intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ cấu nghĩa của từ

Chia sẻ: Abcdef_38 Abcdef_38 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

111
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa, nhưng đó không phải là những tổ chức lộn xộn. Nếu là một từ nhiều nghĩa (đa nghĩa) thì các nghĩa đó của từ có quan hệ với nhau, được sắp xếp theo những cơ cấu tổ chức nhất định. Trong từng nghĩa của mỗi từ cũng vậy, chúng gốm những thành tố nhỏ hơn, có thể phân tích ra được (dưới đây sẽ gọi là các nghĩa tố – seme) và cũng được sắp xếp theo một tổ chức nào đó. Như vậy, xét cơ cấu nghĩa của từ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ cấu nghĩa của từ

  1. Cơ cấu nghĩa của từ 1. Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa, nh ưng đó không phải là những tổ chức lộn xộn. Nếu là một từ nhiều nghĩa (đa nghĩa) thì các nghĩa đó của từ có quan hệ với nhau, được sắp xếp theo những cơ cấu tổ chức nhất định. Trong từng nghĩa của mỗi từ cũng vậy, chúng gốm những thành tố nhỏ hơn, có thể phân tích ra được (dưới đây sẽ gọi là các nghĩa tố – seme) và cũng được sắp xếp theo một tổ chức nào đó. Như vậy, xét cơ cấu nghĩa của từ là ta xác định xem từ đó có bao nhiêu nghĩa, mỗi nghĩa có bao nhiêu thành t ố nhỏ hơn, và tất cả chúng được sắp xếp trong quan hệ với nhau như thế nào. 2. Mỗi một nghĩa thường gồm một số nghĩa tố đ ược tổ chức lại. Nghĩa tố được hiểu là một dấu hiệu logic ứng với một thuộc tính chung của sự vật, hiện tượng (biểu vật) được đưa vào nghĩa biểu niệm... Đó cũng chính là "yếu tố ngữ nghĩa chung của các từ thuộc cũng một nhóm từ hoặc riêng cho nghĩa của một từ đối lập với nghĩa của những từ khác trong cùng một nhóm"(1).
  2. Ví dụ, một nghĩa của từ chân trong tiếng Việt đ ược phân tích là: bộ phận thân thể động vật (ở phía dưới cùng) để đỡ thân thể đứng yên hoặc vận động dời chỗ. Trong nghĩa này, có ba dấu hiệu logic của sự vật ứng với ba thuộc tính chung của nó, đã được đưa vào. Đó là ba nghĩa tố của một nghĩa trong từ chân. Ba nghĩa tố trên đây được phát hiện thông qua sự tập hợp và so sánh với các từ khác: tay, đầu, vai, ngực, bụng, l ưng,... Nghĩa tố "bộ phận thân thể động vật" chung cho mọi từ trong nhóm. Hai nghĩa tố còn lại được phát hiện thông qua so sánh với các từ trong nhóm để thấy những khác biệt trong dấu hiệu logic về vị trí, chức năng của sự vật đ ược gọi tên (biểu vật). Ta có thể hình dung một tập hợp các nghĩa tố của nghĩa nghĩa cũng t ương tự như một tập hợp các nét khu biệt của một âm vị vậy. Chỉ có điều ở đây, các nghĩa tố nằm trong t ương quan giả định lẫn nhau và thuyết minh cho nhau. Chúng quan hệ thứ tự, tôn tri trong tổ chức nghĩa. Ví dụ: Trong nghĩa của từ "chân" vừa phân tích, ta có ba nghĩa tố gọi theo thứ tự là a. b. c.
  3. Tuy nhiên, đó không phải là thứ tự thời gian, tuyến tính, mà thứ tự từ cái lớn đến cái nhỏ, từ cái cần yếu nhất đến cái ít cần yếu h ơn... Điều này được miêu tả lại trong từ điển như một "phổ" của những lời giải nghĩa vậy. Việc phân tích nghĩa của từ cho đến những thành tố cuối cùng không còn có thể phân tích tiếp tục nữa (tức là phân tích cho hết được các nghĩa tố cần yếu) là một yêu cầu bắt buộc về mặt nguyên tắc. Thế nhưng, trên thực tế, cho tới nay vẫn chưa có được một phương pháp tổng quát đủ mạnh để cho pháp xác định trong số các "dấu hiệu logic" cái nào được coi là nghĩa tố, còn cái nào thì không. Bởi thế, khi phân tích nghĩa t ư, có lúc chúng ta bu ộc phải có những biện luận riêng cho từng nhóm, thậm chí từng từ. 3. Ở điểm 1, c húng ta đã nói rằng một từ có thể đơn nghĩa hoặc đa nghĩa. Tính đa nghĩa của ngôn ngữ ở cấp độ từ thể hiện qua từ đa nghĩa. Quan hệ đa nghĩa là một trong những dạng quan trọng nhất thuộc các kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong từ. 3.1. Có thể định nghĩa về từ đa nghĩa như sau: Từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối t ượng, hoặc biểu thị những đối t ượng khác nhau của thực tại.
  4. Ví dụ: Động từ che trong tiếng Việt có hai nghĩa. Động từ ăn có 12 nghĩa... (Từ điển tiếng Việt. Hà Nội, 1988). Chúng là các từ đa nghĩa. Với tư cách là đơn vị định danh, từ đa nghĩa cho ta thấy rằng: Từ có thể di chuyển từ chỗ gọi tên cho đối tượng này sang gọi tên cho đối tượng khác, từ chỗ có nghĩa này, có thể có thêm nghĩa khác: → Đối tượng 1 Nghĩa 1 — → Đối tượng 2 Nghĩa 2 — Từ → (...) → Đối tượng n Nghĩa n — Sự "di chuyển" đó có nguyên nhân ở nhận thức của người bản ngữ và tính chất tiết kiệm trong ngôn ngữ. Hai nhân tố này tác động và ảnh hưởng lẫn nhau đã dẫn đến việc tạo lập từ đa nghĩa của từ vựng. 3.2. Các nghĩa của từ đa nghĩa đ ược xây dựng và tổ chức theo những cách thức, trật tự nhất định. Vì vậy, người ta cũng có thể phân loại chúng. Có nhiều cách phân loại, nhưng thường gặp nhất là những lưỡng phân qua n trọng như sau: 3.2.1. Nghĩa gốc – Nghĩa phái sinh
  5. Lưỡng phân này dựa vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa. Nghĩa gốc đ ược hiểu là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở nghĩa đó mà người ta xây dựng nên nghĩa khác. Ví dụ với từ chân: (1) Bộ phận thân thể động vật ở phía dưới cùng, để đỡ thân thể đứng yên hoặc vận động rời chỗ; (2) Cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của một tổ chức (có chân trong ban quản trị). (...) Nghĩa 1 của từ chân ở đây là nghĩa gốc. Từ nghĩa 1 người ta xây dựng nên các nghĩa khác của từ này bằng những con đường, cách thức khác nhau. Nghĩa gốc thường là nghĩa không giải thích đ ược lí do, và có thể được nhận ra một cách độc lập không cần thông qua nghĩa khác. Nghĩa phái sinh là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc, và vì vậy chúng thường là nghĩa có lí do, và được nhận ra qua nghĩa gốc của từ. Nghĩa 2 của từ chân vừa n êu là một ví dụ về nghĩa phái sinh. 3.2.2. Nghĩa tự do – Nghĩa hạn chế
  6. Lưỡng phân này một mặt dựa vào mối liên hệ giữa từ (với t ư cách là tên gọi) với đối tượng, mặt khác, là khả năng bộc lộ của nghĩa trong những hoàn cảnh khác nhau mà từ xuất hiện. Nếu một nghĩa được bộc lộ trong mọi hoàn cảnh, không lệ thuộc vào một hoàn cảnh bắt buộc nào, thì nghĩa đó được gọi là nghĩa tự do. Xét từ SẮT trong tiếng Việt, nó có nghĩa: Kim loại – rắn, cứng – màu sáng – tỉ khối 7,88 – nóng chảy ở nhiệt độ 15350C. Nghĩa này là nghĩa tự do vì được bộ lộ trong mọi hoàn cảnh: Giường sắt, Mua sắt, Có công m ài sắt có ngày nên kim,... Ngược lại, nếu một nghĩa chỉ đ ược bộc lộ trong một (hoặc v ài) hoàn cảnh bắt buộc thì nghĩa đó được gọi là nghĩa hạn chế. Ví dụ: Ngoài nghĩa vừa nêu, từ SẮT còn bộc lộ nghĩa "Nghiêm ngặt, cứng rắn, và buộc phải làm theo" trong hoàn cảnh hạn chế: kỉ luật sắt hoặc bàn tay sắt. Từ mùi với nghĩa "hơi ngửi thấy nói chung" và nghĩa "mùi thiu, ôi, khó chịu (thịt có mùi)" cũng là trường hợp như vậy. 3.2.3. Nghĩa trực tiếp – Nghĩa gián tiếp
  7. Hai loại nghĩa này được phân biệt dựa vào mối liên hệ định danh giữa từ với đối tượng. Nếu một nghĩa trực tiếp phản ánh đối t ượng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách trực tiếp, thì người ta gọi đó là nghĩa trực tiếp (hay c òn gọi là nghĩa đen). Ví dụ: Nghĩa thứ nhất của từ chân và từ sắt, như vừa nói ở trên, là những nghĩa trực tiếp. Nếu một nghĩa gián tiếp phản ánh đối t ượng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách gián tiếp (thường thông qua hình tượng hoặc nét đặc thù của nó), thì người ta bảo nghĩa đó là nghĩa chuyển tiếp (hay c òn gọi là nghĩa bóng). Chẳng hạn, xét từ bụng trong tiếng Việt. Từ này có một nghĩa là ý nghĩ, tình cảm, tâm lí, ý chí của con ng ười. Nghĩa này là nghĩa chuyển tiếp (nghĩa bóng). Người Việt thường nói: Bụng bảo dạ, Suy bụng ta ra bụng ng ười, Con người tốt bụng,... Trong khi đó, nghĩa trực tiếp của từ bụng phải là "Bộ phận cơ thể người, động vật, trong đó chứa ruột, dạ dày...". Ví dụ: Người ta vẫn nói: Mổ bụng moi gan, Bụng mang dạ chửa, No bụng đói con mắt,... 3.2.4. Nghĩa thường trực – Nghĩa không thường trực
  8. Lưỡng phân này dựa vào tiêu chí: Nghĩa đang xét đã nằm trong cơ cấu chung ổn định của nghĩa từ hay ch ưa. Một nghĩa được coi là nghĩa thường trực, nếu nó đã đi vào cơ cấu chung ổn định của nghĩa từ và được nhận thức một cách ổn định, nh ư nhau trong các hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ: Các nghĩa đưa ra xét của các từ chân, bụng, sắt đã nêu bên trên, đều là nghĩa thường trực. Chúng đã nằm trong cơ cấu nghĩa của các từ đó một cách rất ổn định, thường trực. Ngược lại, nếu có một nghĩa bất chợt nảy sinh tại một ho àn cảnh nào đó trong quá trình sử dụng, sáng tạo ngôn ngữ, nó chưa hề đi vào cơ cấu ổn định, vững chắc của nghĩa từ, thì nghĩa đó được gọi là nghĩa không thường trực của từ. Loại nghĩa này cũng còn được gọi là nghĩa ngữ cảnh. Ví dụ: Tên gọi áo trắng chỉ có nghĩa là thầy thuốc hoặc nhân viên y tế nói chung trong những hoàn cảnh nói như sau: Đây tôi sống những tháng ngày nhân hậu nhất Mỗi mai hồng áo trắng đến thăm tôi. (Chế Lan Viên)
  9. Trong khi đó, áo trắng trong hoàn cảnh nói sau đây lại không phải vậy: Tôi về xứ Huế chiều m ưa Em ơi áo trắng bây giờ ở đâu (Nguyễn Duy) Những lưỡng phân trên đây chưa phải là toàn bộ sự phân loại nghĩa của từ, nhưng đó là những lưỡng phân quan trọng. Chúng sẽ đ ược vận dụng như những tiêu chí cần thiết trong khi phân tích để nhận diện, chia tách nghĩa của từ đa nghĩa cho hợp lí. 3.3. Để xây dựng, phát triển thêm nghĩa của các từ, trong ngôn ngữ có nhiều cách. Tuy nhiên, có hai cách quan trọng nhất thường gặp trong các ngôn ngữ là: chuyển nghĩa ẩn dụ (metaphor) và chuyển nghĩa hoán dụ (metonymy). 3.3.1. Ẩn dụ Ẩn dụ là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng, so sánh những mặt, những thuộc tính,... giống nhau giữa các đối t ượng được gọi tên. Có thể diễn giải định nghĩa này như sau: Giả sử ta co từ T với tên gọi cho đối tượng Đ1 (và lẽ đương nhiên, T có nghĩa S1).
  10. Khi cần gọi tên cho một đối tượng Đ2 nào đó, mà người ta thấy giữa Đ1 và Đ2 có những đường nét, những mặt nào đó giống nhau, người ta có thể dùng T để gọi tên luôn cho cả Đ2. Lúc này, một nghĩa S2 tương ứng được xác lập trong T. Chúng ta nói rằng ở đây đã diễn ra một phép ẩn dụ. Ví dụ: Từ CÁNH trong tiếng Việt có nhiều nghĩa. Khi định danh cho cánh chim, cánh chuồn chuồn, cánh bướm,... nó có nghĩa l à: Bộ phận dùng để bay của chim, dơi, côn trùng; có hình tấm, rộng bản, tạo thành đôi đối xứng ở hai bên thân và có thể khép vào, mở ra. Trên cơ sở so sánh nhiều sự vật khác có h ình dạng tương tự (hoặc người Việt liên tưởng và cho là chúng tương t ự nhau), người ta đã đã chuyển CÁNH sang gọi tên cho những bộ phận giống hình cánh chim ở một vật: cánh máy bay, cánh quạt, cánh hoa; cánh chong chóng, cánh c ửa, ngôi sao năm cánh; kề vai sát cánh đấu tranh, cánh tay, cánh buồn; cánh rừng, cánh đồng, cánh quân,... (những tên gọi về sau này đã khác rất xa so với cánh chim). 3.3.2. Hoán dụ
  11. Hoán dụ là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên mối liên hệ logic giữa các đối tượng được gọi tên. Định nghĩa này có thể được thuyết minh lại nh ư sau: Giả sử ta có từ T là tên gọi của đối t ượng Đ1 và từ này có nghĩa S1. Khi cần gọi tên cho một đối tượng Đ2 mà giữa Đ2 và Đ1 có mối liên hệ logic nào đó (như liên hệ giữa bộ phận với toàn thể, giữa nguyên liệu với sản phẩm tạo thành chẳng hạn) thì người ta có thể dùng T để gọi tên luôn cho cả Đ2. Lúc này từ T được xây dựng thêm, được cấp thêm một nghĩa S2. Người ta bảo như thế là đã có một phép chuyển nghĩa hoán dụ. Ví dụ: Vụng vá vai (áo) tài vá nách (áo) Ở đây, tiếng Việt đã lấy bộ phận thân thể để gọi tên bộ phận trang phục có vị trí tương ứng. 3.3.3. Cơ sở để thực hiện các phương thức chuyển nghĩa trong các ngôn ngữ rất đa dạng. Mặc dù vậy, đây cũng chính là điểm gặp nhau nhiều nhất giữa các ngôn ngữ (so sánh từ wing (cái cánh) trong tiếng Anh với từ cánh trong tiếng Việt, hoặc từ kbal (cái đầu) trong tiếng Khmer với từ đầu trong tiếng Việt,... chẳng hạn).
  12. Việc miêu tả đầy đủ và tỉ mỉ các cơ sở chuyển nghĩa ấy cần phải được dành cho những khảo sát riêng. ____________
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2