intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá chung về tình hình chữ viết và chính tả của ta hiện nay

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

108
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chữ viết của ta có tên là "chữ quốc ngữ". Chữ quốc ngữ là chữ ghi âm vị, vì vậy, về mặt lí thuyết thì nó tiến bộ mà về mặt thực tiễn thì nó lại dễ học, dễ nhớ. Hơn nữa, nếu so với các thứ chữ ghi âm khác như chữ Anh, chữ Pháp thì chữ quốc ngữ dễ học hơn hẳn do giữa âm vì chữ không có một khoảng cách quá xa. Tuy nhiên, trong chữ viết và chính tả của ta hiện nay vẫn đang có một số mặt hạn chế đáng lưu ý. 1....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá chung về tình hình chữ viết và chính tả của ta hiện nay

  1. Đánh giá chung về tình hình chữ viết và chính tả của ta hiện nay Chữ viết của ta có tên là "chữ quốc ngữ". Chữ quốc ngữ là chữ ghi âm vị, vì vậy, về mặt lí thuyết thì nó tiến bộ mà về mặt thực tiễn thì nó lại dễ học, dễ nhớ. Hơn nữa, nếu so với các thứ chữ ghi âm khác như chữ Anh, chữ Pháp thì chữ quốc ngữ dễ học hơn hẳn do giữa âm vì chữ không có một khoảng cách quá xa. Tuy nhiên, trong chữ viết và chính tả của ta hiện nay vẫn đang có một số mặt hạn chế đáng lưu ý. 1. Trong chính tả hiện nay đang có những trường hợp cùng một âm vị nhưng được viết tuỳ tiện theo hai cách khác nhau. Đó là cách viết lung tung "i/y" và "d/gi". Ví dụ: "hi/hy sinh", "mị/mỵ dân", "kì/kỳ", "lí/lý", "giãi/dãi", "giàn/dàn", "giây/dây", "giô/dô", "dăm/giăm",... Đây là hai trường hợp được viết không thống nhất ở nhiều người, thậm chí ngay trong một người ở trong những lúc khác nhau, những văn bản khác nhau. Ngoài hai trường hợp trên, còn một số trường hợp khác cũng không có sự tương ứng 1 – 1 giữa âm vị và cách thể hiện nhưng có nguyên tắc chính tả rõ ràng, do đó không gây nên cách viết lung tung, ví dụ: "gh" và "g"; "k", "c" và "q"... 2. Một tình hình đáng quan tâm nữa là cách viết không thống nhất đối với những âm tiết khó xác định một chuẩn mực phát âm cụ thể, tức là những tiếng chưa có cách phát âm ổn định và những tiếng có đến vài ba biến thể phát âm địa phương khác nhau, ví dụ:trưng/chưng bày, cay xè/sè, bảy/bẩy, giàu/giầu, lĩnh/lãnh, thật/thực/thiệt, nhất/nhứt...
  2. 3. Một vấn đề khác không liên quan đến ngữ âm nhưng cũng nằm trong phạm vi chính tả là cách viết hoa tuỳ tiện. Viết hoa tên người: Phan Vũ Diễm Hằng, Phan vũ Diễm Hằng hay Phan vũ  diễm Hằng? Viết hoa tên đất: Hải Phòng hay Hải phòng; Kiên Giang hay Kiên giang?  Viết hoa tên các cơ quan, tổ chức: Bộ Giao thông Vận tải, bộ Giao thông  vận tải hayBộ giao thông vận tải? Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội hay trường đại học Tổng hợp Hà Nội, hay là Trường đại học Tổng hợp Hà Nội?... 4. Vấn đề viết tên riêng nước ngoài (tên người, tên đất) và các thuật ngữ khoa học kĩ thuật lại càng rối ren. Các tên này vào các văn bản tiếng Việt thường được viết theo nhiều cách: Dịch nghĩa: biển Đen (hoặc Hắc Hải), Mũi Hảo Vọng...  Chuyển tự: Москва → Moskva...  Viết nguyên dạng chữ gốc: Ferdinand de Saussure...  Phiên âm:  Trực tiếp: Na-pô-lê-ông (hoặc Napôlêông), Mê-hi-cô (hoặc Mê hi cô, o hoặc Mê-hi-cô)... Qua một ngôn ngữ khác: Ý đại lợi, Anna Kha Lệ Ninh (qua Hán o Việt)... 5. Cuối cùng là vấn đề dùng hay không dùng nấu nối: Hải-Phòng hay Hải Phòng;Rumani hay Ru-ma-ni; Tachiana hay Ta-chi-a-na?...
  3. Những cách viết không thống nhất nh ư trên đòi hỏi phải được chuẩn hoá càng nhanh càng tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2