra động lực để các doanh nghiệp chuyển đổi số để tồn tại @ Trường Đại học Đà Lạt
  7. 146 và phát triển. Sự chuyển đổi số mạnh mẽ khi mua sắm trên internet phát triển mạnh từ thành thị đến nông thôn thông qua nhiều nền tảng mua sắm trực tuyến, tăng cường trải nghiệm cho khách hàng, đa dạng hóa hình thức thanh toán thay vì chỉ sử dụng tiền mặt như trước kia, bên cạnh đó các doanh nghiệp bán lẻ còn ứng dụng chuyển đổi số trong vận hành để tối ưu nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á Thái Bình Dương, tuy phải chịu rất nhiều biến động kinh tế do Covid-19 nhưng GDP Việt Nam vẫn giữ ở mức tăng 2.58%, dù là tăng trưởng thấp nhất trong 30 năm qua nhưng dự báo sẽ phục hồi trở lại ở mức 5.5% trong năm 2022. Qui mô dân số ngày càng đông với hơn 95 triệu người, cơ cấu dân số trẻ, người tiêu dùng Việt Nam không chỉ có nhu cầu mua sắm ngày càng cao mà còn dễ thích ứng với những phương thức bán hàng đa kênh. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đầu tư vào công nghệ thông tin và chuyển đổi số để thay đổi phương cách tiếp cận khách hàng, kiến tạo thêm nhiều giá trị hơn để gia tăng năng lực cạnh tranh. Sau khi toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, thói quen và hành vi của khách hàng đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Đa số khách hàng thích mua sắm sản phẩm trực tuyến hơn là ghé mua trực tiếp tại cửa hàng. Dù là mua sắm quần áo, trang thiết bị, đặt vé máy bay, ăn uống, đồ gia dụng… các nền tảng trực tuyến giờ đây đã trở thành lựa chọn hàng đầu của khách hàng vì yếu tố tiện lợi. Có thể thấy sự phát triển của chuyển đổi số trong thị trường bán lẻ hiện nay là xu hướng tất yếu, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp để thu hút và giữ chân khách hàng như: 4.1.1. Tăng cường trải nghiệm khách hàng: Lĩnh vực bán lẻ phụ thuộc nhiều vào hành vi tiêu dùng và sức mua của khách hàng, thị trường bán lẻ hiện nay gặp nhiều biến động do sự thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày càng thông minh hơn, có nhiều sự lựa chọn trong mua sắm hơn. Bên cạnh đó các trải nghiệm công nghệ mới làm cho khách hàng phát sinh nhu cầu và đòi hỏi nhiều hơn từ doanh nghiệp, khách hàng không chỉ mua hàng chất lượng nhất mà còn hơn nữa là mua giải pháp và trải nghiệm tốt nhất. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã tích hợp nhiều tiện ích cho khách hàng thông qua tạo ra nhiều hệ sinh thái khi mua sắm, có thể kể đến những thương hiệu nổi tiếng và quen thuộc tiên phong trong việc chuyển đổi số như Vingroup, Masan, công ty cổ phần Thế Giới Di Động… 4.1.2. Đa dạng hình thức thanh toán tạo sự thuận tiện cho khách hàng: Xu hướng mới cho thấy nhiều doanh nghiệp bán lẻ trực tiếp cũng như trực tuyến đã đa dạng hóa hình thức thanh toán, khuyến khích nhiều thanh toán khác thay cho tiền mặt như thanh toán thẻ, áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi khi thanh toán qua app, ví Momo, Vnpay, Vietel Pay… Theo con số thống kê được đăng trên tạp chí chuyên ngành ngân hàng đến cuối năm 2021 cả nước có trên 80 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua Internet và 44 tổ chức triển khai thanh toán qua điện thoại di động, 34/37 tổ chức phi ngân hàng cung cấp các dịch vụ ví điện tử. Trong 10 tháng đầu năm 2021, thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động, QR Code thu hút lượng lớn khách hàng sử dụng, tăng cả về số lượng và giá trị so với năm 2020. Cụ thể: tăng 49,39% về số lượng, 29,14% về giá trị đối với thanh toán qua Internet; tăng 72,67% về số lượng, 85,09% về giá trị đối với giao dịch thanh toán qua điện thoại di động và tăng 54,24% về số lượng, 120,64% về giá trị đối với thanh toán qua QR code. Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước, số tài khoản cá nhân đã tăng 45,5% so với năm 2016, có 13 triệu ví điện tử được kích hoạt (gấp 3 lần so với năm 2018), các giá trị thanh toán di động tăng 794%, thanh toán Internet tăng 353% và thanh toán @ Trường Đại học Đà Lạt
  8. 147 qua POS tăng 139,5% so với năm 2016. Với kết quả đạt được khá ấn tượng cho thấy Việt nam là thị trường tăng trưởng thanh toán điện tử cao, các hoạt động thanh toán thuận tiện. 4.1.3. Tối ưu năng lực vận hành, tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả hoạt động: Bên cạnh việc trực tiếp giúp doanh nghiệp bán lẻ tăng thêm trải nghiệm cho khách hàng, sự phát triển của công nghệ và chuyển đổi số còn giúp các doanh nghiệp bán lẻ tối ưu hóa năng lực vận hành, dễ dàng quản lý hệ thống và tinh gọn bộ máy, phát triển đội ngũ nhân sự, đem lại năng suất lao động cao hơn giúp các doanh nghiệp bán lẻ nâng cao năng lực cạnh tranh. 4.2. Thách thức Chuyển đổi số mang đến nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp bán lẻ từ khâu tìm kiếm khách hàng tiềm năng đến giao hàng và thu thập ý kiến phản hồi, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp bán lẻ nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức như: 4.2.1 Mức độ chuyển đổi số chưa cao Thị trường bán lẻ là một trong những thị trường có mức độ cạnh tranh khốc liệt bởi đây vẫn đang là thị trường màu mỡ nhưng lại là “miếng bánh” không của riêng ai do rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đều muốn gia tăng thị phần để thống lĩnh thị trường. Đòi hỏi các nhà kinh doanh bán lẻ phải bắt kịp với xu hướng tiêu dùng mới của người tiêu dùng thông qua chuyển đổi số để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên sự chuyển đổi số chỉ tập trung ở những doanh nghiệp bán lẻ lớn và doanh nghiệp thương mại điện tử. Số lượng lớn doanh nghiệp bán lẻ còn lại mức độ chuyên nghiệp chưa cao, chỉ tập trung chuyển đổi số vào khâu đặt hàng và thanh toán. Các khâu còn lại như chuyển đổi số trong quản lý nhập xuất tồn hàng hóa, quản lý doanh nghiệp, quản lý dữ liệu khách hàng… chưa được triển khai đồng bộ. 4.2.2. Ứng dụng công nghệ VR, AR vào trải nghiệm khách hàng Thực tế tăng cường (Augmented Reality – AR) và thực tế ảo (Virtual Reality – VR) đang ngày càng trở nên phổ biến và là những thành phần thiết yếu của hệ sinh thái chuyển đổi số. Đây là hai ứng dụng được ưa chuộng và đang có xu hướng phát triển trong thời gian gần đây. Công nghệ VR, AR giúp tăng tương tác trong trải nghiệm khách hàng, các hoạt động giao tiếp dễ dàng và nhanh chóng hơn, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên hiện nay chưa nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ này, khi thị trường tràn ngập các công nghệ hỗ trợ cho trải nghiệm khách hàng nhưng doanh nghiệp chưa trang bị AR và VR sẽ làm cho doanh nghiệp mất đi lợi thế cạnh tranh. 4.2.3. Chênh lệch năng lực chuyển đổi số giữa các doanh nghiệp lớn và khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chuyển đổi số được nhận định là lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên công nghệ số nhưng có thể thấy để có thể triển khai một cách đồng bộ không chỉ các doanh nghiệp muốn là được mà có rất nhiều rào cản thực hiện đó là các nguồn lực tham gia vào quá trình chuyển đổi như nhân sự, vốn, kỹ thuật, thay đổi mô hình kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp lớn đã có sự chuẩn bị và từng bước xây dựng lộ trình chuyển đổi số, bên cạnh đó họ có nguồn vốn lớn, đầu tư vào nguồn lực mạnh và năng lực kết nối thành hệ sinh thái bền vững. Đối với khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ việc chuyển đổi số chưa được đồng bộ do hạn chế về nguồn lực, thiếu cơ sở hạ tầng về công nghệ, tâm lý lo sợ rò rỉ thông tin nội bộ. @ Trường Đại học Đà Lạt
  9. 148 5. Kết luận và giải pháp Như vậy, trong giai đoạn hiện nay vấn đề chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu và là yếu tố sống còn của doanh nghiệp tác động đến tất cả lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 và trong bối cảnh đại dịch Covid- 19 vừa qua thì việc ứng dụng các công nghệ số vào lĩnh vực bán lẻ Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, là động lực cho các doanh nghiệp thay đổi để vừa đáp ứng nhu cầu thị trường vừa gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó sự thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng cũng như nhu cầu, mong muốn của các khách hàng ngày càng đa dạng và có sự lựa chọn khắt khe hơn trong việc mua sắm hàng hóa trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp bán lẻ cần sáng tạo ra những mô hình kinh doanh hấp dẫn song song với chuyển đổi số để vừa kích cầu vừa tăng trải nghiệm, qua đó doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, tương tác với khách hàng trong mọi lúc mọi nơi, thu thập và phân tích insight khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp bán lẻ tối ưu hóa nguồn lực, tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng hiệu quả trong quản lý và vận hành, việc trao đổi giữa các phòng ban cũng dễ dàng, nhanh chóng hơn rất nhiều. Do đó, để thúc đẩy nền kinh tế - xã hội nói chung và đối với ngành bán lẻ Việt Nam nói riêng thì việc sử dụng công nghệ số, chuyển đổi số là một giải pháp, một xu thế hiệu quả để phát triển nhanh và bền vững, nhóm tác giả khuyến nghị một số giải pháp như sau: 5.1. Đối với nhà nước Thứ nhất, hỗ trợ phát triển các nền tảng số của Việt Nam và giới thiệu rộng rãi đến cho các doanh nghiệp qua các kênh thông tin. Việc phát triển các nền tảng “Made in Vietnam” này góp phần phát triển hạ tầng công nghệ và thuận lợi trong quá trình tương tác hoặc gặp khó khăn trong quá trình sử dụng đối với các doanh nghiệp. Nhà nước đóng vai trò kết nối giũa các doanh nghiệp cung cấp và các doanh nghiệp cần chuyển đổi ứng dụng công nghệ. Thứ hai, xây dựng cơ sở dữ liệu và kết nối dữ liệu đồng bộ giữa các ngành giúp việc triển khai công nghệ, triển khai các nền tảng số được triển khai tốt, nhà nước đóng vai trò là đầu mối dữ liệu kết nối và chia sẻ. Thứ ba, nhà nước cần xây dựng khung thể chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng trong môi trường kinh doanh ứng dụng công nghệ do sự phát triển công nghệ diễn ra khá nhanh chóng đặc biệt là giai đoạn dịch covid do đó hoạt động quản lý còn nhiều lúng túng, có nhiều bất cập ảnh hưởng đến lợi ích người tiêu dùng. Thứ tư, thúc đẩy nâng cấp hạ tầng kỹ thuật số phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng của người sử dụng về số lượng và chất lượng ổn định, nâng cấp và phát triển các mạng di động để theo kịp xu hướng thế giới. Thứ năm, nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn an ninh mạng, do đó việc có những phần mềm chuyên dụng để phát hiện những lỗ hổng bảo mật và các nguy cơ gây mất an toàn thông tin. 5.2. Đối với doanh nghiệp Thứ nhất, cần xây dựng lộ trình chuyển đổi số phù hợp với thực trạng, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xây dựng lộ trình giúp doanh nghiệp biết cần tập trung ứng dụng công nghệ vào bước cần thiết nào trước trong toàn bộ quy trình từ đó tiếp tục triển khai ở các bước tiếp theo. @ Trường Đại học Đà Lạt
  10. 149 Thứ hai, cần có sự tư vấn của các chuyên gia hoặc các đối tác cung cấp phần mềm, ứng dụng hoặc giải pháp công nghệ để việc thực hiện chuyển đổi số đi đúng hướng. Thứ ba, đào tạo nhân sự qua các chương trình đào tạo ngắn hạn, tập huấn tại doanh nghiệp do các chuyên gia công nghệ hướng dẫn thực hành. Thứ tư, ưu tiên các giải pháp công nghệ thông minh để có thể hoạch định nhân lực phù hợp, tự động hóa các quy trình, thời gian triển khai ngắn, linh hoạt vận hành bộ máy trong điều kiện kinh phí hạn chế đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ năm, doanh nghiệp ít vốn việc chuyển đổi số sẽ gặp khó khăn, tuy nhiên chuyển đổi số không còn là xu thế mà yếu tố sống còn nếu doanh nghiệp muốn phát triển, do đó doanh nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân, ngoài việc kêu gọi đầu tư, vay vốn có thể dựa vào sự hỗ trợ của nhà nước và đề xuất với cơ quan quản lý ngành để được hỗ trợ tốt nhất. Chuyển đổi số làm doanh nghiệp thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh cũ, tiếp cận với công nghệ tiến bộ và thay đổi liên tục do đó cần có sự thống nhất và dứt khoát trong quá trình thay đổi. Cuối cùng, ứng dụng công nghệ cần được triển khai đồng bộ, cập nhật những xu hướng mới của công nghệ và lựa chọn ứng dụng công nghệ phù hợp với mô hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và đảm bảo hòa nhập với xu thế chung. Tài liệu tham khảo 1. Bùi Thanh Tráng, Hoàng Thu Hằng, Đỗ Thị Hải Ninh, Dương Ngọc Hồng, Hoàng Ngọc Nhu Ý (2021), Kinh doanh thương mại trên nền tảng số của Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trước và trong dịch Covid-19, Trường ĐH Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 2. Hoang Tùng (2020), Xu hướng chuyển đổi sang bán hàng đa kênh, online của các nhà bán lẻ, Bnews, TTXVN. https://bnews.vn/xu-huong-chuyen-doi-sang-ban-hang-da-kenh-online-cua- cac-nha-ban-le/182454.html 3. Nguyen Thi Hang (2021), Optimizing the Transaction with Customers Directions to Digital Transformation for Enterprise, Turkish Journal of Computer and Mathematics Education, Vol.12, No.11. 4. Pham Viet Duy (2020), Báo cáo bán lẻ: Tiềm năng tăng trưởng lớn cho chuỗi bán lẻ, MBS Equity research. 5. Rammohan Sundaham, Rajeev Sharma, Anurag Sakya (2020), Digiatal Transportation of business model: a systematic review of impact on revenue and supply chain, Vol: 11, Issue: 05. May 2020, p:09-21. 6. Song Hà (2022), Rào cản “cản” doanh nghiệp chuyển đổi số, Thời báo VN Economy. https://vneconomy.vn/rao-can-can-doanh-nghiep-chuyen-doi-so.html. 7. Timothy Sturgeon và Ezequiel Zylberberg (2016), The Global Information and communications technology industry: where Vietnam fits in global value chains, World Bank Group - Trade and Competitiveness Global Practice Group. 8. Tran Hung Nguyen (2021), Developing electronic commerce in the period 2020-2025, Journal of contemporary Issues Business and Goverment Vol.27, No.2, 2021. 9. Báo cáo Thị trường số Việt nam: đón đầu và đột phá do Công ty giải pháp 10. Marketing Adsota thuộc Appota Corporation. 11. 2020 Asia Pacific SMB Digital Maturity study, Research Insights by IDC, CISCO. @ Trường Đại học Đà Lạt
  11. 150 12. Digital 2021 Vietnam, We are social & Hootsuite. 13. Digital economy and Digital Transformation in Viet nam:A reader prepered for roundtable series on EVFTA, EVIPA and Post COVID-19. Economic Recovery in Viet nam, Delegation of the European Union to Viet Nam. 14. https://resources.base.vn/management/ban-do-chuyen-doi-so-nganh-ban-le-659 15. https://chuyendoisodoanhnghiep.info/chuyen-doi-so-nganh-ban-le/ 16. https://weone.vn/loi-ich-xu-huong-va-giai-phap-chuyen-doi-so-trong-nganh-ban-le 17. https://www.sapo.vn/blog/sapo-cong-bo-ket-qua-khao-sat-toan-canh-kinh-doanh-2018 @ Trường Đại học Đà Lạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2