intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đã đến lúc tôi mua lại công ty của mình! (Phần 1)

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

150
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi công ty đã từng sáp nhập hay lấy mất công ty của bạn làm ăn thất bại và bạn muốn mua lại công ty của mình thì chẳng phải lo thiếu cách đâu. Ngày nay, doanh nghiệp thiết kế trang web của Richard Warner - What’s Up Interactive – giống như con phượng hoàng hồi sinh từ đống tro tàn. Bị tàn phá bởi một vụ sáp nhập, công ty Whats Up có trụ sở ở Atlanta gần như bị sụp đổ hoàn toàn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đã đến lúc tôi mua lại công ty của mình! (Phần 1)

  1. Đã đến lúc tôi mua lại công ty của mình! (Phần 1) Khi công ty đã từng sáp nhập hay lấy mất công ty của bạn làm ăn thất bại và bạn muốn mua lại công ty của mình thì chẳng phải lo thiếu cách đâu. Ngày nay, doanh nghiệp thiết kế trang web của Richard Warner - What’s Up Interactive – giống như con phượng hoàng hồi sinh từ đống tro tàn. Bị tàn phá bởi một vụ sáp nhập, công ty Whats Up có trụ sở ở Atlanta gần như bị sụp đổ hoàn toàn. Đầu năm 2000, khi mà dịch vụ Internet đang phát triển ở đỉnh cao, ông Warner, 47 tuổi, đã sống như trong mơ. Ông có 2 triệu USD, và một công ty gồm 20 nhân viên phát triển vượt quá cái tầng hầm của ông (bao gồm phòng ngủ, bếp ăn và thư phòng), và được 3 công ty khác nhau đề nghị mua. Ông lựa chọn cẩn thận, và rồi ký hợp đồng với một tập đoàn truyền thông được niêm yết Nasdaq. Khi doanh thu bán hàng của công ty đạt 2.5 triệu USD thì công việc kinh doanh bắt đầu suy thoái. Ba tháng sau, ông Warner quay lại bàn đàm phán để tìm cách mua lại công ty của mình. Ông nói: "Rõ ràng là công ty không đi đúng hướng. Tôi sẵn sàng trả lại họ toàn bộ số tiền và cổ phiếu, nhưng họ không đồng ý." Giấc mơ tan tành Bây giờ với tư cách là một nhân viên, ông Warner chỉ có chút ít quyền hành, nhưng ông không bỏ cuộc. "Tất cả giá trị của tôi là ở công ty. Công ty của tôi đã từng rất vững mạnh, còn tôi lúc đó phải chứng kiến công ty mà chính tôi, vợ tôi và bạn bè gây dựng nên tan thành mây khói." Vào tháng 3 năm 2002, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Số cổ phiếu ông Warner nhận được trong vụ mua bán gần như vô giá trị và một nửa nhân viên của công ty bị sa thải. Đến khi ông Warner lên tiếng yêu cầu ban lãnh đạo công ty rút lui thì giám đốc điều hành mới đồng ý bán phần còn lại của Whats Up cho ông. Doanh thu hàng năm của công ty giảm xuống chỉ còn $800.000, và thông báo chấm dứt hợp đồng lao động được gửi tới các nhân viên còn lại. Ông Warner đã phải nhặt nhạnh từng đồng. Ông nói: "Tôi đã chuẩn bị khá nhiều tiền để mua lại công ty." Bạn bè khuyên ông đừng trả một xu nào. Nhưng cuối cùng, ông cũng mua lại Whats Up với giá 35,000 USD tiền mặt trong một vụ giao dịch kéo dài chưa đến 4 tuần. Sự đổ vỡ của các liên doanh liên kết Câu chuyện của ông Warner không phải là hiếm hoi. Làn sóng hoạt động sáp nhập tràn qua tất cả các khu vực của nền kinh tế trong thời kỳ 1990 đến 2000, làm nhiều nhà khởi sự doanh nghiệp — nay là nhân viên — mắc kẹt trong con tàu công ty cũ sắp chìm nghỉm của họ. Ben Emmons, phó chủ tịch của Sun Capital
  2. Partners Inc., một công ty cổ phần tư nhân ở Boca Raton, Florida chuyên tài trợ cho các giao dịch mua lại quyền quản lý, nói: "Người mua luôn nói rằng họ sẽ trả mức giá cao và sẽ không thay đổi gì ở công ty cả. Nhưng các liên kết kinh tế mà họ dự kiến hiếm khi thành hiện thực" Trước tình hình đó, các sáng lập viên phải lựa chọn giữa việc mua lại công ty hoặc bỏ đi. Nhưng mua lại không phải lúc nào cũng dễ như bán đi. Theo ông Emmons, trước tiên, bạn phải dự trữ nguồn vốn cá nhân và nắm rõ tình hình tài chính thực của công ty. "Bạn phải tính toán chính xác bạn có thể chi ra bao nhiêu, vay bao nhiêu, và cơ cấu vốn sẽ như thế nào." Ông Warner đã gặp may: Khoản tiền phải bỏ ra để mua lại công ty nhỏ, và ông có khả năng huy động tiền vốn từ quỹ của các cá nhân và bạn bè. "Hiệu quả nhất là khi các sáng lập viên mua lại được công ty bằng vốn của mình," ông Emmons nói. “Nhưng khi không thể làm như vậy, thì họ có thể nhờ tới sự trợ giúp tài chính của một số nơi khác”. Kiến tha lâu đầy tổ Mark Bonenfant, thành viên công ty luật Buchalter, Nemer, Fields & Younger ở Los Angeles nói: "Nguồn tiền để thực hiện giao dịch có thể đến từ các quỹ cổ phần tư nhân hay những người cho vay vốn.” Các luật sư như ông Bonenfant có thể tuyển dụng và chỉ đạo một nhóm kế toán viên và nhân viên ngân hàng cần có để tài trợ cho vụ mua bán. Một công ty cổ phần tư nhân cũng có thể hướng dẫn thực hiện các giao dịch này và mang tới cho bạn một nhóm các chuyên gia của công ty. Tuy nhiên, trong trường hợp này, nhà khởi sự chưa chắc đã sở hữu được phần lớn cổ phiếu của công ty. "Một quỹ cổ phần tư nhân đang tìm cách đầu tư vào cổ phiếu và họ làm tăng giá mua lên 30 đến 45%," ông Bonenfant nói. Bằng cách đó, họ nắm giữ được lượng lớn cổ phiếu. Phần dành cho ban quản lý có thể chỉ còn 5 – 10%. Tất nhiên là một công ty cổ phần tư nhân là chủ sở hữu vốn và sẽ đầu tư vào hoạt động quản lý cũng như vào hoạt động kinh doanh. Điều này có nghĩa là người khởi sự doanh nghiệp được tự do quản lý công ty hàng ngày nhưng vẫn phải báo cáo cho những người sở hữu vốn. Nhưng ngay cả các quỹ tài chính lớn nhất cũng không thể một mình thực hiện toàn bộ công việc. "Khi còn thiếu tiền mua lại công ty thì có thể đi vay," ông Bonenfant nói. Nguồn vay này có thể lấy từ một công ty tài chính hoặc một ngân hàng lớn. Hãy tìm đến các nhà cho vay bảo lãnh truyền thống hay các quỹ vay trung gian. Mỗi nguồn đều có các chương trình cho vay khác nhau: Các nguồn vay bảo lãnh thì đòi hỏi thế chấp bằng tài sản của doanh nghiệp, trong khi quỹ trung gian không đòi hỏi bảo lãnh nhưng lại yêu cầu bạn trả bằng một số cổ phiếu nhất định như một "động lực" vậy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2