intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện tượng rơi rụng bớt từ ngữ

Chia sẻ: Abcdef_38 Abcdef_38 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

140
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Trong ngôn ngữ vốn có một nguyên tắc chung là chỉ lưu giữ những yếu tố, những đối lập hữu ích; những yếu tố, những đối lập nào thừa (chứ không phải là yếu tố dư – hiểu theo cách của lí thuyết thông tin) không phù hợp với như cầu sử dụng của con người, thì đều bị loại bỏ. Ví dụ: Trước đây, tiếng Việt có những từ như: mựa (chớ), sá (nên), nữa (hơn), tác (tuổi), chiền (chùa)... hoặc những từ như: thái y, thái giám,... quả thực, nông hội, khổ chủ... thế nhưng ngày nay,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện tượng rơi rụng bớt từ ngữ

  1. Hiện tượng rơi rụng bớt từ ngữ 1. Trong ngôn ngữ vốn có một nguyên tắc chung là chỉ lưu giữ những yếu tố, những đối lập hữu ích; những yếu tố, những đối lập nào thừa (chứ không phải là yếu tố dư – hiểu theo cách của lí thuyết thông tin) không phù hợp với như cầu sử dụng của con người, thì đều bị loại bỏ. Ví dụ: Trước đây, tiếng Việt có những từ như: mựa (chớ), sá (nên), nữa (hơn), tác (tuổi), chiền (chùa)... hoặc những từ như: thái y, thái giám,... quả thực, nông hội, khổ chủ... thế nhưng ngày nay, trong đời sống giao tiếp thường nhật, chúng gần như vắng bóng hẳn, hoặc hoàn toàn không còn nữa. 2. Nguyên nhân làm cho một từ rơi rụng đi, có thể trong ngôn ngữ; nhưng cũng có thể là những nguyên nhân ngoài ngôn ngữ. 2.a. Nguyên nhân trong ngôn ngữ cơ bản là do sự tranh chấp về giá trị và vị trí sử dụng. Sự va chạm bởi quan hệ đồng âm hoặc đồng nghĩa đã dẫn tới tình trạng tranh chấp đó. Sự va chạm trong quan hệ đồng âm giữa hai từ A và B không phải bao giờ cũng làm cho một từ phải "ra đi". Chỉ trong một số ít trường hợp, khi cả hai cùng hiện diện được trong ngữ cảnh và gây nên tình trạng lộn xộn, gây mơ hồ hoặc hiểu lầm thì lúc đó một trong hai từ mới bị triệt thoái. Ví dụ: Trong tiếng Anh có từ leten
  2. (cho phép) và letten (cản trở, vướng). Cả hai từ này đều biến đổi thành let và đồng âm với nhau. Trong một số hoàn cảnh, chúng gây nên những hiểu lầm. Từ let (cản trở, vướng) nay đã biến mất khỏi đời sống giao tiếp thông thường và chỉ còn để lại bóng dáng của mình trong một số lối nói chuyên môn hoá của môn thể thao quần vợt và môn luật học mà thôi. Va chạm về đồng nghĩa là khả năng thường gặp trong rất nhiều trường hợp. Nếu A và B đồng nghĩa với nhau và mỗi từ không có một giá trị, phẩm chất riêng, khác biệt nhau thì một trong hai từ đó sẽ dần dần bị rơi rụng. Ngoài ra, nếu A và B như nhau về mọi mặt nhưng một trong hai từ đó lại có những khó khăn trong sử dụng chẳng hạn, thì nó cũng dần dà bị lãng quên. Tình trạng của các cặp từ tiếng Việt: tác = tuổi, chác = đổi, chiền = chùa, han = hỏi; gìn = giữ... đều là những từ như vậy. Khi có tranh chấp và một từ bị rơi rụng thì có thể nó “một đi không trở lại”. Đó là những trường hợp như các từ của tiếng Việt xưa: mựa (chớ); bui (chỉ); nhẫn (tới); phen (so bì); tua (nên); khứng (chịu); khóng khảy (vui mừng); thửa ([giới từ])... Ngược lại, cũng có khi nó còn để lại tàn dư của mình trong từ vựng hiện đại mà ngày nay ta khó hoặc rất khó nhận ra. Chẳng hạn tiếng Việt xưa có các từ như: đòi (theo), chiền (chùa), tác (tuổi), han (hỏi), nữa (hơn), âu (lo), chác (đổi), ngặt (nghèo),... Trong từ vựng tiếng Việt ngày nay, chúng không còn tư cách là từ nữa,
  3. mà chỉ còn để lại dấu vết của mình trong các từ theo đòi, chùa chiền, tuổi tác, hỏi han, hơn nữa, lo âu, đổi chác, ngặt nghèo,... mà thôi. 2.b. Nguyên nhân trong ngôn ngữ thứ hai là sự biến đổi ngữ âm. Trong quá trình diễn biến của ngôn ngữ nói chung và từ vựng nói riêng, bộ mặt ngữ âm của một từ có thể biến đổi đến nối khác lạ hẳn với dạng vốn có ban đầu. Kết cục là dạng cũ của từ bị mất đi bởi vì dạng mới hình thành về sau đã thay thế vào chỗ của nó. Các từ: mấy > với; hoà > và; liễn > lẫn; phen > sánh; mlời > lời... của tiếng Việt đã bị rụng đi bởi nguyên do biến đổi ngữ âm như thế. 2.c. Một nguyên nhân trong ngôn ngữ nữa là sự rút gọn từ. Nếu một từ nào đó lại có dạng rút gọn của mình thì thông thường, dạng nguyên ban đầu dần dần nhường chỗ cho dạng rút gọn. Điều này được định luật Zipf ủng hộ. Zipf đã chứng minh rằng trong ngôn ngữ, những từ thông dụng thường có xu hướng ngắn hơn những từ không thông dụng. Ví dụ: Tiếng Anh hiện nay đã rút ngắn các từ refrigerator, televison, aeroplane thành fridge, TV, plane và chúng được dùng phổ biến hơn. Trong tiếng Việt, ta cũng có thể thấy hàng loạt trường hợp tương tự như vậy: Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết → Liên Xô; Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội → Việt Minh; vô tuyến truyền hình → vô tuyến...
  4. Tuy nhiên, dù có kích thước dài nhưng không phải từ nào cũng rút gọn được, nhất là đối với những từ phổ biến, được dùng với tần số cao. Khi đó ta thường không gặp dạng rút gọn của nó thay thế cho nó, mà có thể gặp một từ khác ngắn hơn thay thế cho nó. Chẳng hạn, tiếng Anh đã dùng pram (cái xe nôi – dạng rút gọn của từ perambulator) thay thế cho baby carriage và đang ưa dùng car hơn là automobile.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2