Dân tộc Thái
lượt xem 8
download
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở Việt Nam có dân số 1.550.423 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam, có mặt trên hầu hết tỉnh, thành phố. Người Thái cư trú tập trung tại các tỉnh: Sơn La [Mương La] - (572.441 người, chiếm 53,2% dân số toàn tỉnh và 36,9% tổng số người Thái tại Việt Nam), Nghệ An(295.132 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh và 19,0% tổng số người Thái tại Việt Nam).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dân tộc Thái
- Dân tộc Thái I. Đặc điểm : Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở Việt Nam có dân số 1.550.423 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam, có mặt trên hầu hết tỉnh, thành phố. Người Thái cư trú tập trung tại các tỉnh: Sơn La [Mương La] (572.441 người, chiếm 53,2% dân số toàn tỉnh và 36,9% tổng số người Thái tại Việt Nam), Nghệ An(295.132 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh và 19,0% tổng số người Thái tại Việt Nam), Thanh Hóa (225.336 người, chiếm 6,6% dân số toàn tỉnh và 14,5% tổng số người Thái tại Việt Nam), Điện Biên [Mương Thèng ] (186.270 người, chiếm 38,0% dân số toàn tỉnh và 12,0% tổng số người Thái tại Việt Nam), Lai Châu [Mương Lay] (119.805 người, chiếm 32,3% dân số toàn tỉnh và 7,7% tổng số người Thái tại Việt Nam), Yên Bái [Mương Lo] (53.104 người), Hòa Bình (31.386 người), Đắk Lắk (17.135 người), Đắk Nông (10.311 người)... Ngoài ra còn có chừng 20.000 người Thái gốc Việt Nam sinh sống tại nước ngoài, chủ yếu là Pháp và Hoa Kỳ. Dân tộc Thái bao gồm nhiều nhóm : 1. Nhóm Thái Đen (Táy Đăm) : Cư trú chủ yếu ở 2 tỉnh Sơn La, Hoàng Liên Sơn và các huyện Điện Biên, Tuần Giáo tỉnh Lai Châu. Ở miền Tây Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh, những nhóm Tày Thanh (Man Thanh), Tày Mười, Tày Khăng đã bị ảnh hưởng nhiều về văn hóa và nhân chủng của các cư dân địa phương Lào. Họ đến Việt Nam vào khoảng thế kỉ thứ XI và XII. Bộ phận Tày Thanh từ Mường Thanh (vùng Điện Biên) qua Lào và Thanh Hóa tới Nghệ An cách
- đây hai, ba trăm năm. Nhóm này gần gũi với nhóm Thái Yên Châu (Sơn La) và chịu ảnh hưởng văn hóa Lào. Bộ phận Tày Mười ban đầu là một phần dân cư xã Chiềng Pấc di vào Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh từ thời Lê Thái Tổ. 2. Nhóm Thái Trắng (Táy Đón và Táy Khao) : Cư trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu và các huyện Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phú Yên (Sơn La). Ở Đà Bắc thuộc Hà Liên Sơn, có một số Thái Trắng đã chịu ảnh hưởng đậm của văn hóa Tày. Ở Sa Pa, Bắc Hà, những nhóm gốc Thái Trắng ngày nay đã Tày hóa. Một số nhóm Thái ở Thanh Hóa cũng gốc từ Thái Trắng. Thái Trắng là con cháu người Bạch Y đã cư trú từ lâu ở Tây Bắc và Nam Vân Nam. Nhưng phải đợi đến đầu thiên niên kỉ thứ II sau Công nguyên, họ mới chiếm được ưu thế ở dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai Châu. Đến thế kỉ thứ XIII, họ đã làm chủ Mường Lay. Ở vùng ven song Hồng, họ đến sớm hơn người Thái Đen vì trong hành trình hành quân, Lạng Chượng đã gặp các tù trưởng Thái Trắng ở dọc đường. Bộ phận Thái Trắng sau phát triển thế lực sang các vùng Quỳnh Nhai (Sơn La), Mường Tè (Lai Châu), tới Mường Tấc (Phú Yên) và một bộ phận xuống Đà Bắc và Thanh Hóa 3. Một ngành khác, gồm nhiều nhóm phức tạp : Cư trú chủ yếu ở Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hà Sơn Bình) và các huyện miền núi hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh. Nhóm Thái Mộc Châu từ Lào sang vào khoảng thế kỉ XIV chịu ảnh hưởng về nhân chủng và văn hóa của cả 2 ngành Thái Trắng và Thái Đen. Nhóm Thái Mai Châu gốc từ miền Bắc Hà (Hoàng Liên Sơn) chuyển về vào khoảng thế kỉ XIV, từ đó xuống Mường Khoáng (Thanh Hóa) và một số ngược lên Châu Mộc (Sơn La), hòa vào nhóm Thái cũ đã ở đó. Người Thái ở Thanh Hóa tiếp tục được bổ sung bằng những luồng di dân từ Lào qua hay Tây Bắc về, có quan hệ qua lại huyết thống với văn hóa và người Mường. Bộ phận Tày Mường hay Tày
- Chiềng là nhóm đông đảo nhất ở Nghệ Tĩnh cơ cấu không thống nhất gồm nhiều nhóm nhỏ họp thành, có mặt muộn nhất ở đất Nghệ Tĩnh vào thế kỉ XIV. Nhóm đến đầu tiên là nhóm lập nghiệp ở Mường Nọc (Quế Phong) sau lan rộng ra thành lập 2 trung tam khác: Châu Tiến (Quỳ Châu) và Khun Tinh (Quỳ Hợp). Một số nhóm ở vùng Cửa Rào trên song Nậm Pao (ngọn sông Lam) được gọi là Tày Pao hay các nhóm ở huyện Tương Pương, Con Cương đến cùng thời gian đó hay muộn hơn. II. HÌNH THÁI KINH TẾ : Khi đến Việt Nam, người Thái đã biết làm ruộng nước. Nước là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc trồng lúa, cần quanh vụ và khi có nước mới bắt đầu cày cấy được. Đồng bào đã phải bỏ nhiều công sức để hoàn thiện hệ thống thủy nông thích hợp với việc trồng lúa ở những thung lũng chạy dọc theo các con suối và khai phá thêm ruộng đồng. Nhiều đoạn trong các sách sử và truyện kể của người Thái đã ghi chép lại việc khai khẩn đất đai mở rộng diện tích canh tác ở những vùng ven sông Đà từ Quỳnh Nhai qua Thuận Châu, Mường La đến Phù Yên (Sơn La), vùng Mường Lay, Mường Thanh, Than Uyên (Lai Châu), vùng Mường Lò, Mường Cha (Nghĩa Lộ nay thuộc Hoàng Liên Sơn), vùng Mường Hạ, Mường Pa (Mai Châu – Hà Sơn Bình), vùng Mường Khoòng ( Thanh Hóa), vùng ba huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ Tĩnh)... Qua nhiều thế hệ, người Thái đã có nhiều sáng kiến tạo ra những công trình thủy lợi thích hợp với địa thế ruộng đất. Họ có nhiều kinh nghiệm trong việc đào mương, đắp phai, bắc ống dẫn nước về ruộng, cũng như trong việc sử dụng một cách phổ biến và rất tài tình chiếc con nước, một thứ máy móc đơn giản, vào việc dẫn nước vào ruộng.
- Cũng đã từ lâu, người Thái biết dùng cày và sức kéo (trâu, bò) vào việc canh tác. Có giả thiết cho tên tự gọi của đồng bào Táy, chính là tên tự giới thiệu với các cư dân khác tộc mình là người cày ruộng. Tuy nhiên, trước Cách mạng Tháng Tám, ở một nơi chưa dùng cày, vẫn dùng lối “hỏa canh thủy nậu”. Đồng bào đốt rơm, rạ, cỏ ở ruộng rồi tháo nước vào cho trâu quần sục bùn hoặc bừa thẳng không cần cày bằng bừa răng gỗ rồi cấy lúa. Lối canh tác này thích hợp với tinh chất đất đai ở một số thửa ruộng miền núi mà ở đây nếu dùng cày hay bừa sâu quá lớp đất màu xốp và mỏng thì lại làm hỏng đất. Nó chỉ thích hợp khi việc bón phân chưa xảy ra. Việc dùng phân bón từ phân chuồng, phân bắc, phân xanh cho đến phân hóa học là một biến đổi lớn trong sinh hoạt sản xuất của đồng bào từ sau ngày giải phóng. Trước kia, việc gieo mạ và làm mạ có nhiều cách khác nhau và rất đáng lưu ý. Đồng bào thường ngâm giống vào nước ấm và cứ 20 cân giống lại hòa một lạng muối. Khi hạt mọc mầm, đem gieo vào ruộng mạ. Cách gieo có nơi cây mạ đã lên cao được hai đốt ngón tay. Khi cây mạ cao 20 – 25 phân, đồng bào nhổ lên cấy đầy vào thửa ruộng mạ khác. Khi cây mạ cứng cáp, họ lại nhổ lên và cấy vào ruộng. Cách cấy chuyển qua hai thửa ruộng mạ, theo quan niệm của đồng bào, làm cây lúa khỏe, mọc nhanh. Nói chung, trước đây, lúa chỉ cấy một vụ, rất ít nơi hai vụ. Hiện nay, tình hình cấy hai vụ lại phổ biến. Những giống mới được đem trồng cho năng suất khá cao. Trước đây, ruộng chỉ cung cấp cho cư dân Thái một số lượng lương thực hàng năm và cũng không thật đầy đủ để nuôi người và gia súc. Đó là không kể một bộ phận Thái không nhỏ chỉ sống về nương rẫy. Nương nhằm cung cấp một số lương thực nhất định: lúa, ngô, khoai, sắn… và một số sản phẩm khác: vừng, lạc, bầu, bí, rau xanh để dùng làm thức ăn, bông chàm để đáp ứng nhu cầu về quần, chăn, màn, đệm…Bên cạnh ruộng, nương trở thành một tư liệu sản xuất không thể thiếu được đồng bào. Nương nhằm
- cung cấp một số lương thực thực phẩm nhất định: lúa, ngô, khoai, sắn…và một số sản phẩm khác: vừng, lạc, bầu, bí, rau xanh để dung làm thức ăn, bông chàm để đáp ứng nhu cầu về quần áo, chăn, màn, đệm…Nương Thái có 2 loại: nương hay rẫy như nương lúa, ngô, sắn làm hai, ba năm phải bỏ hóa, thường đi đôi với các công cụ là gậy chọc lỗ hay cuốc. Nương bông, chàm đã được xới, bón kĩ, có nơi còn bón lót, cày ải. Loại nương này đã bắt đầu được thâm canh nhưng chưa đến mức độ chuyển hóa thành ruộng hay thành vườn được. Nương rau cũng ở tình trạng này. Trước Cách mạng, ở vùng Thái, hiếm thấy những mảnh vườn rau như ở dưới xuôi. Ngược lại, nhà nào cũng có một loại “vườn treo” dùng để trồng một vài khóm hành hay các cây làm đồ gia vị. Đó là những máng gỗ đựng đất đặt ở sàn phía sau nhà. Sau ngày giải phóng, việc trồng lúa có năng suất cao hơn là nhờ tiếp thu những kĩ thuật và phương pháp canh tác mới. “Nước, phân, cần, giống” được chú trọng và giải quyết tùy theo khả năng của địa phương với sự giúp đỡ của Chính phủ. Đã xuất hiện những công cụ cải tiến, những máy móc loại nhỏ hay vừa… Đất được khai thác mạnh hơn nhờ làm thủy lợi, bỏ phân tro, tăng diện tích, tăng vụ. Sản lượng lúa có nơi đã đạt trên 4 tấn/ha, trung bình 2 – 3 tấn/ha. Nhờ ruộng đất, đời sống cư dân Thái có phần sung túc hơn cư dân quanh vùng. Nhưng họ cũng chưa thoát khỏi cảnh tháng ba, ngày tám, những năm đói kém do lũ lụt, hạn hán gây ra. Họ không bị chết đói là nhờ có rừng bao quanh có khả năng cung cấp cho họ các thứ củ hay than cây có chất bột. Lại them, từng mùa, rừng cung cấp các loại rau, quả, hạt dại, nấm, mộc nhĩ, măng, rêu đá, các loại côn trùng. Dưới khe suối có tôm, cua, ốc, cá nhỏ… Những thứ đó thường xuyên tham gia vào 2 bữa ăn chính hang ngày của đồng bào. Nên hài lượm vẫn đóng một vị trí nhất định trong đời sống kinh tế của những cư dân này.
- Rừng còn cung cấp cho đồn bào nguyên vật liệu để làm nhà, đan lát những gia cụ, cung cấp củi đun, dầu thắp sáng, những cây thuốc và những lâm thổ sản quý. Hiện nay do chính sách thu mua lâm thổ sản và khuyến khích viêc khai thác và trồng rừng, có hợp tác xã đã thu thập được những món tiền lớn góp phần nâng cao đời sống xã viên. Trong rừng, các loại chim, thú là đối tượng để đồng bào săn bắn. Tuy nhiên, nghề này chưa bao giờ chiếm vị trí quan trọng vì ở rừng nhiệt đới, thú nhiều đến đâu cũng không thể cung cấp lượng thịt thường xuyên cần thiết cho con người. Vả lại cư dân trồng trọt, người Thái chỉ săn bắn lúc nhàn rỗi với mục đích bảo vệ mùa màng. Săn có nhiều thể loại từ lối săn tập thể có tính sơ khai như lối săn đón, vây ráp để xua thú ngã xuống khe hay để người đón bắn, hoặc để thú xô vào lưới đã giăng sẵn cho đến cách săn cá nhân bằng nỏ, bằng súng hỏa mai. Đồng bào cũng săn bằng bẫy, nhưng ít phổ biến hơn các cư dân ở trên rẻo cao, vì đi đôi với việc chăn nuôi thả rông, bẫy đôi khi lại có tác dụng ngược lại. Tên tẩm thuốc độc cũng rất ít nơi biết dùng. Trái với săn bắn, nghề đánh cá phát triển hơn.“Pây kin pa, má kin lẩu” tức là đi ăn cá, về uống rượu là câu nói cửa miệng của đồng bào. Cá là món ăn thường thấy trong bữa ăn thường ngày và không thể thiếu được trên mâm lễ và khi nhà có khách. Nên ngoài việc nuôi cá ruộng tài tình và phổ biến, hàng năm có thể cung cấp cho mỗi gia đình hàng tạ cá để làm mắm, sấy khô, các con sông, con suối chảy qua bản là nguồn cung cấp thường xuyên của đồng bào. Phổ biến nhà nào cũng có một chiếc chài, đơm, đó…có nhiều loại và mỗi loại có chức năng khác nhau thích hợp với đối tượng và môi trường đánh cá. Đặc biệt là đến mùa lũ, có cách làm chặng. Suối được ngăn hướng dòng nước chỉ chảy vào một chiếc cầu tre, một đầu được nâng cao cho nước không chảy tới. Đến đầu chặng, cá bị mắc cạn không ra được. Nếu chặng to, mỗi mùa nước có thể thu được hàng chục tạ cá.
- Trừ những ngày đánh cá tập thể toàn mường hay toàn bản được tổ chức vào những dịp có liên quan đến tôn giáo, người dân dùng lưới quay, duốc cá, làm chặng… hay đánh cá cá nhân đều được hưởng cá bắt được, không phải chia cho bọn thống trị. Tuy nhiên có nơi chúa đất cũng chiếm riêng những khúc sông lắm cá, những hang nhiều tôm, cũng như chiếm các hang don, tổ ong, các khu rừng thú hay về. Rừng không chỉ là nguồn cung cấp, dữ trữ nguyên liệu lương thực, là đất để săn bắn, mà còn là nơi chăn gia súc. Ở đây ít có những đồng cỏ lớn. Nhưng ở từng địa phương, người Thái vẫn tìm kiếm được chỗ để thả rông trâu bò trong những lúc không dùng chúng vào sản xuất. Xưa kia mỗi bản hay những bản cạnh tranh nhau thường khoanh một vùng, thường là một thung lũng hẹp, kín gọi là “púng”. Púng thường chỉ có một lối ra vào. Còn chỗ nào hở trâu chui qua được thì được rào kín. Trâu sống đó từng bầy, tự bảo vệ nhau chống thú rừng. Đàn trâu có nơi tới hàng trăm con. Việc thả rông trâu bò nay không thích hợp vì đồng bào quanh năm đã cầy cấy vụ này tiếp vụ khác. Hợp tác xã đã phải có kế hoạch xây dựng chuồng trại và chăn dắt. Đồng bào chú ý chăn nuôi lợn và gia cầm để dung vào những dịp tế lễ, cúng bái hay khi nhà có khách và để nộp quan, nộp chúa. Mỡ lợn được dữ trữ quanh năm. Các nghề thủ công của người Thái chưa tách khỏi nông nghiệp và chỉ có thể coi là nghề phụ gia đình. Có thể nói phụ nữ Thái là những thợ dệt chăm chỉ, lành nghề, sản xuất không những đủ chăn, màn, quần áo cho gia đình mà còn đem trao đổi. Người Thái nổi tiếng với những tấm thổ cẩm dệt rất tinh vi với những môtip hoa văn hình thú, chim, cây cối. Đôi nơi, họ có khả năng dệt những hình lãnh tụ nhiều màu. Nghề đan lát là công việc của đàn ông. Họ chỉ đan những mặt hàng thô kệch dùng hàng ngày. Lác đác có những bản người Thái có lò gốm, nơi làm vại, nơi làm nồi, với chiếc bàn xoay thô sơ, năng suất thấp. Người nông dân Thái kiêm làm đồ
- gốm này chỉ nhân hàng đặt và sản xuất vào những tháng nông nhàn. Có một số ít người biết làm nghề bạc, nghề rèn. Trong xã hội hầu như không có chợ búa, việc trao đổi hàng hóa thường chỉ hạn chế vào một số nhu yếu phẩm và chủ yếu là dưới hình thức hàng đổi hàng với các cư dân khác tộc ở rẻo giữa và rẻo cao. Thỉnh thoảng có những chuyến hàng ngược sông hay những đoàn ngựa, bò của các thương nhân người Lào, người Miến đem các nhu yếu phẩm đến bán hoặc trao đổi lấy những sản phẩm địa phương. Ở một vài địa điểm vùng ven biên giới, chợ được tổ chức định kì. Dưới thời Pháp thuộc, nảy sinh hình thức độc quyền buôn bán của một số chúa đất. Nhưng khi cách mạng thành công, hình thức buôn bán độc quyền nhường chỗ cho hình thức thương nghiệp xã hội chủ nghĩa với những cửa hàng mậu dịch, những trạm thu mua và những hợp tác xã mua bán. III. VĂN HÓA VẬT CHẤT : 1. VẬN CHUYỂN : Cũng như các dân tộc khác, trong 54 dân tộc anh em, người Thái cũng sử dụng cá phương tiện vận chuyển cổ xưa: gùi, cưỡi ngựa, thồ song phổ biến nhất là gánh, còn gùi theo kiểu chằng dây đeo vắt qua trán là các hình thức vận chuyển thông dụng trên bộ. Ở dọc các con sông lớn, họ rất nổi tiếng trong việc xuôi ngược bằng thuyền đuôi én. 2. ẨM THỰC : Tầm quan trọng của ăn uống cùng với ở và mặc thiết nghĩ là điều không phải bàn nhiều. Nhưng nếu chúng ta có thể nhắc lại luận điểm rất nổi tiếng của Ăng ghen và đã trở thành nguyên lý kinh điển là con người trước
- hết cấn phải ăn, ở và mặc rồi mới có thể nói đến chuyện hoạt động xã hội, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo …sẽ thấy rằng ăn, ở, mặc có liên quan đến những vấn đền lớn hơn nhiều so với quan niệm mang tính dung tục, coi miếng ăn là thứ “quá khẩu thành tàn”. Ngày nay gạo tẻ đã trở thành lương thực chính của người Thái, tuy nhiên gạo nếp vẫn được coi là lương ăn truyền thống. Trong các “đặc sản” nếp có 2 thứ là: Xôi và cơm lam : 2.1. XÔI (khảu ón) : Xôi được đồ từ gạo ngâm qua đem trong những chiếc chõ gỗ. Nồi để đồ xôi là cái ninh (mỏ nưng) cao, bằng đồng. Xôi đồ chin được dỡ ra mâm bao giờ cũng phải quạt cho nguội rồi mới cho lại vào chõ hay các giỏ xôi (ép khảu) để ăn hàng ngày. Xôi là khẩu phần lương thực thong dụng, và từ xôi người ta làm thành nhiều thứ có giá trị như là quà bánh cho trẻ con, người già ăn lót dạ hay ăn cho ngon miệng. Các món ăn này bao hàm trong đó có cạư quan tâm , tình cảm quý mến mà người ta dành cho người già và con trẻ, Có 3 loại quà như vậy: Xôi nướng (khảu chì) Người ta nắm xôi thành nắm rồi đặt lên than hồng (gọi là lam lho); bóp xôi vo thành cục năm vào đầu que hong trên than (gọi là mó); nắm xôi rồi ấn bẹt thành hình quạt cắm vào đầu que hong than (gọi là vi); bóp xôi lăn thành thỏi dài căm vào đầu que, bôi thêm mỡ hoặc mật mía rồi nướng xôi sẽ phồng, thơm (gọi là ống – súng); nặn xôi thành thỏi rồi uốn nối 2 đầu dính vào nhau, tạo thành hình vòng tay đặt trực tiếp trên than hồng (gọi là póc khèn – vòng tay). Xôi cặp (bái khảu)
- Xôi nặn thành hình đĩa cặp các thức ăn đã được nghiền nát hoặc xé vụn rồi lăn thành nắm xôi có nhân. Có nhiều tên gọi xôi cặp, chẳng hạn: cặp chứng luộc (bái xáy), cặp cá (bái pa), cặp ong non (bái to), cặp thịt xé hoặc ruốc (bái nhứa), cặp đường mía (bái nặm ỏi). Xôi vừng (khảu lét ngạ) Đây là món xôi trộn cùng vừng đen, có vị ăn ngậy, mùi thơm, món xôi này trước đây còn được dùng như là 1 biểu hiện của sự tỏ tình, hay là muốn nhắc lại tình cũ, nghĩa xưa. 2.2. CƠM LAM (khảu làm) Cơm lam là loại cơm chín trong loại ống đặc biệt thuộc họ tre. Gạo đẻ làm cơn phải là gạo nếp thơm và dẻo. Người ta chọn 1 loại ống bánh tẻ mà thành ruột của nó có mùi thơm như hương cơm nếp để lam ống lam. Gạo được ngâm trước rồi cho vào ống với 1 lượng nước vừa phải,sau đó đặt nghiêng trên ngọn lửa xoay đều cho ống không bị cháy. Nước sôi và cạn thì dập lửa, nướng ống cơm trên than hồng. Cơm chin lấy ra đẻ nguội, cạo bóc lớp vỏ, ăn rất dẻo thơm mà không ngán. Món cơm lam này thường được làm cho sản phụ, nó cũng có giá trị như quà bánh cho người già, trẻ con, cho khách quý hay người thân đi xa nhà cần có lương thực mang theo vài ba ngày. Nếu xét dưới góc độ lịch sử thì cơm lam, đồ lam nói chung có thể là những món ăn đã có từ rất sớm, vì các rừng nhiệt đới Việt Nam và Đông Nam Á rất sẵn tre nứa… Với đặc trưng 1 nền kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc điển hình “cơm cày ruộng, cá kiếm ăn”, thực phẩm dùng trong bữa ăn của người Thái về mặt so sánh giống với nhiều tộc người ở Đông Nam Á. Đó là thói quen ăn các loài động vật với 1 lượng khá nhiều rau trong bữa ăn.
- Sống trong môi trường thung lũng với hệ thống song suối dày đặc là nguồn cung cấp thuỷ sản phong phú cho con người, Người Thái có câu tục nhữ “ Lúa ở ruộng, cá ở nước” ( Khảu dú na, pa dú nặm) hay “Miếng cơm trắng, khúc cá bạc” (Khảu đón, tón pa khao) để nói về món cá trong kết cấu của bữa ăn. Ngay cả trong ngôn ngữ văn chương, đẻ biểu thị mùa cá người ta vẫn dùng những “mùa lúa, mùa cá” để thể hiện chu kì 1 năm hay nhiều năm. Cũng cần lưu ý rằng do làm ruộng nước mà người ta có thể đánh bắt cá ngay trong các thửa ruộng, các cánh đồng của mình. Đấy là chưa nói ở nhiều vùng người Thái có nghề nuôi cá ruộng, 1 nguồn lợi lớn làm giàu thành phần đạm trong bữa ăn của họ. Trước hết là món cá sống, ăn gỏi ( tiếng Thái gọi là cỏi). Món này chỉ phổ biến đối với đàn ông. Người ta ăn gỏi với các loại cá chép nhỏ cỡ gần bằng 2 ngón tay, cả con hoặc ăn gỏi loại cá chép to lọc lấy phần nạc nhất ở 2 bên lườn của nó. Các món dùng cho ăn gỏi có nước chua, rau thơm, hành. ớt,hoa chuối thái nhỏ, các loại lá chát. Ăn gỏi trở thành 1 thú ăn của đàn ông và người ta sánh gỏi cá ngang với thịt: “Thèm thịt thì ăn thịt, thèm cá thì ăn gỏi cá” (Xép nhứa kin nhứa ma, Xép pa kin pa cỏi). Cá chín cũng có nhiều cách chế biến, trong đó món ăn được ưa thích là món cá nướng (pa pinh). Người ta có thể nướng cá bằng cách hong trên than hay đặt trực tiếp trên than hồng, hoặc lùi cá trong chất bùn dẻo vào đống tro than đang cháy Cá cũng được dùng để nấu canh, kho như nhiều dân tộc khác. Người Thái rất thích ăn cá chua. Cá chua được làm từ cá con trộn với cơm lên men cho vào ống nứa để 1 số ngày. Khi ăn đổ ra đun thành canh. Ở các vùng Thái ( Thanh Hoá, Nghệ An) trước kia món cá chua (pa xỏm) là một thứ không thể thiếu được trong các đồ sính lễ của cả quý tộc và bình dân Mắm là món ăn dự trữ, đồng thời cũng là món gia giảm. Ở Sơn La đã nổi tiếng về các món mắm cá của người Mường Chiến, mắm “đòng
- đong”(mắm lý) của thị xã Sơn La. Người ta có thể để các loại mắm này hang năm. Mắm để lâu thường ăn sống ngon hơn, măm mới làm thường phải chưng lên trước khi ăn. Có thể ăn xôi chấm mắm cung các loại măng, rau ghém như: măng lay luộc, măng loi sống, quả non và búp của cây vả, quả và lá cây sung… Khi kiếm được nhiều cá người ta sấy khô để làm món ăn dần. Ở Tây Bắc, cá sấy khô là 1 thứ đồ dẫn cưới, là lễ vật quý để thờ cúng tỏ tiên, biếu tặng bạn bè, người than. Bên cạnh cá, thịt cũng là món ăn được coi là quan trọng. Nguồn thức ăn thịt là do chăn nuôi gia đình cung cấp, cũng có thể do săn bắn, đặt bẫy mà có được. Trong các món ăn rất đặc trưng Thái còn phải kể đến món nặm pia. Nặm pia là nhủ tương trong ruột non của các loài động vật ăn cỏ có vị vừa bùi, vừa đắng. Món này có tác dụng kích thích dịch vị, dung để chấm lạp, chấm thịt luộc rất hợp. Thịt nạc thái mỏng, để sống, ngâm vào nước măng chua cho tái rồi ăn thì gọi là xa, là món ăn của những người đàn ông. Thịt băm nhỏ rồi nhúng tái hoặc rang chín dậy mùi thơm, đỏ vào nước chua có các gia vị đã chuẩn bị sẵn để ăn thì gọi là lạp chin, thường dành cho phụ nữ và trẻ em. Món thứ hai cũng rất Thái là món chéo. Thành phần không đổi của chéo là muối và ớt giã, cùng tỏi, rau thơm, mùi, lá hành….có thể thêm gan gà luộc chín, ruột cá, cá nướng…Có thể thêm các gia vị rồi giã nát để chấm thịt, cá, rau, măng. Có nhiều loại chéo : Chéo ớt giã với muối gọi là chéo ượt cưa, nếu thêm tỏi để sống hoặc tỏi nướng gọi là chéo hua hom, thêm rau thơm, tỏi, cá nướng gọi là chéo pa. Mỗi món chéo như vậy ăn với 1 loại thức ăn phù hợp nào đó.
- Người Thái ưa thích ăn có các vị : Cay, chua, chát, đắng, bùi, ít dùng các món ngọt, lợ, đậm, nồng…hay uống rượu cần, cất rượu. Ngoài ra tục ăn trầu, hút thuốc lào cũng được người Thái biết đến như là những tập quán quen thuộc của nhiều tộc người. Tuy vậy, ở Tây Bắc hiện nay tục ăn trầu hầu như đã gần mất hẳn, tục uống rượu cần cũng không phổ biến và điển hình như ở miền Tây Thanh Hoá, Nghệ An. Người Thái hút thuốc bằng điếu ống tre, nứa và châm bằng mảnh đóm tre ngâm, khô nỏ. Người Thái trắng trước khi hút còn có lệ mời người xung quanh như trước khi ăn. 3. TRANG PHỤC: 3.1. TRANG PHỤC NỮ: Y TRANG PHỤC PHỤ NỮ THÁI ĐEN: 1. Khăn đội đầu (piêu) : “Em xe sợi thành vóc hoa dâu Em dệt cửi thành gấm vân chéo Em dệt tơ thành đoá hoa vàng Người các bản các phường muốn khóc Đều ước ao được em thêu khăn” (Dân ca Thái) Nếu chỉ trừ một bộ phận phụ nữ nhóm Thái Trắng đội nón tất thì đa số phụ nữ Thái Mường Thanh (Lai Châu), Mường La ( Sơn La), Mường Lo (Hoàng Liên Sơn), Mai Châu ( Hoà Bình), Thanh Hoá, Nghệ An đều đội khăn vải. Khăn vải dùng để đội trên đầu, người Thái gọi là “piêu” “Piêu” có nhiều loại khác nhau : có loại được thêu hoa văn chỉ màu sặc sỡ,có loại chỉ là một tấm vải bông nhuộm chàm. Tuỳ từng vùng từng địa phương mà “piêu”cũng có những sắc thái riêng. “Piêu” có tác dụng che đầu
- khi đi nắng gió, làm ấm đầu khi mùa đông giá lạnh. Không chỉ có vậy “piêu” còn là vật trang sức quan trọng của các cô gái Thái trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là trong lúc đi hơi hay trong lễ hội. Xung quanh viền của “piêu” còn có các “cút piêu” được làm từ một mảnh vải đỏ rộng khoảng 1cm nên trong bọc lõi chỉ rồi cuộn tròn lại. Tiếp đó cuộn vải tròn được khâu vắt thành 1 hình tròn rồi quấn dây vải lại theo hình tròn ốc, “cút piêu” sau đó được quấn thêm các loại chỉ màu thành hình các múi trong hình tròn. Các “cút piêu” sau khi làm xong được ghép rất khéo vào đầu piêu. Phụ nữ Thái dùng các loại chỉ màu để ghép “cút” và “piêu”. Các loại đường khâu đều do phụ nữ Thái tự sáng tạo ra, có nhiều kiểu: móc xích, chân rết, xương cá…Các “cút piêu” trước hết được đặt trên 3 đoạn thẳng của mỗi đầu khăn. Còn hính 4 góc khăn họ dùng dây làm cút còn dư tết thành hình bông hoa cách điệu. “Cút piêu” thường được sắp xếp thành từng chùm số lẻ (3,5,7 cái) trên các vị trí cách đều nhau ở 2 đầu khăn. Bởi vậy, “cút” ở trên “piêu” bao giờ cũng là “cút” chùm. Bình thường phụ nữ Thái thường đội “piêu” có cút chùm ba. Nhưng khi tặng piêu cho người bậc trên, người mình yêu thương, quý trọng, kính yêu…thì tặng “piêu” có cút chùm 5 trở lên. Sau khi bọc viền và ghép “cút piêu” xong, phụ nữ Thái bắt đầu công việc thêu “piêu”.Trong quá trình thêu, họ có thể thêu theo ý muốn chủ quan của mình. Nét đặc biệt là người phụ nữ Thái không thêu “piêu” ở mặt phải mà lại thêu mặt trái, các hoa văn với đồ án và màu sắc lại hiện lên ở mặt phải. Đó là lối thêu truyền thống với trí tưởng tượng, kỹ thuật và mỹ thuật dân gian tài tình.“Piêu” được thêu theo lối luồn chỉ hay đan chỉ màu vào vải. 2. Trâm cài tóc ( may khắt cẩu) :
- Phụ nữ Thái để tóc dài nên phải búi. Tóc có thể búi ra sau gáy hoặc búi ngược lên đỉnh đầu. Việc búi tóc không chỉ cho gọn, tiện lợi trong sinh hoạt và lao động mà còn cho đẹp. Đối với phụ nữ Thái, việc búi tóc có khéo hay không sẽlàm tăng hoặc giảm vẻ đẹp gương mặt của chính mình. Khi búi tóc, phụ nữ Thái thường dùng thêm tóc để độ và dùng trâm cài tóc. Trâm cài tóc của phụ nữ Thái là 1 loại kim một đầu có mũi và một đầu nhọn.Trâm thường được làm bằng bạc và ngà voi. Mũ trâm là 1 miếng bạc hình tròn có đường kính trên 1cm. Các cô gái khi chưa lấy chồng thường búi tóc sau gáy và sử dụng trâm của mẹ làm cho. Đến khi lấy chồng, phụ nữ Thái búi tóc ngược trên đỉnh đầu. Từ đó trở đi họ sử dụng trân cài của nhà chồng tặng trong lễ “Tăng cẩu” (Búi tóc ngược) trong dịp cưới. 3. Hoa tai (cóng hu) : Đa số phụ nữ Thái đều đeo hoa tai. Khi chưa lấy chồng, các cô gái Thái đeo hoa tau bố mẹ đẻ cho, khi đi lấy chồng thì các cô lại đeo hoa tai của mẹ chồng tặng, sự trang điểm hoa tai là điều phổ biến đối với các cô gái Thái. 4. Áo (xửa cóm) Trong bộ y phục phụ nữ Thái, nổi tiếng và đậm đà màu sắc dân tộc là chiếc “xửa cóm”, loại áo ngắn được các ngành Thái sử dụng hành ngày, với hàng cúc bướm (mák pém). Hàng mák pém với số lẻ 11 chiếc được bố trí khéo léo, dày đặc, lóng lánh ánh bạc trước ngực các cô gái như toả hào quang.“Xửa cóm” có hàng cúc bướm giữa ngực chủ yếu phổ biến ở phụ nữ Thái vùng Tây Bắc. Đây là loại áo xẻ ngực, dài tay, khi mặc áo ôm sát lấy thân người. “Mák pém” là những bộ cúc hình con bướm, ve sầu … đính ở 2 bên nẹp áo giữa ngực. Với chất liệu kim loại, màu sáng nổi lên trên màu tối của chất liệu vải, hàng “mák pém” nổi bật giữa chiếc xửa cóm tạo nên 1 hiệu quả
- thẩm mỹ, một sự chu ý. Một áo ngắn trung bình có từu 11 – 13 bộ cúc bướm. Số bộ cúc bướm nhất thiết phải là số lẻ. Nhìn lại toàn bộ “xửa cóm” nếu thoáng qua ta thấy rất giản dị, song nếu quan sát kĩ ta lại thấy không đơn giản. Đó là sự gia công đúng mực về kỹ thuật và nghệ thuật. Điều đó làm cho “xửa cóm” Thái nổi bật bởi sự hài hoà giữa cái che và cái phô ra, giữa cái giản dị mà không kém phần lộng lẫy. 5. Vòng cổ (pók co) : Nếu như đối với một số dân tôc như : H Mông, Dao vòng cổ nhất thiết phải có trong trang sức của mọi người thì ở đồng bào Thái không hoàn toàn như vậy. Trước dây trong các bản, mường của người Thái phần lớn cư dân đều có vòng cổ tuy nhiên vòng cổ đắt hơn hoa tai nên hiện nay vòng cổ thường thấy đeo ở các em gái,trai nhỏ tuổi làm bùa hộ mệnh. 6. Vòng tay (pók khẻn) : Vòng tay là vật trang sức được phụ nữ Thái ưa dùng. Bao gồm những vòng tròn khép kín hoặc co khoá làm bằng bạc đeo ở cổ tay phụ nữ. Vòng tay bao giờ cũng được đeo từng đôi. Nghĩa là hai tay phụ nữ Thái đều đeo vòng. Ít nhất mỗi tay một chiếc, được trang trí chạm khắc hoa văn, có loại để trơn. Vòng tay bạc lấp lánh ở 2 cổ tay người phụ nữ Thái làm sinh động vẻ đẹp làm tăng thêm sự duyen dáng của họ. Vòng tay nằm ở cổ tay tức là điểm cuối của ống tay áo và đầu bàn tay với chất liệu bạc có giá trị như1 điểm chốt của toàn bộ bố cục của chất liệu kim loại trong mối quan hệ với chất liệu vải và màu da. Vòng tay còn là vật “bảo mệnh” của người Thái. Đồng bào quan niệm vòng tay cũng như vòng cổ, với chất liệu bạc có thể “đánh giá” trừ độc hại. Một số vùng Thái, đồng bào còn cho con cái đeo vòng bằng vàng hoặc vàng giả để trừ tà ma.
- 7. Thắt lưng (xài ẻo) : Thắt lưng là một dải băng vải có chức năng giữ cho cạp váy quấn chặt ở cơ thể người mặc váy. Thắt lưng truyền thống của phụ nữ Thái thường làm bằng vải tơ tằm óng ả. Ngoài thắt lưng dệt bằng tơ tằm, người Thái còn phổ biến dùng loại thắt lưng dệt bằng sợi bông. Thắt lưng dệt băng sợi bông thường đem nhuộm rồi mới dùng. Thắt lưng thường được nhuộm màu xanh lá cây. Các cô gái còn gia công thêm 2 đầu thắt lưng miếng vải màu cho đẹp. Các cô còn thêu xung quanh miếng vải ghép ở 2 đầu khăn. 8. Xà tích : Xà tích là dây bạc phụ nữ Thái dùng để đeo chìa khóa và những đồ nữ trang nhỏ khác. Một bộ xà tích gồm: Dây đeo chìa khóa bằng bạc, một hộp đựng kim bằng bạc, túi vải đựng tiền (ghép bằng vải nhiều màu), dao nhíp, bấm móng tay. Xà tích được gài vào thắt lưng, buông xuống một bên hông. Trên nền chàm của váy, xà tích bạc óng ánh đung đưa theo nhịp chân bước tạo nên một vẻ đẹp vừa diêm dúa vừa sang trọng. Trong những ngày thường các cô gái ít đeo xà tích. Họ chỉ đeo trong những dịp hội hè, lễ tết, cưới xin…Nhưng với phụ nữ có chồng, vai trò tay hòm chìa khóa nặng hơn con gái nên lúc nào xà tích cũng luôn luôn bên mình. Trong quan niệm truyền thống, xà tích được gắn thêm hộp kim không phải là vô thức. Hôp kim gồm 9 cái đeo vào dây bạc được xem như là vật chủ yếu để trừ tà ma. Có hộp kim trong chùm xà tích phụ nữ Thái yên tâm không sợ bị làm hại, quấy rầy bản thân và làm hại con cái. Trong những đồ vật chính đeo vào dây xà tích có thể có thứ này thứ khác nhưng hộp kim thì khônh
- thể thiếu được. Vì lẽ đó mà ý nghĩa của xà tích vượt ra ngoài giá trị trang điểm bởi nó còn thể hiện một tín ngưỡng dân gian của dân tộc Thái. 9. Váy (xỉn ông) : Váy được tạo thành bởi 4 mảnh vải khổ 40cm, dài trên dưới 90 cm, khâu khép kín lại theo chiều dài, cạp váy được can từ miếng vải khac từ than váy. Cạp váy thường được làm bằng vải màu trắng hoặc đỏ, khi nối vào thân váy, cạp váy có chiều cao khoảng 10cm, người Thái gọi cạp váy là “đầu váy” (hua xỉn). Tên gọi đó nói lên sự quy định khi sử dụng váy. Đầu váy luôn ở phía trên để phân biệt với chân váy phía dưới. Phía dưới chân váy được phụ nữ Thái viền hoặc dáp them miếng vải khác màu vừa cho cứng vừa tạo nên một giá trị thẩm mỹ riêng. Y TRANG PHỤC PHỤ NỮ THÁI ĐEN : Nói chung trang phục phụ nữ Thái Trắng và Thái Đen cũng có những nét giống nhau về : hoa tai, vòng cổ, vòng tay, thắt lưng, xà tích, váy. Tuy nhiên, trang phục phụ nữ Thái Trắng có một số nét khác biệt so với trang phục của phụ nữ Thái Đen, đó là: Phụ nữ Thái Trắng không đội khăn piêu. Trong đó có một bộ phận phụ nữ Thái không đội “piêu” mà đội nón. Đó là phụ nữ Thái Trắng Lai Châu và một số vùng Thái Đen. Người Thái gọi loại nón đan lợp lá bằng nón tát. Bên trong nón có vách để đội đầu. Loại nón này gần giống với chiếc nón thúng của người Kinh mà người ta còn thấy ở liền anh, liền chị quan họ. Dân ca Thái có câu :
- “Nón Kinh chưa nên vành Nón tát chưa buộc quai Anh chàng trai trơn xin đến tìm vợ” Các cô gái Thái Trắng đội nón này trông thanh thoát. Nón không che kín mặt mà nở xoè ra như bông hoa tên đầu tôn thêm khuôn mặt đẹp xinh của các cô gái Thái. Nón không chỉ che sương, gió, nắng, mưa mà còn là đạo cụ trong điệu xoè nổi tiếng trong và ngoài nước của đồng bào Thái. Đồng bào Thái Đen (Sơn La) ngoài đội piêu ra cỏn đội cúp làm bằng cật nứa. Loại nón này chóp nhọn, giống nón lá của người Kinh ở đồng bằng song nặng hơn gấp nhiều lần. Phụ nữ Thái Trắng không dùng trâm cài tóc mà họ buộc tóc phía sau. Và họ cũng không có tục “Tằng cẩu” như người Thái Đen. Áo của phụ nữ Thái Trắng tương đối giống áo của phụ nữ Thái Đen nhưng có một nét khác biệt là ở cổ áo không phải là cổ cao mà là cổ áo hình thìa, hình chữ V, và màu áo thường là màu sáng, màu được dùng nhiều nhất là màu trắng. 3.2.TRANG PHỤC NAM : Có một nét chung trong trang phục của nhiều thành phần dân tộc ở nước ta cũng như nhiều cư dân trên thế giới là trang phục nam bao giờ cũng giản gị hơn trang phục nữ và trang phục của nam giới Thái cũng vậy. Trang phục nam giới Thái chủ yếu gồm: khăn, áo, quần 1. Khăn : Khăn của nam giới không công phu, không đẹp như khăn “piêu” của phụ nữ mà đó chỉ là một miếng vải màu chàm đen. Khăn của nam giới thường có hai loại: một gọi là “khằn pau” dài > 1m, một loại gọi là “ khằn trọc” dài
- gần 1m. Đàn ông thường quấn khăn trên đầu khi lao động hoặc trong sinh hoạt. “Khằn pau” được quấn trên đầu khi đi xa, hoặc dùng trong các ngày hội hè, lễ tết. “Khằn pau’’ là loại khăn được sử dụng trong những ngày lễ tết nên được vấn cẩn thận, trang trọng hơn. “Khằn pau” được vấn theo kiểu khăn xếp của người Kinh, tức là quấn nhiều vòng tạo thành các lớp xếp lên nhau. “Khằn trọc” sử dụng khi đi làm ruộng, nương, trong lao động hàng ngày. Cũng như khăn “piêu” của nữ, hai loại khăn của nam giới có tác dụng như chiếc mũ. “khằn” giúp con người bảo vệ cái đầu, che nắng, tránh rét. “Khằn trọc” được quấn đơn giản trên đầu theo lối chữ nhân. Cách vấn này tiện, nhanh. Chỉ khi trưởng thành, 1314 tuổi thanh niên nam người Thái mới bắt đầu dùng khăn. Nhìn chung ở tuổi trẻ nam giới Thái ưa dùng khăn màu chàm biếc, còn các cụ ông hay dùng khăn màu chàm đen. 2. Áo : Áo của nam giới đơn giản về cấu tạo và trang trí so với áo của nữ giới. Áo của đàn ông dân tộc Thái được cắt may theo kiểu xẻ ngực, cổ tròn, không cầu vai, 2 túi dưới…đây là loại áo cánh mặc thông dụng. Loại áo này cũng góp phần quan trọng tạo nên đặc điểm giới tính của trang phục nam. Áo nam giản dị, ít trang trí so với áo nữ, ít ai nhìn thấy đôi “mák may” lấp ló ở chỗ gián tiếp được xẻ tà và đường giáp hông áo. Đó là nơi được trang trí duy nhất trên áo nam giới. “Mák may” được quấn bằng chỉ màu, không có lõi bên trong. Đó là các loại chỉ xanh, đỏ, vàng…trong đó màu đỏ được dùng với tỉ lệ lớn hơn màu khác. Chỗ xẻ tà của áo nam được người Thái liên tưởng đến sự sinh sôi, nảy nở. Đồng bào quan niệm chỗ xẻ tà áo giống như chỗ chia đôi trên thân cây, từ “mák” ở đây biểu thị cho sự nảy mầm, phát triển vươn lên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trầu cau trong đời sống văn hóa dân tộc ( phần 1)
14 p | 1045 | 320
-
Chủ Đề: Vấn Đề Dân Tôn Giáo Ở Việt Nam.
8 p | 569 | 215
-
Bài học về TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
75 p | 463 | 93
-
Độc đáo phong tục Tết một số dân tộc Việt Nam
13 p | 181 | 39
-
Phong phú kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian các dân tộc tỉnh Hòa Bình
10 p | 216 | 28
-
Lễ hội Xên Mường – Nét đẹp văn hóa người Thái
6 p | 167 | 20
-
Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
5 p | 187 | 14
-
Trang phục dân tộc Mạ
4 p | 128 | 14
-
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên phương pháp dạy tiếng dân tộc Thái - Chuyên đề 3: Phương pháp dạy tiếng Thái cho cán bộ, công chức
55 p | 167 | 11
-
Nàng Han trong đời sống tâm linh dân tộc Thái
4 p | 106 | 11
-
Trang phục dân tộc Khơ mú
4 p | 168 | 11
-
Trang phục dân tộc Lào
4 p | 164 | 8
-
Bài giảng Triết học Mác - Lênin: Chương 03 - Chủ nghĩa duy vật lịch sử
11 p | 48 | 6
-
Khèn Bè - Nhạc cụ độc đáo của người Thái
5 p | 96 | 6
-
Danh nhân Làng Trình Phố với độc lập dân tộc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
7 p | 61 | 4
-
Tục làm vía của người Thái
4 p | 131 | 4
-
Tục kiêng kỵ: Phụ nữ không được ăn ốc khi mang thai
5 p | 45 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn